HIẾU
TÂN tổng hợp
Nhà văn và nhà nghiên cứu Argentina
Riardo Piglia đã đoạt giải thưởng văn học Romulo Gallegos lần thứ 18 cho cuốn tiểu thuyết Đêm trắng (Blanco
Nocturno) Trị giá giải thưởng hai năm một lần này là 100.000
USD. Đây là gải thưởng văn học danh giá nhất Mỹ La tin, được chính phủ
Venezuela lập ra năm 1964 để vinh danh nhà tiểu thuyết Romulo
Gallegos; người được coi là nhà văn Venezuela có ảnh hưởng nhất
trong thế kỷ 20. Nhà văn đã quá cố cũng từng làm Tổng thống Venezuela.
Với giải thưởng này, Piglia đã gia
nhập danh sách dài và đầyuy tín của các nhà văn Mỹ Latin đã được nhận giải
thưởng này, trong đó có các nhà văn Mexico Carlos Fuentes và Elena
Poniatowska, nhà văn Peru Mario Vargas Llosa, nhà văn Colombia giải Nobel văn
học Gabriel Garcia Marquez, Abel Posse và Mempo Giardinelli của Argentina.
Bình luận về tiểu thuyết của mình Piglia nói: Cuốn tiểu thuyết này dựa
trên lịch sử gia đình cha tôi. Ông nội tôi tham gia chiến tranh và đã chịu
trách nhiệm về một nhà ga xe lửa và một thị trấn được xây xung quanh nhà ga
này. Một trong những người anh em họ của tôi, mà tôi đã biết khi còn bé, đã chế
tạo những đồ chơi cơ khí rất tuyệt. Nhà máy của anh ấy đã chứng kiến hàng loạt
những thảm họa và bi kịch. Cuốn truyện xoay quanh tính cách của anh: tính cách
của Luca. Tính cách của Luca là quan trọng đối với tôi bởi vì nó gần như một
thiên anh hùng ca. Cuốn tiểu thuyết mở đầu bằng sự đan xen nhiều âm mưu đang
bao phủ thành phố, những âm mưu không bao giờ được nói ra. Nhưng ký ức của tuổi
thơ tôi về Bolivar vẫn còn mãi trong tôi.
AlowaisnetTiểu sử sơ lược
Ricardo Piglia, sinh ngày 24 tháng
11 năm 1941ở Adrogué, được công nhận là một trong những nhà văn đương đại kiệt
xuất nhất của Mỹ Latin. Tiểu thuyết của ông đã được dịch ra các thứ tiếng Anh,
Pháp, Đức, Ý và Bồ Đào Nha. Hai trong số sách của ông (Nombre falso và Plata quemada) đã tạo hứng
cho các bộ phim. Cuốn tiểu thuyết của ông Thành
phố vắng mặt (La ciudad ausente) được dựng thành opera ở Nhà hát lớn
của Buenos Aires,
với âm nhạc của Gerardo Gandini. Ông đã nhận giải Casa de las Américas cho cuốn
Xâm lược (La invasión), giải
Boris Vian cho cuốn Hô hấp nhân tạo (Respiración
artificial), giải thưởng Quốc gia (Nacional Prize) cho cuốn Thành phố vắng mặt (La ciudad ausente),
giải Planeta cho cuốn (Plata quemada) và (Premio Iberoamericano de las
Letras José Donoso.)
Giáo sư Piglia dạy văn học Mỹ tiếng
Tây Ban Nha, đặc biệt chú trọng vào lịch sử tri thức và văn hóa thế kỷ 19 và
20, trong Rio de Plata. Hứng thú với lý thuyết văn học và lý thuyết tiểu thuyết
ông đã có những seminar về Sarmiento, Onetti, Borges, Arlt, Puig, cũng như về
"Hư cấu hoang tưởng. Thể loại trinh thám ở Mỹ Latin" và "Chất
thơ trong tiểu thuyết Mỹ Latin". Ông hiện nay đang giữ chức giáo sư Walter
S. Carpenter về Ngôn ngữ, Văn học và Văn minh của Tây Ban Nha.
Ông đã viết nhiều về các tác giả
Arlt, Sarmiento, Borges, Macedonio Fernández, và về chất thơ trong truyện kể.
Một trong những cuốn sách mới đây của ông, Formas breves, được trao giải
cho tiểu luận văn học hay nhất được xuất bản ở Tây Ban Nha.
BÌNH LUẬN
Thành phố vắng mặt
Tiểu thuyết của
Ricardo Piglia
Những hồi ức đề nặng
…Cuốn tiểu thuyết Thành phố vắng mặt
của nhà văn Argentine Ricardo Piglia phản ánh sự phục hồi quá khứ như một điều
kiện tiên quyết cho sự hàn gắn những vết thương của đất nước. Nếu các nước
hậu-độctài có thể chuyển sang dân chủ, thì các công dân của nó phải đối mặt với
quá khứ. Việc phủ nhận các chấn thương của đất nước là làm cho chuyên chế bạo
ngược kéo dài thêm mãi. Tập hợp lại, những mẩu chuyện rời rạc trong tiểu thuyết
của Piglia có thể được coi như những ẩn dụ của quá trình hồi phục một lịch sử
bị đè nén. Hình tượng trung tâm của cuốn tiểu thuyết là Elena, một chiếc máy
giống cái tạo trách nhiệm cho việc hòa hợp lại những chia rẽ của Argentine
trong quá khứ và làm cho việc hàn gắn trở thành có thể.
Irene Wirshing – Đại học Miami Dade
Latin American Perspectives
..Được hoan nghênh rộng rãi trong
khắp các nước Mỹ Latin sau khi phát hành năm 1992, Thành phố Vắng mặt có hình
thức một tiểu thuyết trinh thám viễn tưởng. Tuy nhiên ở đoạn cuối, nó là một
mặc tưởng về bản chất của các chế độ toàn trị, về việc chuyển sang nền dân chủ
sau khi kết liễu những chế độ như thế, và về sức mạnh của ngôn ngữ trong sáng
tạo và định hình hiện thực, Ricardo Piglia kết hợp thương hiệu thẩm mĩ tiên
phong của ông với sự sắc sảo văn hóa và sự sáng suốt chính trị, thành các điều
kiện lịch sử và đương đại của Argentine trong tác phẩm thú vị và táo bạo dựa
trên các khái niệm này.
Cuốn tiểu thuyết dõi theo bước chân
của Junior, phóng viên của một tờ nhật báo khi anh cố gắng xác định vị trí của
một chiếc máy bí mật chứa trí tuệ và ký ức của một phụ nữ tên là Elena. Trong
khi Elena đưa ra những câu chuyện phản ánh những sự kiện có thật ở Argentina,
thì cảnh sát tìm cách phá hủy cô vì những phát giác về những hành động tàn ác
mà cô (cỗ máy) đang phổ biến qua những văn bản và những băng ghi âm. Bằng cách
ấy cuốn sách mô tả cuộc chạy đua để khôi phục lịch sử và ký ức của một thành
phố và một đất nước, nơi mà lịch sử phần lớn đã bị xóa sạch bởi sự đàn áp của
cảnh sát. Câu chuyện kể (một mặt là chuyện trinh thám, mặt khác là một cái gì
đó được nhân lên nhiều hơn khi chúng giao nhau, giống như các đường phố và các
đại lộ của bản thân Buenos Aires.
Đây là quyển thứ hai trong số tiểu
thuyết của Piglia được Đại học Duke dịch (cuốn thứ nhất là Hô hấp Nhân tạo) cuốn này tiếp tục cuộc điều tra của tác giả để
miêu tả những hành động bất lương và những sự tàn ác đặc trưng cho các chế độ
độc tài cũng như những khó khăn gắn liều với việc thực hiện chuyển đổi sang dân
chủ. Sergio dịch và giới thiệu, có lời bạt của tác giả.
Bookfinder4u
Sarmiento, Domingo Faustino – trích
Tiểu luận của Ricardo Piglia (1994)
[Trong
tiểu luận này, Piglia thừa nhận rằng Sarmiento đóng một vai trò then chốt trong
sự phát triển của văn học Mỹ Latin và rằng những tác phẩm của ông phản ánh
những thay đổi trong đất nước đang trỗi dậy này]
Nói về Sarmiento là nói về việc không thể làm một nhà văn Argentina trong
thế kỷ 19. Vấn đề thứ nhất: người ta phải hình dung bên trong sự không thể này
cái tình trạng của một nền văn học không có tự do tự chủ, chính trị xâm nhập
vào mọi thứ, không có khoảng trống nào, các chức năng bị trộn nhào, người ta
không thể chỉ là một tác giả. Điều quan tâm thứ hai: rằng một tác phẩm vô song
đã được viết ra trong chính tình trạng “không thể” ấy. Sarmiento đã có thể viết một số tác phẩm hay nhất
trong văn học Argentina
bởi vì là một nhà văn là điều không thể…
Nguồn:
http://www.alowaisnet.org/en/news/ricardopiglia.aspxhttp://lap.sagepub.com/content/36/5/108.abstract
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét