Tản mạn về tiến sĩ Kissinger và…
HIẾU TÂN
Tiến
sĩ Kissinger “nhà tư tưởng chiến lược
không ai sánh kịp” như tờ Newsweek tán dương[1]
mới ra một cuốn sách “Về Trung Hoa”. Mặc dù gọi là “tận dụng những nghiên cứu
gần đây soi sáng phía Trung Hoa của câu chuyện.” nhưng Tiến sĩ Kissinger chưa
làm được gì nhiều hơn là kể lại những câu chuyện cũ, có niên đại cách nay 4
thập kỷ. Những chuyện như Mao học hỏi từ những chiến
lược Trung Hoa cổ, theo lời khuyên của “tổ tiên chúng ta”( liên kết với nước xa
để đánh nước gần)… Mao tôn vinh Tần Thủy Hoàng… Mao có cùng giả định với các
lãnh đạo Trung Hoa trước cách mạng (Kể cả Từ Hy Thái hậu - HT) rằng Trung Hoa
không giống với các nước khác.. nó là Trung Quốc,“ thì từ lâu cả bàn đân thiên
hạ đã biết rồi, không phải là phát kiến mới mẻ gì của ngài tiến sĩ. Còn câu
chuyện về nỗi lo sợ bị bao vây của
Mao, thì chắc chẳng cần đến “những nghiên cứu gần đây” người ta mới biết nó có ý nghĩa gì vào
lúc này. Tác giả trên Newsweek cho rằng “những quan sát thấu đáo sâu xa nhất là
về tâm lý.” Nhưng những nhận xét có thể là rất chính xác vào thập kỉ thứ tám
của thế kỷ trước có thể là rất lạc lõng vào thập kỷ thứ hai của thế kỷ này.
Nhìn vào tâm thế và thực lực của Trung Hoa ngày nay mà bảo rằng nó vẫn sợ bị bao vây ư? Nếu ngài tiến sĩ không
đùa – tôi chắc là không – thì chúng ta đâm ra nghĩ ngợi về tốc độ tư duy của bộ
óc ở tuổi tám mươi. Bởi vì bài học ấy đưa ra đây hôm nay phỏng có ích gì?
Sau bốn thập kỷ, những thay đổi của Trung Hoa
và tương quan của nó với phần còn lại của thế giới đã vượt sức tưởng tượng của
nhiều người, trong đó có tiến sĩ Kissinger. Bởi vậy càng nên lưu ý là những
nhận định của một bộ óc sáng suốt như Kissinger là có thời hiệu. Nhưng không
phải lúc này, khi tiềm lực kinh tế và quân sự của Trung Hoa đã mạnh, mà ngay
thời đó, khi Trung Hoa còn đang là một nước ốm yếu và suy sụp, cô độc và mang
ám ảnh bị bao vây, nó vẫn thật sự đáng gờm. Nó có một sức mạnh, không biết tiến
sĩ Kissinger có nhìn ra không, tiềm ẩn ở chỗ này: “Chúng ta có thể mất hơn 300 triệu người. Thế thì sao? Chiến tranh là
chiến tranh.” Đó là sức mạnh của những kẻ lái máy bay lao vào tòa Tháp
Đôi. Nhưng, tất nhiên, ngay cả điều đó
nữa cũng phải bị thời gian làm cho thay đổi.
Đây
là bài học mà tiến sĩ Kissinger rút ra cách đây bốn thập kỷ, và không có dấu
hiệu gì cho thấy hôm nay
ông tiến sĩ có cách nhìn nào khác: “Các quan niệm phương Tây về quyền con người và các quyền cá nhân là
không thể chuyển dịch được.. sang một nền văn minh đã nhiều nghìn năm định hình
xung quanh những quan niệm khác. Cũng như nỗi sợ những hỗn loạn chính trị từ
nhiều đời nay không thể bị gạt bỏ như những sự lỗi thời không thích hợp chỉ cần
được chỉnh sửa bằng khai sáng của phương Tây.”
Đây
là một lầm lẫn khá lớn, thưa ông tiến sĩ, của những người phương Tây như ông, với ý cao ngạo ngầm, luôn tưởng rằng những giá
trị toàn nhân loại ấy là của riêng, là đặc sản của phương Tây, mà đặt vấn đề chuyển dịch nó sang một nền văn minh
khác. Ít ra thì nó, cách nhìn ấy, cũng đi ngược lại tinh thần của Tuyên ngôn
Phổ quát về các Quyền con người của Liên Hiệp Quốc năm1948, xác nhận rằng những
quyền đó là những quyền phổ quát (universal); Tuyên ngôn này được ký bởi nhiều
nước, không chỉ Phương Tây[2]. Những giá trị ấy là những phép thử tại những
bước ngoặt của lịch sử loài người, cho biết xã hội đã ra khỏi dã man để bước
vào văn minh chưa. Đó là con đường phổ biến mà các dân tộc kẻ trước người sau,
trước sau gì rồi cũng đi và đến. Thiết nghĩ những sinh viên hy sinh thân mình ở
Thiên An Môn hơn hai chục năm trước cũng đã góp phần phản biện ông tiến sĩ
phương Tây, nhưng chắc ông không thấy.
Việc
tránh một cuộc “đọ kiếm thế kỷ” mà những cái đầu nóng ở Trung Hoa đang kêu gào,
dĩ nhiên là rất nên. “Kissinger vẫn còn
hy vọng rằng những người có cái đầu điềm tĩnh hơn sẽ chiếm ưu thế ở Bắc Kinh.”
Vâng, một hy vọng tốt lành, ông hãy cho chúng tôi cùng hy vọng với, để có cái
nhìn lạc quan hơn về thời cuộc. Chúng tôi cũng nghĩ rằng ở Bắc Kinh có những
cái đầu lãnh đạo thật sự mong muốn ổn
định và hợp tác thay vì đối đầu và chèn ép, ức hiếp (thói thường của kẻ mạnh mà
ác); nhưng những cái đầu điềm tĩnh ấy có
chiếm ưu thế không thì còn phải nhìn xem (“wait and see!”) Vậy hy vọng chỉ nên là hy vọng thôi nhé, chúng tôi
tự nhủ, nếu lấy hy vọng để thay cho cái nhìn thực tế vào tình hình thực tế thì sẽ là sai lầm khó cứu vãn đấy.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét