Soren Kierkegaard (1813-1855)
Hiếu Tân dịch
Đề cương
Đề cương
1. CUỘC ĐỜI
(1813-55)
1-a. Cha và Con: nỗi buồn truyền kiếp
1-b. Regina Olsen: Sự hy sinh của tình yêu
1-c. Bậc thầy châm biếm và sự cám dỗ của viết
1-d. “Trước tác” : từ Sầu muộn đến Hài hước
1-e. “Trước tác thứ hai”: tự hy sinh, Tình yêu, Tuyệt vọng, và Chúa-Người
1-f. Công kích Giáo hội Bình dân Đan mạch
1-a. Cha và Con: nỗi buồn truyền kiếp
1-b. Regina Olsen: Sự hy sinh của tình yêu
1-c. Bậc thầy châm biếm và sự cám dỗ của viết
1-d. “Trước tác” : từ Sầu muộn đến Hài hước
1-e. “Trước tác thứ hai”: tự hy sinh, Tình yêu, Tuyệt vọng, và Chúa-Người
1-f. Công kích Giáo hội Bình dân Đan mạch
2. TRƯỚC TÁC THẨM MỸ
2-a. Về quan niệm châm biếm và Either/Or
2-b. Sợ hãi và run rẩy & Mô phỏng
2-c. Các đoản văn triết học. Khái niệm Lo âu. Các Lời nói đầu
2-d. Các khung cảnh trong Lối sống và Tái bút
Kết luận phi khoa học2-a. Về quan niệm châm biếm và Either/Or
2-b. Sợ hãi và run rẩy & Mô phỏng
2-c. Các đoản văn triết học. Khái niệm Lo âu. Các Lời nói đầu
3. CÁC DIỄN VĂN KHAI TRÍ
3-a. Các diễn văn thuyết giáo, tranh biện và khai trí
3-b. Truyền thông trực tiếp và gián tiếp
3-c. Cá nhân đơn độc ấy, người đọc của tôi
4-b. Anti- Climacus
4-c. Công kích Nhà thờ
3-a. Các diễn văn thuyết giáo, tranh biện và khai trí
3-b. Truyền thông trực tiếp và gián tiếp
3-c. Cá nhân đơn độc ấy, người đọc của tôi
4. TRƯỚC TÁC THỨ
HAI
4-a. Các tác phẩm về tình yêu4-b. Anti- Climacus
4-c. Công kích Nhà thờ
1-a. Cha và Con: nỗi buồn truyền
kiếp
Søren Aabye Kierkegaard sinh ở Copenhagen
5/5/1813. Ông là con thứ 7, út, một ngườì buôn hàng dệt kim giàu có, Michael
Pedersen Kierkegaard và Ane Sørensdatter Lund, một người hầu cũ trong gia đinh
người bà con xa của Michael. Đó là cuộc hôn nhân thứ hai của Michael, diễn ra
một năm sau cái chết của vợ đầu và bốn tháng trước khi Ane có mang lần
đầu tiên. Michael là con người vô cùng sầu não, sùng đạo một cách cứng rắn và
mang gánh nặng tội lỗi , mà ông áp đặt cho lũ con. S.K. luôn luôn than phiền rằng
ông chưa bao giờ có tuổi thơ tự nhiên thảnh thơi, mà “sinh ra đã già
rồi”.Khi còn là một đứa trẻ chăn cừu chết đói chết khát trên đỉnh Jutland, MK
đã từng nguyền rủa Chúa. Tên lót của ông xuất phát từ sự việc gia đình đã giao
kèo với mục sư của giáo khu giao một nông trại (Gaard) của nhà thờ (Kirke)cho
gia đình sử dụng. Cái tên Kirkegaard (trong cách đánh vần cũ Kierkegaard)
thường có nghĩa thông dụng hơn là ‘Sân nhà thờ’, hay ‘nghĩa địa’ . Cái cảm giác
bạc phận hay chết hình như lơ lửng trên Michael Kierkegaard
trong suốt 82 năm của đời ông. Mặc dầu vận may về vật chất của ông sớm xoay
chuyển một cách đột ngột, ông vẫn tin rằng ông đã đem lại tai ương cho gia đình
mình, và rằng tất cả con ông sẽ bạc phận phải chết vào tuổi mà Jesus Christ
(33) đã chết. Trong số bẩy con của Michael, chỉ có Peter Christian và Søren
Aabye là sống qua tuổi ấy.
Năm lên 12 MK chuyển lên Copenhagen đi làm thuê
cho chú trong nghề buôn vải. MK trở thành một tay buôn sành sỏi và 24 tuổi đã
có cơ nghiệp riêng rất phát đạt. Sau đó anh thừa kế sản nghiệp của chú và tăng
tài sản của mình lên bằng một số đầu tư khôn ngoan trong tình trạng phá sản năm
1813 ( cái năm như sau này Soren nhắc đến, nhiều tiền giả đưa vào lưu thông) MK
nghỉ buôn bán lúc còn trẻ và đi vào nghiên cứu thần học, triết học và văn học.
Ông để lại cho các con còn sống không chỉ của cải vật chất, mà còn trí thông
minh sắc sảo cực kỳ, một cảm thức bí hiểm về tội lỗi , và một gánh nặng trĩu
sầu não khôn nguôi.
Mặc dầu cha giàu có, Soren được nuôi dạy khá
nghiêm khắc. Ông nổi bật trong trường học về áo quần sơ sài cổ lỗ và dáng người
mảnh khảnh. Ông học cách tránh sự trêu chọc của bạn bè chỉ bằng cách mài sắc sự
châm biếm cay độc và sự phê phán khôn ngoan những mặt yếu về tâm lý của người
khác. Ông được vào học ở trong một trong những trường tốt nhất Copenhagen
‘The School of Civic Virtue’ nhận một học vấn cổ điển. Ở trường này, môn Latin
được dành thời gian nhiều hơn hai lần bất kỳ môn nào khác, và Soren tỏ ra xuất
sắc nhất trong môn Latin và lịch sử, mặc dầu theo các bạn cùng lớp thì anh phải
đánh vật với môn luận tiếng Đan mạch . Điều đó sau này trở thành vấn đề thật
sự, khi ông cố gắng một cách vô vọng len chân vào sân khấu văn chương Đan mạch
để làm một nhà văn. Những ấn phẩm đầu tiên của ông đặc trưng bằng những cấu
trúc Đức ngữ phức tạp và sử dụng các mệnh đề Latin một cách thừa thãi. Nhưng
dần dần ông trở thành bậc thầy về tiếng mẹ đẻ, cùng với Hans Christian
Andersen,ông là một trong hai phong cách Đan mạch lớn nhất của thời đại mình.
Cha của Kierkegaard luôn có mặt trong “Trước
tác”(các tác phẩm thuộc quyền tác giả của Kierkegaard). Ông xuất hiện trong
những câu chuyện kể về đức hy sịnh, về nỗi sầu não và cảm thức tội lỗi được
thừa kế, như một nguyên mẫu trưởng lão, thậm chí có cả dấu ấn biên tập rõ rệt
của người cha trong những luận văn thời kỳ đầu. Ngược lại, mẹ của
Kierkegaard không hề được nhắc đến trong bất kỳ bài viết nào- ngay cả trong tờ
báo của ông vào ngày bà chết. Dầu vậy, tiếng mẹ đẻ của ông có mặt khắp nơi. Nếu
chúng ta liên kết sự kiện này với nhận xét trong “Viết tiếp kết luận phi khoa
học ” (1946) “một người có mặt khắp nơi có thể được nhận thấy một cách chính
xác trong trạng thái vô hình” chúng ta có thể suy ra rằng mẹ ông thậm chí còn
hiện diện nhiều hơn cha ông, tràn ngập tất cả ngoại trừ những đoạn ngoại văn
chen vào nội dung. Nhưng dù suy luận ấy có thực chất hay không, sự thiếu vắng
hình ảnh của người mẹ và việc đối xử với phụ nữ nói chung chứng tỏ Kierkegaard
có khúc mắc trong quan hệ với giới nữ.
1-b. Regina Olsen: Sự hy sinh của tình yêu
Søren dấn mình vào nghiên cứu thần học nhưng
chẳng bao lâu sau ông mở rộng nghiên cứu sang triết học và văn chương. Ông khởi
đầu khá rời rạc và tận hưởng một thời gian ăn chơi phóng đãng thậm chí khao khát
dáng vẻ của một tay công tử bột. Ông nợ nần liên miên, buộc bố phải trả , nhưng
dần dần quyết tâm tu chí học hành khi bố chết vào năm 1838. Hình như số phận đã
trù định cho ông cuộc sống của một mục sư ở nhà thờ Bình dân Đan mạch.
Năm 1840, ngay trươc khi vào trường dòng Mục sư Do thái, ông đính hôn với
Regina Olsen. Cuộc đính ước này sẽ trở thành cơ sở cho một chuyện tình văn
chương lớn, mà Kierkegard quảng bá qua những ấn bản và báo chí của mình. Nó
cũng là dịp cho Kierkegard tự xác định mình về sau như một người ngoài
cuộc. Trong nhiều năm, ít nhất từ năm 1835, Kierkegard thoáng có ý tưởng
trở thành nhà văn. Tài sản được thừa hưởng của cha cho phép ông sống phong lưu
mà không cần làm lụng. Nhưng nó thật sự không đủ để chu cấp cho một người vợ,
huống hồ cả vợ với một đàn con. Hơn nữa Kierkegard còn che giấu một bí
mật kín bưng, khá tăm tối và riêng tư, mà ông coi mình có bổn phận phải
thổ lộ với vợ, nhưng không đủ can đảm. Bí mật ấy là sự cấm dục, một căn bệnh
tình dục di truyền, một nỗi buồn đau bẩm sinh, chứng cuồng vọng đầy tự cao tự
đại trở thành một nhà văn, hay cái gì khác nữa, chúng ta chỉ có thể phỏng đoán.
Nhưng khi nó đã trở thành nỗi khắc khoải, hình như nó đủ khiến cho Kierkegard
thà cắt đứt đính ước hơn là bộc lộ nó với Regina. Từ đó trở đi, Kierkegard
thường dùng từ ‘hôn nhân’ như một mỹ từ để chỉ “cái chung/ phổ quát” nhất là
những đòi hỏi chung của tập tục xã hội. Tương tự, một nhiệm vụ hay nhu cầu luôn
luôn cần biện hộ trở thành một “biệt lệ/ cái riêng”. Phep biện chứng lắt léo
của “cái chung” và “cái riêng”, được trình bày dưới dạng sự hy sinh tình yêu,
sau này cho ta biết nhiều về Hoặc là/ sự nhắc lại/ Sợ hãi và Run rẩy /Lời
mở đầu/ và Những chặng đường đời. Một cảnh làm nền cho phép mỹ từ
gọi hôn nhân là phổ quát thường gặp là một chàng trai được “thi vị hoá” bằng
cách phá vỡ hôn ước, do đó trở thành một “biệt lệ”. Tuy nhiên, chỉ khi chàng
trai được “thi vị hoá”theo hướng tôn giáo, mới có vấn đề chàng có phải là một
“biệt lệ được biện hộ” hay không. Sự bào chữa quyết liệt của Kierkegard cho
việc phá huỷ hôn ước của chính ông như một sự hiến dâng suốt đời làm một nhà
thơ tôn giáo dưới khuynh hướng sự Ngự trị thần thánh. Để diến tả tầm quan trọng
của quan hệ với Regina trong đời mình, Kierkegard đưa vào một dòng trích từ
chương II , mục 3 trong Aeneid của Virgil, như “một phương châm
cho một phần nỗi đau khổ của đời ông” Infandum me jubes Regina
renovare dolorem ( “Hỡi Nữ hoàng [Regina], nỗi buồn mà người buộc tôi phải
sống để chịu, thực không bút nào tả xiết”)
1-c. Bậc thầy châm biếm và sự cám dỗ của viết
Trong thời kỳ đính hôn của mình, Kierkegaard vẫn
bận rộn viết luận văn Thạc sĩ Triết học: Về khái niệm châm biếm: với việc
thường xuyên tham khảo Socrat, (1841).Luận văn này sau đó tự động chuyển
thành luận án tiến sĩ (1854). Kierkegaard đã thỉnh cầu nhà vua cho viết luận
văn bằng tiếng Đan mạch, chỉ đến lần thứ ba yêu cầu đó mới được chấp thuận.
Thông thường các luận văn hàn lâm phải được viết và bảo vệ bằng tiếng Latin.
Kierkegaard được phép viết bằng tiếng Đan mạch, nhưng phải cô đọng
lại thành một loạt luận cương bằng tiếng Latin, để được bảo vệ
trước công chúng bằng tiếng Latin trước khi trao học vị. Gần như liền ngay sau
khi bảo vệ luận án của mình, Kierkegaard huỷ hôn ước với Regina. Sau đó ông đi
chuyến đầu tiên sang Berlin, trong số ít ỏi những chuyến đi ra nước ngoài (bốn
chuyến ), không kể những chuyến đi ngắn sang Thuỵ điển. Trong chuyến đầu tiên
sang Berlin này, Kierkegaard hoàn thành gần hết tập một cuốn ‘Either/Or’
( phần lớn tập hai đã được hoàn thành từ trước).
Trong suốt nửa sau của thập kỷ 1830 Kierkegaard
khao khát trở thành một thành viên trong giới văn chương lừng danh ở
Copenhagen. Giới này quây quanh J.L. Heiberg, nhà soạn kịch, triết gia,
nhà mĩ học, nhà xuất bản báo chí, và là người đứng đầu văn giới Copenhagen.
J.L. Heiberg được coi là người giới thiệu Hegel vào Đan mạch, mặc dầu trên thực
tế trước đó đã có những bài giảng về Hegel của nhà triết học Na uy Henrik
Steffens và nhiều bài khác. Tuy nhiên, việc Heiberg hoan nghênh các tác phẩm
của Hegel đã làm cho các tác phẩm này nhanh chóng được chấp nhận vào dòng chủ
lưu của đời sống trí thức Đan mạch. Vào cuối những năm 1830, chủ nghĩa Hegel đã
chiếm ưu thế trong triết học, thần học và mĩ học Copenhagen. Tất nhiên nó cũng
gặp phải một số chống đối, trong đó có các giáo sư triết học của Kierkegaard là
F.C. Sibbern và Poul Martin Møller
Một trong những môn đồ tiêu biểu của Hegel nổi tiếng nhất ở địa
phương là đàn anh của Kierkegaard,
H.L. Martensen (giáo sư thần học của trường đại
học Copenhagen , sau này là Tổng Giám mục Nhà Thờ Đan Mạch). Martensen
chỉ lớn hơn Kierkegaard năm tuổi, bị vây bọc chặt trong giới văn học
Heiberg, và đi trước ít nhất một trong những công trình nghiên cứu văn chương
ưa thích của Kierkegaard , một phân tích hình ảnh nhân vật Faust. Trong những
ghi chép của mình, như tập sự để trở thành nhà văn, Kierkegaard đã rất say mê
với ba gương mặt lớn từ thời Trung cổ, mà ông cho rằng có đầy đủ tầm cỡ tiêu
biểu cho các kiểu hình thẩm mĩ hiện đại. Đó là Don Juan, Faust, và
Wandering Jew. Họ lần lượt tiêu biểu cho nhục cảm, hoài nghi và tuyệt vọng. Ấn
phẩm của Martensen về Faust ra trước công trình văn chương non trẻ của
Kierkegaard mặc dầu sau đó công trình này dần dần được trình bày trong tập một
của Either/Or (1843).
Trong khi đó Kierkegaard tiếp tục tranh thủ
sự thừa nhận của Heiberg. Bước đột phá lớn đầu tiên là buổi thuyết trình trước
Hiệp hội Sinh viên đại học Copenhagen về đề tài tự do báo chí. Đó là đòn trả
đũa bằng châm biếm mang tính bảo thủ đánh lại một bài nói trước đó ủng hộ
những luật lệ tự do hơn đối với báo chí, là trận công kích mãnh liệt đầu
tiên của Kierkegaard trong sự nghiệp lâu dài đánh phá báo chí đại chúng, đặc
biệt trong phạm vi nó công khai ủng hộ nền dân chủ. Tuy nhiên ở thời điểm này,
hình như động cơ thúc đẩy là mong muốn bộc lộ tài năng dí dỏm và học vấn uyên
bác hơn là những động cơ chính trị. Tự do báo chí đã bị sắc lệnh năm 1788 của
vua Frederik VI phá hoại ngầm và bị đe doạ bởi đạo luật 1834 của ông ta
về kiểm duyệt toàn bộ. Hội “Vì sự sử dụng đúng quyền Tự do báo chí” được thành
lập nhằm chống lại tình hình này. Kierkegaard tiếp tục bài nói của mình
bằng một bài đăng trên báo của Heiberg, The Copenhagen Flying Post
(1836). Bài báo này được đăng dưới tên giả, rất thông minh và thanh nhã đến nỗi
nhiều người nhầm nó là bài của chính Heiberg. Nhờ nó mà ông có được thiếp mời
đến Phòng khách văn chương của Heiberg.
Kierkegaard tiếp tục những bài viết dưới
tên giả về cùng đề tài đó. Nhưng chuyên khảo đầu tiên của ông là tập nghiên cứu
70 trang về tiểu thuyết Only a Fiddler của Hans Christian Andersen. Cá
công trình này nữa cũng là một chiến lược nhằm thâm nhập vào thâm cung của giới
thượng lưu văn học Heiberg. Andersen mới nổi lên như một tài năng lớn của văn
học Đan mạch, đã xuất bản thơ, kịch và hai tiểu thuyết, được dịch hầu như tức
khắc sang tiếng Đức.Only a Fiddler là một chủ đề thân thiết với
tâm hồn Kierkegaard - thiên tài. Ý tưởng ban đầu của Andersen là
thiên tài vốn rất non yểu cần được chăm soc, nó rất dễ thất bại trước
hoàn cảnh và biến mất không để lại dấu vết. Trong một bài nghiên cứu dài bằng
quyển sách, “Từ những trang của một người còn sống” Kierkegaard bất
đồng một cách gay gắt, khăng khăng rằng tia lửa thiên tài không thể dập tắt ,
càng bị vùi dập nó chỉ càng bùng lên. Hơn nữa ông còn đưa ra một lý thuyết về
tiểu thuyết , trong đó ông khẳng định rằng một cuốn tiểu thuyết muốn xứng
đáng với sự sâu sắc đậm đà của nó, phải có hiểu biết “tầm nhìn cuộc đời” và “
diễn biến cả cuộc đời” Ông phê phán tiểu thuyết của Andersen rằng nó phụ thuộc
vào những nét ngẫu nhiên của đời tư Andersen, mà không được nâng cao lên bằng
một triết lý chín chắn về đời sống có mục đính rõ ràng.Ông so sánh tiểu thuyết
của Andersen tương phản bất lợi với một tiểu thuyết của bà Thomasine
Gyllembourg, mẹ Heiberg- cuốn “Câu chuyện đời thường”. Kierkegaard
còn quay trở lại với bà Thomasine Gyllembourg với tư cách tiểu thuyết gia,
trong tiểu luận “Hai lứa tuổi trong một bài nghiên cứu văn học” (1846) Ông cũng
viết một bài nghiên cứu về Louis, vợ Heiberg, một nữ nghệ sĩ hàng đầu của Đan
mạch, “Cuộc khủng hoảng trong đời một nữ nghệ sĩ”(1848)
1-d. “Trước tác” : từ Sầu muộn đến Hài hước
Không phải những bài trên báo của Heiberg, cũng
không phải chuyên luận về Andersen đã giữ được cho Kierkegaard chân thành viên
trong nhóm của Heiberg, mặc dầu ông chỉ lâu lâu mới đến. Với việc huỷ hôn ước
với Regina, việc hoàn thành một cuốn sách uyên bác (Khái niệm về Châm biếm),
quyết định hiến mình cho sáng tác, và các chuyến đi sang Berlin vừa để nghe các
bài giảng về Schelling (cùng với Karl Marx, Jacob Burckhardt và các danh nhân
khác ) vưà để tập trung vào công trình văn học mới của ông (Either/Or),
Kierkegaard bắt tay vào cái mà sau này hồi tưởng lại ông gọi là ‘Trước
tác’[những tác phẩm thuộc“quyền tác giả” của ông] . Cái này dần dần bao gồm tất
cả các tác phẩm “mỹ học” ẩn danh [ký bút danh], từ Either/Or ký
Victor Eremita đến ‘Concluding Unscientific Postscrip’t ký
Johannes Climacus, “Hiệu đính các Diễn từ” dưới tên chính
Kierkegaard (cho đến 1846) và “Hai Thời đại: Thời đại Cách mạng và
Thời đại hiện nay: Nghiên cứu văn học của S. Kierkegaard”). Tóm lại đó là
những tác phẩm được xuất bản trong khoảng thời gian giữa chuyến đi đầu tiên và
chuyến đi cuối cùng tới Berlin
Either/Or nổ bùng mãnh liệt giữa giới bạn đọc Copenhagen.
Ngay lập tức, nó đuợc hiểu là một sự kiện văn học lớn. Cũng có một số người coi
nó là một xì căng đan vì nó miêu tả sinh động, trong tập một, cái thẩm
mỹ ngán ngẩm, chán đời của những kẻ rong chơi thời hiện đại, lên đến cực điểm
trong “Nhật ký kẻ quyến rũ” Nhiều người trong đó có cả Heiberg coi nó là một
bản thanh toán trá hình nhẹ nhàng đối với cư xử của Kierkegaard với
Regina Olsen. Phần lớn các bài phê bình, kể cả của Heiberg tập trung vào nội
dung thô tục của tập một cuốn sách. Nhưng những bài nghiên cứu khác đọc cả hai
tập hoàn chỉnh, phát hiện ra sự hiệu đính và khuôn khổ đạo đức trong đó quan
điểm thẩm mỹ sẽ được đánh giá. Tuy vậy, bài phê bình của Heiberg xúc phạm sâu
sắc Kierkegaard đánh dấu sự thay đổi quan hệ của ông với Heiberg từ khao
khát làm thân đến phê phán quyết liệt. Sau đó trong “Trước tác” Heiberg
trở thành mục tiêu châm biếm không thương xót. Ông (Heiberg) và Martensen là
hai đại diện chính của chủ nghĩa Hegel Đan mạch, chủ nghĩa này bị công
kích nhiều lần trong “Trước tác”- đặc biệt trong “ Lời Tựa” (1844) và
trong “ Viết tiếp kết luận phi khoa học”. Đáng chú ý là trong các tác phẩm của
Kierkegaard bản thân Hegel ít bị phê phán hơn và được tán thưởng nhiều
hơn thường lệ. Chính giới trí thức thiên chúa giáo Đan mạch theo chủ nghiã
Hegel mới là đối tượng phê phán của ông.
