Thứ Hai, 23 tháng 7, 2012

Ngôi nhà ma ám


Virginia Woolf



Adeline Virginia Woolf ( 25/1/1882 – 28/3/1941): nhà văn Anh, được coi là một trong những gương mặt nổi bật nhất của trào lưu hiện đại chủ nghĩa trong văn học thế kỷ 20.
Trong thời gian giữa hai cuộc đại chiến, Woolf là một gương mặt quan trọng nhất trong giới văn học London và là thành viên Nhóm Bloomsbury. Những tác phẩm nổi tiếng nhất của bà gồm có các cuốn tiểu thuyết  Bà Dalloway (1925), Tới Ngọn Hải đăng (1927) và Orlando (1928), và cuốn tiểu luận dài Một căn phòng riêng (1929), với  phát biểu nổi tiếng "Một phụ nữ muốn viết tiểu thuyết thì phải có tiền và một căn phòng của riêng mình."


Ngôi nhà ma ám

HIẾU TÂN dịch

Dù thức dậy vào bất cứ giờ nào thì cũng vẫn cứ có một cánh cửa đang đóng lại. Họ đi từ phòng này sang phòng khác,  tay trong tay, nâng chỗ này, mở chỗ kia, chắc chắn là một cặp vợ chồng ma.
“Chúng mình bỏ nó ở đây,” nàng nói. Và chàng thêm. “Ô, nhưng đồ dùng đây này” “Nó ở trên gác” nàng lầm rầm. “Và ở trong vườn,” chàng thì thào. “Khẽ thôi,” cả hai cùng nói, “kẻo làm chúng nó thức giấc.”
Nhưng các vị không làm chúng tôi thức dậy đâu.

BẮN MỘT CON VOI


George Orwell






Eric Arthur Blair (25/6/1903 - 21/1/1950), nổi tiếng với bút danh George Orwell, là một nhà văn và nhà báo người Anh. Được biết đến như một tiểu thuyết gia, một nhà phê bình, một nhà bình luận về văn hóa, Orwell là một trong những ngòi bút tiếng Anh được hâm mộ nhất ở thế kỷ 20. Các tác phẩm của ông nổi bật về sự trong sáng, thông minh và sắc sảo, ý thức về những bất công xã hội, chống chủ nghĩa toàn trị và tin vào chủ nghĩa xã hội dân chủ. Hai tác phẩm nổi tiếng nhất của ông được xuất bản vào lúc cuối đời, cuốn tiểu thuyết phản-khôngtưởng “Một chín tám tư” (Nineteen Eighty-Four) và tiểu thuyết phúng dụ “Trại súc vật” (Animal Farm).



BẮN MỘT CON VOI

HIẾU TÂN dịch

Ở Moulmein, miền Hạ Burma (Miến Điện) tôi bị rất nhiều người ghét – đó là thời gian duy nhất trong đời tôi mà tôi đủ tầm quan trọng để cho chuyện đó xảy ra với tôi. Tôi là một sĩ quan cảnh sát của một tiểu khu trong thành phố, ở đó cái cảm giác ghét Tây rất vu vơ và nhỏ mọn đặc biệt gay gắt. Không ai đủ can đảm dấy lên một cuộc nổi loạn, nhưng nếu có một người đàn bà Âu đi qua chợ một mình thì thế nào cũng có kẻ nhổ nước quết trầu lên váy bà ta.

Thứ Tư, 4 tháng 7, 2012

Thảm hoạ hạt nhân Nhật bản




1. Chernobyl Nhật Bản
2. Thảm hoạ ở Nhật Bản làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu
3. Rủi ro hạt nhân
4. Thảm hoạ hạt nhân ghê rợn ở Nhật Bản nguy hiểm đến mức nào?
5. Định mệnh Tokyo: Can đảm đối mặt với thảm họa

Chernobyl Nhật Bản
Fukushima Đánh dấu Kết thúc Kỷ nguyên Hạt nhân 

Ban Biên tập SPIEGEL.14/3/2011
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,750773-4,00.htmlhttp://www.spiegel.de/international 518,750773-4,00.htm/world/0,1

Ảnh AFP/ NHK 

Nhật Bản vẫn còn đang quay cuồng trong trận động đất lớn nhất từng biết, thì một vụ nổ ở nhà máy điện hạt nhân Fukushima hôm thứ Bẩy, tiêp theo là một giây thảm họa vào hôm thứ Hai. Mặc dù chính phủ bảo đảm, vẫn có một nỗi lo sợ về một Chernobyl khác. Tai nạn này đã làm bật lên một cuộc tranh cãi chính trị sôi sục ở Đức, và trông có vẻ như chấm dứt giấc mơ về năng lượng hạt nhân rẻ và an toàn.