“Trước tác” bao gồm hai loạt bài song song. Một
mặt là những tác phẩm ẩn danh, công khai đi theo quĩ đạo biện chứng của “con
đường” hiện sinh, từ mỹ học, qua đạo đức học, đến tôn giáo, lên đến tột cùng
giai đoạn nghịch lý tôn giáo của đức tin Cơ đốc. Mặc khác, là các Diễn văn
giáo dục , được xuất bản dưới tên Kierkegaard, giống như những bài thuyết
giảng về Kinh thánh, hướng vào đối tượng độc giả Cơ đốc. Các trước tác ẩn danh
bắt đầu bằng kiểu mẫu hiện sinh theo trường phái mỹ học lãng mạn Đức - những
lãng tử thị thành ưa rong chơi và châm biếm, mối bận tâm duy nhất của họ là làm
sao tránh được buồn chán và giữ được sự ưa chuộng của khán giả có trí tuệ, và
những thú vui nhục cảm. Mỉa mai thay, kẻ duy mỹ này lại bị vây bọc bởi
nỗi buồn chán. Hạnh phúc lớn nhất của anh ta là sự bất hạnh của anh ta,
như một chương trong Either/Or có tên “Kẻ bất hạnh nhất” đã kết
luận. Mặc dầu sự buồn chán được coi là tác động tiêu cực đối với hoạt
động của kẻ duy mĩ, nhưng ở một mức sâu hơn, chúng ta có thể nhận thấy nó thoát
ra từ nỗi sầu bi và thất vọng là những động lực thật sự
Là một phần trong khuôn khổ biện chứng của “Trước
tác” Kierkegaard nói còn có những trạng thái trung gian giữa các giai đoạn khác
nhau. Ông gọi chúng là “confinia” hay là những vùng biên. Giữa các giai đoạn
Thẩm mỹ và Đạo đức có vùng biên Châm biếm. Giữa Đạo đức và Tôn giáo có vùng
biên Hài hước. hài hước được định nghĩa là “Châm biếm ở mức độ mạnh mẽ hơn”
- bởi vậy nó không mang sẵn ý nghĩa riêng của nó. Nó cũng được hiểu là
trạng thái bao gồm, bao trùm của khẳng định “Cả hai/và” ( cả thẩm mỹ và đạo
đức, cả bi kịch và hài kịch) hơn là sự độc quyền đạo đức “Either/or”(hoặc
là cái này/hoặc là cái kia). Tác giả “Viết thêm kết luận phi khoa học”
Johannes Climacus tự nhận mình là một “nhà khôi hài” theo nghiã này. Mặc dầu
mục đích của ông là cung cấp cho độc giả sự thật về đạo Cơ đốc , ông vẫn luôn
luôn rút lại tất cả những gì ông đã viết trong cuốn sách đó. Nhà khôi hài tôn
giáo công nhiên vượt ra ngoài đạo đức và thẩm mỹ bằng cách chọn tôn giáo một
cách độc quyền, tuy nhiên bằng cái đức hạnh của sự lố bịch, đưa thẩm mỹ
và đạo đức trở lại trong lòng tôn giáo. [Về phương diện kinh tế tâm lý
học của mình], (trong thâm tâm) Kierkegaard dường như đã phải vật lộn đấu tranh
với nỗi buồn của mình, vừa để tống khứ nó đi vừa để đồng thời có nó. Hình như
nó đã phục vụ ông như một động cơ sán sinh ra đạo đức, nhưng cũng lại là một
nguồn khổ đau mãi mãi mà ông muốn thoát khỏi.
Trong một thời gian dài, Kierkegaard bản thân đắm
chìm trong đời sống duy mĩ đam mê lạc thú như một tác giả có ý nghĩ rằng tất cả
chỉ là cho một thời gian hữu hạn (cuộc đờì ngắn ngủi !). Ngay khi “Trước tác”
của ông hoàn thành, ông sẽ thôi viết và trở thành một mục sư nông thôn chăm soc
phần hồn của đám dân chất phác. “Trước tác” vừa là sự một quyến rũ xuất thần,
vừa là một phương tiện tự bào chữa như một sự phản đối đối với những yêu cầu
phổ biến của đạo đức xã hội. Nhưng đúng vào lúc ông hoàn thành “Trước tác”
Kierkegaard lại gây lên một đợt công kích của báo chí đối với ông, nó khiến ông
phải tiếp tục viết các tác phẩm khác để trả lời.
1-e. “Trước tác thứ hai”: tự hy sinh, Tình yêu, Tuyệt vọng, và
Chúa-Người
Kierkegaard đã gây lên một đợt công kích của tờ
báo The Corsair đối với ông. Tờ báo này do tác giả Do thái Meïr
Goldschmidt chủ biên, chuyên tấn công bằng châm biếm không thương xót các tác
giả Đan mạch đương thời. Tuy nhiêm, có lẽ do sự kính trọng của Goldschmidt đối
với ông mà Kierkegaard chưa bị đụng tới. Kierkegaard cho sự đối xử ưu ái như
vậy là một điều xúc phạm, (một phần vì tự phụ, bề ngoài có vẻ do cuộc phê bình
ông đang tiến hành về ảnh hưởng của báo chí đến công luận). Bởi vậy ông công
khai thách thức The Corsair hãy làm điều tệ hại nhất (chơi tới số!).
Và nó đã làm. Nó tung ra một loạt bài tấn công Kierkegaard về đời tư hơn là văn
chương, tập trung vào vẻ ngoài xấu xí của ông và quan hệ của ông với
Regina. Trong một bức biếm hoạ độc ác , nó vẽ ông mặc chiếc quần ống thấp ống
cao, cái lưng võng, đang cưỡi lên lưng một phụ nữ (Regina) với một chiếc gậy
trong tay. Bức biếm hoạ biến Kierkegaard thành trò cười ở Copenhagen, đến mức
ông bị chế giễu trên đường phố và phải bỏ thói quen đi dạo quanh khu phố
đông để nói chuyện với mọi người.
Thế nhưng nó đã kích động ông bắt đầu một “trước
tác thứ hai” Lần này các Diễn văn về giáo dục ký tên ông được bổ
sung bút danh Chống-Climacus. Chống-Climacus biểu hiện một quan điểm Thiên chúa
giáo lý tưởng hoá, quan điểm mà Kierkegaard thừa nhận là cao hơn khả năng ông
có thể đạt tới trong đời mình. Một số bút danh khác chỉ xuất hiện trong “trước
tác thứ hai” là Inter et Inter, tác giả của The Crisis and A Crisis in
the Life of an Actress, và "H.H." tác giả của "Two
Ethical-Religious Essays." Ngoài ra “trước tác thứ hai” bao
gồm: “Các tác phẩm của tình yêu” [Works of Love (1847)], “Ốm đau đến
chết” (Thập tử nhất sinh) [The Sickness Unto Death (1849)], “Thực
hành Giáo lý Cơ đốc” [Practice in Christianity] (1850), cũng như nhiều
Diễn văn giáo dục khác nhau , trong đó có “Các bài nói về giáo dục theo
các tinh thần khác nhau”[ Edifying Discourses in Various Spirits
(1847)], Hoa huệ trên cạnh đồng và chim chóc trên trời [The Lily of the
Field and the Bird of the Air (1849)], Ba bài nói chuyện ở nhóm đạo ngày
Thứ Sáu[ Three Discourses at the Communion on Fridays (1849)], Two
Discourses at the Communion on Fridays (1851),
Ông cũng xuất bản một tập hồi ký giải thích những
bài viết của mình cho đến thới điểm ấy “Về công việc trước tác của tôi” (ký tên
ông -1851) Ngoài ra thời gian này Kierkegaard viết nhiều tác phẩm khác nhau
nhưng ông quyết định không xuất bản. Có ý nghĩa nhất là ‘Sách về Adler’ và
‘Quan điểm về công việc trước tác của tôi’ Cuốn trươc phân tích tỉ mỉ “hiện
tượng”Adolph Adler, một mục sư Nhà thờ Bình dân Đan mạch, người tự rêu rao là
đã được khải thị. Ban quản trị Nhà thờ cho rằng ông ta phát điên và cho ông ta
nghỉ hưu. Adler đã từng dẫn đầu phái Hêgel trong những năm 1840, nhưng trong
bài của Kierkegaard ông ta kết thúc bằng cách là một “sự nhạo báng triết học
Hegel và Thời hiện đại” Kierkegaard phê phán toàn diện các bài viết của Adler
để chứng minh rằng chúng lộn xộn và thiếu vắng thiên khải. Kierkegaard chỉ cho
xuất bản một phần bổ sung của ‘Sách về Adler’: “ Sự khác nhau giữa
thiên tài và thánh tông đồ” trong “Hai tiểu luận tôn giáo đạo đức” ‘Quan
điểm về công việc trước tác của tôi’ (hồi ký) trình bày giải thích của
Kierkegaard về “trước tác” của ông . Nó có phụ đề “ Truyền thông trực tiếp:
Báo cáo với Lịch sử” Nó giải thích bằng những thuật ngữ trực tiếp phép biện
chứng của truyền thông gián tiếp, nhưng Kierkegaard không biết chắc liệu tính
trực tiếp của nó vào thời điểm ấy có đúng một cách biên chứng cho quyền tác giả
đó hay không, và ông rút lại không cho xuất bản.
“ Trước tác thứ hai” lấy lại nhiều khái niệm từ “
Trước tác thẩm mỹ” nhưng đã “biến hình” dưới ánh sáng của niềm tin Thiên
chúa giáo. Một trong những khái niệm có ý nghĩa nhất của nó là “tuyệt vọng”, đó
là một phiên bản đã biến hình của “lo âu”. Cả hai khái niệm được soi sáng bằng
đối chiếu với khái niêm “tội lỗi” và cả hai là yếu tính của biện chứng của cá
nhân. Chỉ bằng cách nhận thức được sự phụ thuộc tuyệt đối vào ân sủng của Chúa
mới có thể vượt qua được tuyệt vọng, và trở thành chính mình (một cách nghịch
lý trở thành “không là gì cả” trước Chúa Một quan niệm đã biến hình khác trong
“ Trước tác thứ hai” là “tình yêu ” Trong “Trước tác tyhẩm mỹ”, “yêu” được hiểu
theo nghĩa ngoại đạo, chủ yếu là “ái tình” hay “dục vọng” Dục vọng được
ưu tiên hơn, dựa trên sự thiếu thốn ( chúng ta chỉ muốn cái mà chúng ta không
có, theo Tiểu luận (Symposium) của Plato), và hoàn toàn có tính cách cá
nhân, cực kỳ ích kỷ. Tình yêu Thiên chúa được hiểu như một bữa tiệc hội đoàn
(agape). Nó là tự hy sinh, hướng tới người bên cạnh, (không ưu tiên cá nhân)
được nhận thức như một nghĩa vụ tinh thần hơn là một xúc cảm tâm lý, đến
như một món quà của Chúa hơn là một sự hấp dẫn giữa những con người. Hình mẫu
hoàn hảo duy nhất là nhân cách của Jesus Christ, người của Chúa. Chúng ta có
thể nhận thấy hành trình từ “tình ái” trong “Trước tác thẩm mỹ” đến “Bữa
tiệc hộiđoàn” trong “Trước tác thứ hai”, một mưu đồ cá nhân của Kierkegaard
thăng hoa ước muốn ích kỷ đối với Regina thành nghĩa vụ phổ biến tự-hy sinh để
yêu người bên cạnh. Trong quan niệm của ông điều này không ai có thể làm một
mình mà được. Nó chỉ có thể đạt được khi bữa tiệc hội đoàn được nhận thức như
một quà tặng bới ân sủng của Chúa,
1-f. Công kích Giáo hội Bình dân Đan mạch
“Trước tác” và “trước tác thứ hai” được kiểm soát
bằng phương pháp sáng tác “thông điệp gián tiếp” của Kierkegaard. Phương pháp
này vốn được Socrat và Christ truyền cảm hứng khêu gợi sự tự phán xét từ phía
độc giả để khởi động tiến trình biến hình hiện sinh nó là điều bắt buộc
của niềm tin Cơ đốc. Nó được tạo ra để làm cho độc giả thêm khó khăn trong việc
lĩnh hội văn bản một cách khách quan, và bình thản. Thay vào đó, văn bản được
gập lại bản thân nó, xếp tầng tầng lớp lớp bằng những điều bí ẩn và nghịch lý,
và được tạo ra như một tấm gương trong đó cách độc giả phán xét văn bản rốt lại
là cách tự phán xét chính mình Trong “Trước tác”, tác phâm này liên hệ
với tác phẩm khác một cách biện chứng, khiến cho độc giả phải xuyên qua một
hành trình rối rắm để đến được trước ngưỡng cửa Đức tin Thiên chúa.
Phương pháp “thông điệp gián tiếp” đòi hỏi chú ý tỉ mỉ kỹ lưỡng đến mỗi
từ, cũng như đến diễn trình biện chứng của toàn tác phẩm. Có lúc phương pháp
này dẫn Kierkegaard đến quẫn trí, và ông phải dựa vào “sự can thiệp của Nhà
đương cục” [Styrelse] để ông biết việc công bố các tác phẩm đã viết có
thích hợp hay không “ Về quan điểm đối với công việc tác giả của tôi”, “ Một
báo cáo lịch sử” và “ “Sách về Adler” không được nhà cầm quyền đóng dấu cho
phép xuất bản
Cuối cùng thì Kierkegaard bắt đầy nghĩ rằng
phương pháp sáng tác thông điệp gián tiếp và nỗi ám ảnh của ông về chi tiết ngữ
ngôn là những cám dỗ ma quỷ. Ngoài ra thời gian đang hết dần và sự can thiệp
trực tiếp, quyết định vào một số chính sách của giáo hội Đan mạch là cần thiết.
Điều này lại bị thúc đẩy bởi cái chết của Tổng Giám mục Nhà thờ Bình dân Đan
mạch, J.P. Mynster (1854) . Mynster từng là mục sư gia đình thời còn Michel
Kierkegaard, và Soren Kierkegaard luôn luôn có lòng kính trọng với ông.
Nhưng khi Tổng giám mục mới được bầu, H.L. Martensen lu loa rằng Mynster là một
chứng nhân của chân lý” thì Kierkegaard không thể kìm mình nữa. ông mở một đợt
tiến công cay độc vào thiết chế nhà thờ trong một loạt bài đăng trên tờ Tổ quốc
(Fædrelandet) và bằng một tờ báo khổ lớn tên là “khoảnh khắc”[hay văn vẻ
hơn là “Một Nháy Mắt”] (1855) và trong một loạt bài khác ngắn gọn và sắc nhọn,
trong tập “Điều Cần Nói Phải được Nói Lên”(1855) và “Chúa Jesus phán về Đạo Cơ
đốc chính thống như thế nào”(1855)
Ngày 28 tháng 9 1855 Kierkegaard đột quị trên đường phố. Vài ngày
sau ông được đưa vào Nhà thương Frederiksberg ở Copenhagen và mất ở đó ngày 11
tháng 11.
2. TRƯỚC TÁC THẨM MỸ
2-a. Về quan niệm châm biếm và Either/Or
Mặc dầu Kierkegaard dứt khoát để Về khái niệm châm
biếm ra ngoài phần trước tác, nó vẫn tác động như một lời nói đầu quan
trọng cho phần chính của tác phẩm. Theo lý thuyết về bối cảnh hiện sinh có
trong trước tác, châm biếm tác động như một “vùng giáp giới” (confinium) giữa
thẩm mỹ và đạo đức. Nhưng nó cũng có chức năng như một điểm dẫn vào thẩm mỹ.
Như Kierkegaard luận chứng trong Về khái niệm châm biếm , châm biếm là
bà đỡ cho sự ra đời của chủ thể cá nhân. Nó là một công cụ ngăn cách, nó gập
kinh nghiệm tức thời vào lại bản thân nó và tạo ra một không gian cho sự phản
tỉnh. Ở Socrates nó hiện thân như “sự phủ định vô hạn” - một sức mạnh phá tan
mọi ý kiến được thừa nhận khiến cho người đối thoại với Socrates bối rối-
và tự chịu trách nhiệm về những tư tưởng và các giá trị của chính mình. Tức là,
sự châm biếm của Socrates buộc người đối thoại với ông phải tự mình suy nghĩ,
tự tách bản thân một cách phê phán ra khỏi những niềm tin và cac giá trị hiện
thời của họ.
Mặc dầu thẩm mỹ bao gồm sự đắm mình trực tiếp
trong kinh nghiệm cảm tính, như trong trường hợp Don Juan, bức chân dung hoàn
chỉnh nhất của là về suy tư thẩm mỹ trong Tập I của Either/Or.
Faust là ví dụ đầu tiên của suy tư duy mỹ. Y đắmchìm trong suy tư buồn chán và
thèm trở về với kinh nghiệm trực tiếp. Đó là cơ sở của sự cám dỗ của y đối với
Margarete, nàng là hiện thân của tính trong trắng nguyên sơ. Ở cực đoan của nó,
kẻ duy mỹ tự xa lánh một cách kỳ cục và bất hạnh do những trục trặc về thời
gian. “Kẻ bất hạnh nhất” -một đồng vọng “ý thức bất hạnh” của Hegel- chỉ hy
vọng những gì có thể nhớ được , và chỉ nhớ những gì có thể hy vọng. Y chỉ sống
dưới hình thức khả năng và không baogiờ dưới hình thứcthực tế, và như thế không
thể tự thê hiện được mình. Tuy nhiên, bằng cách suy nghĩ tự biết, sự xoay
chuỷên thận trọng của các lối và những trung tâm điểm tuỳ hứng, sự bất hạnh này
có thể biến thành hạnh phúc lớn nhất đối với kẻ duy mỹ. Sự “vô hạn hoá”
yếu tố khả dĩ trở thành vương quốc của tự do, ở đó thậm chí những sự kiện vô vị
nhất cũng có thể được thi vị hoá bởi cảm xúc duy mỹ. Thực tại biến thành hư
không hơn là một dịp để tạo ra những khả năng suy tư, hơn là một trở ngại hay
một nhiệmvụ. Johannes kẻ quyến rũ chỉ cần nhìn thấy một gót chân thanh nhã từ
xe ngựa bước xuống là có thể tái hiện lại cả người đàn bà, giống như Cuvier tái
hiện loài khủng long chỉ bằng một mẩu xương. Tuy nhiên trong trường hợp của
Johannes thì sự dựng lại không phải là nhằm để biết cái gì là thật, mà chỉ để
tạo hứng thẩm mỹ của riêng y thôi. Nếu thực tế không trùng với những gì
Johannes mong muốn thì y sẽ dùng tay nhào nặn nó và nhào nặn chính bản thân y
cho đến khi y tạo ra được một câu chuyện làm y thoả mãn. Việc y quyến rũ
Cordelia không chỉ nhằm thoả mãn nhục dục, mà còn thoả mãn nhu cầu kể chuyện –
nàng sẽ bị sử dụng như một duyên cớ, và được nhào nặn theo cách nào mà Johannes
thấy cần thiết, để trở thành nhân vật chính của câu chuyện quyến rũ mà y đã
định trước. Nhưng sự thoát ly khỏi hiện thực ấy, tự lấy mình làm tâm điểm mà
đắm chìm trong khả năng suy tư, chính là cái mà cuốn “Về khái niệm châm biếm”
đã lên án cac nhà lãng mạn Đức đạt được bằng cách dùng thuật châm biếm.
Tập đầu của Either/Or chỉ cho chúng ta một phiên bản hoàn chỉnh hơn,
phân tích một cách sắc sảo từ quan điểm châm biếmcủa chủ nghĩa lãng mạn Đức. “Về
khái niệm châm biếm” đã biện luận cho sự cần thiết phải vượt qua sự mải mê
châm biếm- hay chỉ là khả năng –trở thành một “bậc thầy châm biếm”, để cho châm
biếm có thể được sử dụng một cách chiến lược cho các mục đích tôn giáo và đạo
đức.
Tựa đề Either/Or cho chúng ta thấy một lựa
chọn giữa thẩm mỹ và đạo đức. Tập 1 được viết theo quan điểm của kẻ duy mỹ suy
tư, kẻ đi chệch sang hướng khả năng. Mặc dầu chủ đề chính của nó là tình ái,nó
được quan niẹm một cách vịkỷ như khao khát xác thịt. Các tờ giấy chứa tập 1
được viết ad se ípum [cho bản thân ông].Những nét tài hoa sắc sảo của
nhà duy mỹ bị tự bịt kín một cách ma quái, thật trớ trêu cắt lià anh ta
ra khỏi truyền thông chân chính. Tập 2, mặtkhác, được viết bởi một quan toà,
người chủ trương minh bạch và công khai trong truyền thông. Nó được viết dưới
dạng những bức thư, như một cách biểu đạt trực tiếp nóivới tác giả duy mỹ
của tập 1. Các bức thư này tha thiết nhắc nhủ anh ta hãy nhận ra những giới hạn
của sự tự đóng kín ma quái của mình, để nhận lấy những bổn phận đạo đức đối với
người khác. Trong khi kiểu tình yêu trong tập 1 là quyến rũ, thì kiểu tình yêu
trong tập 2 là hôn nhân. Hôn nhân là một phép tu từ đối với đòi hỏi phổ qúat
của nghiã vụ công dân. Nó đòi hỏi một quan hệ cởi mở, minhbạch, thân thiết và
trung thực với người khác. Tuy nhiên phần 1 của tập 2 biện luận cho giá trị
thẩm mỹ của hôn nhân. Quan toà Wilhelm muốn thuyết phục nhà duy mỹ rằng tình
yêu đạo đức có thể so sánh được với tình yêu duy mỹ, rằng tình yêu trong hôn
nhân không loại trừ khoái cảm tình dục và tình yêu cái đẹp theo nghĩa thông
thường, mà chỉ loại trừ thói dâm dụcvị kỷ. Dâm dục là một phạm trù bị giáolý
Thiên Chúa bác bỏ. Nó gắn liền với thể xác và tâm lý con người, nhưng nó bị
loại trừ ra khỏi linh hồn, là một phạm trù Thiên Chúa xác định.
Tuy nhiên những tuyên bố của quan toà vang lên
trống rỗng. Either/Or đựơc trình bày như một cuôn sách hoàn
chỉnh, do Victor Eremita (nhà ẩn sĩ chiến thắng) biên soạn. Nó trình bày với
chúng ta sự lựa chọn dứt khoát, độc đoán, giữa thẩm mỹ và đạo đức, thế mà ông
quan toà lại cố chứng minh tính tương thích của chúng trong hôn nhân. Những lời
lẽ cuối cùng của cuốn sách không thuộc về ông quan toà, thậm chí không thuộc về
nươi biên tập ẩn danh, mà là cả một mục sư vô danh. Bài giảng đạo của ông “ Sự
Khải Huyền Nằm Trong Sự Thật Là Trong Quan Hệ Với Chúa Chúng Ta Luôn Luôn Sai”
cảnh báo độc giả về sự bất khả thoát khỏi tội lỗi thông qua đạo đức. Giả định
được cả nhà thẩm mỹ và nhà đạo đức chia xẻ là tình yêu có thể cung cấp một
phương tiện vươn tới thần thánh. Trong khi những khao khát dục tình cung cấp
một phương tiện cho nhà thẩm mỹ vươn tới một trạng thái khả năng suy tư không
bị cản trở bởi thực tế, trong đó anh ta trở thành chúa sáng thế của chính mình,
thì quan toà hình dung tình yêu đạo đức vượt lên trước tính vị kỷ duy mỹ một
cách biện chứng- theo hướng của Chúa trời.
Toàn bộ trước tác ẩn danh, từ Either/Or đến
Tái bút kết lụân phi khoa học có thể đọc như nhại lại khái niệm thang
lên trời , nờ nó mà con người có thể vươn tới thần thánh. Mô hình đầu tiên
của chiếc thang bắc lên thiên đường đó là quan niệm tình yêu [eros] của Plato
trong Tiểu luận [Symposium]. Nhưng môhình ấy bị chiếm dụng bởi nhiều nhà
văn đến sau, trong đó có Augustine và Johannes Climacus, một tăng lữ thế kỷ 6 ở
Đỉnh Sinai, ngườiviết một quyển sách nhan đề: “Thang lên trời”[Scala
Paradisi]. Kierkegaard mượn tên ông ta làm tác giả ẩn danh của mình
cho Đoản văn triết học và Tái bút kết lụân phi khoa học, nhưng là
để nhại lại (chế nhạo) cái quan niệm rằng con người có thể vươn tới thần thánh
bằng sức mạnh bản thân. Mỗi cuốn sách ẩn danh trong “trước tác” làm thành một
cử động của vận động từ người lên thần thánh, hoặc bằng thẩm mỹ siêu phàm, phẩm
cách đức hạnh, bước nhảy siêu việt của tín ngữơng tôn giáo, hay biện chứng
triết học. Nhưng trong mỗi trường hợp, vận động bề ngoài bị “rút lại”
theo cách nào đó . Rốt cụôc Kierkegaard tán thành quan điểm của Luther
rằng con người về cơbản phụ thuộc hoàn toàn vào Chúa hạ giáng xuống với chúng
ta. Con người không có nănng lực tựthân để siêu việt tính nội tại của mình, mà
hoàn toàn lệ thuộc vào ân sủng của Chúa để nối kết với cải hoá.
2-b. Sợ hãi và run rẩy & Mô phỏng
Hai cuốn sách dùng bút danh , “Run rẩy và kinh
hãi” và “Nhắc lại” được coi như biểu hiện một nấc thang cao hơn trong chiếc
thang biện chứng- tôn giáo. Nó được coi là vượt khỏi khuôn khổ thẩm mỹ và đạo
lý. “Run rẩy và kinh hãi” đặt vấn đề rõ ràng về đạo lý, “Nhắc lại” nêu khái
niệm phong trào. “Run rẩy và kinh hãi” tái tạo câu chuyện về Abraham và Isaac
trong Cựu Ước. nó cố gắng tìm hiểu về phương diện tâm lý, đạo lý và tôn giáo
Abraham đã làm gì khi tuân theo môt mệnh lệnh rõ ràng từ Chúa mà hy sinh đứa
con của mình. Nó kết luận dưt khoát rằng Abraham là một “hiệp sĩ của đức tin ”
rằng ông ta hoàn toàn chính đáng về phương diện tôn giáo trong việc “từ
bỏ đạo lý một cách có chủ đich”. đạo lý liên hệ ở đây là đức hạnh công dân mà
quan toà Vilhelm bảo vệ trong Hoặc..hoặc phù hợp với phong tục đạo đức [Sittlichkeit
] của Hêgel. Mục đích mà đạo lý bị từ bỏ là sự tuân lệnh Chúa vô điều kiện.
Nhưng một sự vâng lời như thế làm bạt lên câu hỏi khó khăn về nhận thức luận:
làm thế nào chúng ta phân biệt được tiếng gọi của Chúa với, chẳng hạn, một ảo
giác hoang tưởng. Câu trả lời gây nên nỗi sợ hãi và run rẩy là chúng ta
chỉ có thể làm như thế vì tín ngưỡng. Abraham không thể nói gì để bào chữa cho
hành động của mình- làm thế ông ta bị trả về với vương quốc của nội tại con
người, và lĩnh vực đạo lý. Sự khác nhau giữa Abraham và Agamemnon, người đã hy
sinh con gái Iphigenia của mình là Agamemnon có thể biện hộ cho hành động của ông
ta trong phạm vi đạo đức thông thường . Sự hy sinh, dù đau đớn, nhưng là điều
cần thiết cho chiến thắng của quân Hylạp chống lại Troy. Những hy sinh như thế
vì những mục đích lớn hơn các cá nhân trong cuộc, là điều có thể hiểu được đối
với xã hội thời đó. Hy sinh của Abraham không nhằm một mục đích nào cả. Nó
không thể được biện hộ về phương diện đạo đức thịnh hành , và không thể
phân biệt với việc giết người. Tính khôn tả của hành động của Abraham
được biểu lộ cả trong bút danh mà Kierkegaard dùng để công bố “Run rẩy và kinh
hãi” [viz. Johannes de silentio] Nhưng trong khi mà “Run rẩy và kinh
hãi” được coi là vượt qua khuôn khổ thẩm mỹ và đạo đức, thì tiểu đề của
nó lại là “trữ tình biện chứng”. Mặc dầu vấn đề của chủ đề là không thể nói nên
lời (khó nói) và tác giả của nó im lặng , nó vẫn tràn trề tính thẩm mỹ trong đề
tài. Nó kết thúc bằng một lời bạt , về phương diện tín ngưỡng và tình yêu
chúng ta không thể xây dựng trên những gì mà các thế hệ đi trước đã đạt đến.
Chúng ta phải bắt đầu lại từ đầu. Chúng ta không thể đơn giản “đi xa hơn”
Mô phỏng bắt đầu từ một cuộc thảo luận phân tích chuyển động của các nhà
triết học Eleat . Nó tiếp tục phân biệt hai dạng chuyển động liên quan đến nhận
thức các chân lý vĩnh cửu: hồi tưởng và mô phỏng. Hồi tưởng được hiểu theo kiểu
Plato là anamnesis -sự hồi phục một sự thật đã hiện lên trong cá
nhân, đã được tái hiện lại hay đã bị quên đi. Đó là một chuyển động về phía
sau, vì nó khôi phục lại sự thật từ trong quá khứ. Nó không thể phát hiện chân
lý vĩnh cửu mà nó đã làm quen từ trước. Ngược lại , Mô phỏng được định
nghĩa là một “hồi tưởng về phía trước”. Nó được coi là một chuyển động xác định
của đức tin Cơ đốc. Cái Bút hiệu Constantin Constantius là sự chúc mừng ngôn
ngữ Đan mạch đối với từ "Gjentagelse" [repetition], nói một cách văn
vẻ của “làm lại lần nữa”. Như vậy sự nhấn mạnh trong tiếng Đan mạch có nghĩa là
một động tác liên quan đến sự mô phỏng tín ngưỡng hơn là gợi lại những ấn tượng
lưu trú trong hồi ức. Đức tin Thiên Chúa không phải là vấn đề tư duy của
trí tuệ, nó sống một đời sống khác,tức là nó bắt chước, mô phỏng đời của Chúa
Cơ đốc.
Dù sự phân tích từ ngữ trên đây cho thấy sự khác
nhau giữa hồi ức và mô phỏng , nhưng các nhân vật trong Mô phỏng đã không
đạt tới được sự mô phỏng tôn giáo. Tác giả ẩn danh không thành công trong cố
gắng mô phỏng lại một chuyến đi đến Berlin, và “chàng trai trẻ” người đã được
“thi vị hoá” bởi tình yêu dường như đi theo hướng tôn giáo, nhưng rốt cục
chẳng đi đến nơi nào xa hơn là thi ca tôn giáo. Chàng ta bị ám ảnh về
Job- một hình mẫu mô phỏng trong Kinh thánh. Chàng dùng quyển sách về Job thế
chỗ cho người yêu mà chàng đã chối bỏ, thậm chí còn ôm cả nó lên giường ngủ.
Nhưng đến cuối sách, hoá ra “chàng trai trẻ” chẳng có gì khác hơn là một thí
nghiệm về tâm lý do Constantin Constantius hư cấu ra. Ông rơi trở lại vương
quốc của thẩm mỹ, của khả năng duy nhất, một điều bịa đặt cho tâm linh
hơn là tinh thần.
2-c. Các đoản văn triết học. Khái niệm Lo âu. Các Lời
nói đầu
Năm 1844 xuất bản ba cuốn sách dùng tên giả: Các
đoản văn triết học. Khái niệm lo âu, và Các lời Tựa. Các đoản văn
triết học. Cuốn đầu tiên, ký bút danh Johannes Climacus, xử lý
vấn đề làm thế nào có một điểm xuất phát lịch sử cho một chân lý vĩnh cửu. Điều
này rút ra từ những luận bàn của Constantius về sự khác nhau giữa mô phỏng và
hồi ức. Nhưng Johannes dùng những luận điểm và từ ngữ triết học chứ không phải
giọng văn châm biếm thẩm mỹ của Constantius Ông đưa ra nghịch lý về sự hiện
thân cuả Cơ đốc như một chướng ngại đối với mọi cố gắng của lý trí vươn tới
siêu phàm bằng con đường lô gích. Cái ý tưởng cho rằng một Thượng đế vĩnh
cửu, vô tận, siêu việt cũng có thể đồng thời được hiện thân như một người
hữu hạn, đến lúc nào đó, lại chết trên thánh giá, là một sự xúc phạm đối với lý
trí. Theo Climacus đó là một ý tưởng cực kỳ vôlý mà con người không thể nghĩ ra
được, bởi vậy ý tưởng ấy bản thân nó phải có một nguồn gốc siêu việt. Để con
người có thể bắt gặp chân lý vĩnh cửu, siêu việt, điều kiện để nhận
thức chân lý ấy cũng phải xuất phát từ bên ngoài chứ không phải qua ký
ức. Nếu chúng ta có đức tin vào Thiên Chúa, thì chính chúa Cơ đốc với tư cách
một vị thầy là điều kiện chonhận thức chân lý ấy, và người được nhận thức, một
cách chính xác, như một sự đột nhập cuả thánh linh siêu việt vào cõi bên trong
của con người. Không thể có sự vươn tới chân lý này bằng lý trí và lô gích,
trái ngược với Hegel, là người cố gắng trình bày cái “khoa học triết học phổ
quát” khám phá một cách cơ bản “cái Tuyệt đối”.
Sự nhấn mạnh mà Climacus đặt vào nghịch lý về sự
hiện thân của Chúa Jesus, và sự khẳng định của ông rằng nó vi phạm lý trí, đã
khiến nhiều người cho rằng Kierkegaard là một người theo “chủ nghĩa phi lý” về
niềmtin Thiên chúa. Một số người dựavào đó để nói rằng quan niệm của ông về đức
tin là trái với lý trí, hoặc tính siêu việt của lý trí- trong cả hai trường
hợp, là loại trừ lý trí. Những người khác đã tìm thấy ý nghĩa của sự trùng hợp
những tuyên bố của Climacus với một số quan niệm rộng mở hơn về lý trí.Khi xem
xét các vấn đề này, điều quan trọng là phải phân biệt lập trường của
Kierkegaard với lập trường trong những tác phẩm nặc danh của ông, và lưu ý đến
dựa trên quan điểm nào mà tiến hành việc xem xét đó. mục đích chính của trong
việc để cho đưa ra tuyên bố này, là đả phacsi quan niệm cho rằng lý trí triết
học có thể được dùng như một scala paradisi .Mục tiêu chủ yếu của
ông là chủ nghĩa Hêghen, nhưng ông cũng cũng cố găng phân biệt nhận thức luận
ngoại đạo c(đặc biệt kiểu Platon) với nhận thức lụân Thiên Chúa. Chúng ta cũng
nên nhớ rằng dưới ảnh hưởng của niềm tin Thiên Chúa, mọi kinh nghiệm đều biến
hình, trở nên đẹp đẽ hơn (mọi vật đều mới mẻ trong Chúa). Ở đây bao gồm cả
những kinh nghiệm của lý trí, cũng như đạo đức và thẩm mỹ. Đạo đức, chẳng hạn,
về mặt muc đích lụân có thể lơ lửng trong đức tin, nhưng được bù đắp trong niềm
tin Thiên Chúa, mặc dầu nó đã mang một ý nghĩa khác. Nó không còn là thứ đạo
đức thông thường, mà là đạo đức đã được ân chuẩn bởi tình yêu của Chúa, nó là
đạo nghĩa, tập trung trên tinh thần hơn là tình thương, tự hy sinh, và được
Chúa làm trung gian (ngôi “thứ ba”trongmọi quan hệ tình yêu). Tương tự, thẩm mỹ
cũng biến hình trong niềm tin Thiên Chúa, từ những suy tư tự kỷ giới hạn trong
địa hạt khả thể, thành cái đẹp cố hữu trong những hành động vị tha khiêm
nhường của tình yêu. Lý trí tự nó đi tới chỗ có một ý nghĩa khác trong niềm tin
Thiên Chúa, do vậy nó khôngcòn tấn công vào nghịch lý, mà chấp nhận sự cần
thiết của nó, khẩn thiết liên hệ tính siêu việt với tính nội tại mà không
chinh phục. Lý trí được làm cho thích ứng với tồn tại chứ không phải được nâng
lên để thu hút toàn thể tồn tại
Prefaces: Light Reading for Certain Classes as
the Occasion May Require
củng cố cuộc luận chiến chống lại cái tahng lý trí tư biện của Hegel. Mặc dầu
phần lớn nội dung bài đó nhằm vào đả kích mãnh liệt J.L.Heiberg, H.L.Martensen
và báo chí bình dân ở Copenhagen, điểmkhởi đầu của nó là ý kiến trái ngược đối
chọi với Lời nói đầu cho cuốn Hiện tượng học tinh thần của Hegel. Ý kiến
của Hegel là các tác phẩm triết học nên viết theo loại trần thuật, Bildungsroman
-nhờ đó ý thức của độc giả được phát triển biện chứng trong quá trình đọc. Nếu
chúng ta giả định rằng độc giả sẽ học được một cái gì đó trong quá trình đọc,
thì anh ta hay chị ta sẽ không ở vào cái vị trí để hiểu được kết luận của cuốn
sách cho đến khi họ đã làm việc cho đến hết hành trình nội dung của nó. Vào lúc
họ đọc đến cuối sách, nhờ vào những gì đã đọc được, họ đã được tạo điều kiện để
hiểu kết luận. Nhưng Lời nói đầu thì lại trình bày các kết luận của cuốn sách
ngay từ đầu. Nó thật sự làmột lời bạt cuối sách đến trước thời hạn, hơn là một
lời nói đầu. Người đọc chỉ có thể thật sự hiểu được nó sau khi đã đọc cả cuốn
sách. Nó có ý định hướng đôc giả cập bến trong hành trình tự phát triển mà cuốn
sáchtrình bày. Nhưng nếu nó là cây cầu trực tiếp dẫn vào cuốn sách, bản thân
chủ đề, thì nó là một phần của cuốn sách hơn là một lời nói đầu. Nếu ngược lại
nó hoàn toàn đứng ra ngoài, thì nó không thể là một phần của cuốn sách, và là
thừa. Khoảng cách giưã Lời nói đầu và cuốn sách song song với khoảng cách mà
Hegel đã vạch ra giữa “những khoa học triết học đặc thù” và (như Mỹ học, Lịch
sử triết học) và “khoa học triết học phổ biến” (Logic). Cái trên phải đượcdùng
nhưmột xuất phát điểm ngẫu nhiên, tương xứng với kiến thức hạn chế của độcgiả,
như một điểm dẫn nhập vàoLogic. Cái đặc thù có thể được gộp vào trong cái phổ
biến một cách , nhưng không thể được mở rộng ra để thành cái phổ biến. Cứ
theo mệnh đề này thì có thể tuyên bố, nếu một người đọc nào đã hiểu Lời nói đầu
cuốn Hiện tượng học tinh thần của Hegel, thì anh ta hay chị ta hiểu toàn
bộ triết học Hegel. Nhưng điều kiện để hiểu Lời nói đầu, lại là đã hiểu
toàn bộ triết học Hegel.
Tác giả ẩn danh của Lời nói đầu, Nicholas
Notabene, là một người thông thái rởm, vợ anh ta đã cấm anh ta trở thành một
tác giả. Anh ta đã lấy tên tác giả để viết sách, nhưng bằng một trò nguỵ biện
láu cá, là chỉ viết những lời nói đầu “không cho một cuốn sách nào cả”. Những
Lời nói đầu của Notabene tương tự như tính nội tại của con người- không có một
lượng dãn nở nào có thể bắc cầu nối chúng với tính siêu việt. Tất cả tính nội
tại của con người là “Lời nói đầu” cho thần thánh. Chỉ có một lần thần thánh đã
đến với chúng ta (dưới dạng hoá thân hoặc thiên khải trực tiếp) chúng ta có thể
hồi tưởng lại mà hiểu trạng thái của đời sống “tựa” của chúng ta. Đối với
Kierkegaard chỉ có một quyển sách duy nhất- Kinh thánh. Chúng ta không bao giờ
là tác giả của sách. Mà chỉ là những người đọc “cuốn sách cũ quen thuộc mà cha
đã trao lại cho chúng ta”
Cùng ngày ông xuất bản cuốn Lời tựa,
Kierkegaard còn cho xuất bản cuốn Về khái niệm lo âu của Vigilius
Haufniensis [tức Người canh gác bến tàu.- Copenhagen]. Nó có một nhan đề
phụ là “Những suy tư mang tính tâm lý giản đơn về giáo điều tội lỗi do huyết
thống” Nó có vẻ như một đối trọng nghiêm túc cho vịêc đọc nhẹ nhàng cuốn “Lời
tựa”, nhưng nó tham gia vào chính cuộc luận chiến chống lại những cố gắng
nội tại của con người vươn lên thần thánh. Từ quan điểm của các giáo điều tâm
lý học và thần học nó tạo ra chủ đề cho bài thuyết giáo kèm theo Either/Or,
rằng đối diện với Chúa con người luôn luôn là sai lầm.Tội lỗi là không thể
tránh thoát được. Tội lỗi tựu chung chính là sự ở bên ngoài Chúa. Chỉ có Jesus
Christ -Người Trời , là không trong tội lỗi. Ý thức tội lỗi xuất hiện như một phần
của sự tiến triển tâm lý của con người. Nó vắng mặt trong sự trong trắng ban sơ
của tuổi thơ ngây. Nó thứcdậy với khao khát dục tình, khi chúng ta muốn chiếm
hữu người khác. Ở đây dục vọng được hiểu như là sự thiếu hụt mà chúng ta muốn
lấp đầy. Sự chiếm hữu hay phối hợp với người khác được coi là phương thức thoả
mãn dục vọng. Trong tình ái nó cảm thấy như là một phần của chúng ta ở bên
ngoài chúng ta, mà ta cần tái kết lại (giống như sự giải thích về tình yêu của
Aristophanes trong cuốn Symposium của Plato). Đó là khởi đầu của tự- xa
lánh và mất đi tính trong trắng ban sơ.
Tự-xa lánh là giai đoạn cần thiết trên con đường
trở thành tự ngã. Một tự ngã là một hợp đề của hữu hạn và vô hạn, tạmthời và
vĩnh cửu, thể xác và linh hồn, được tinh thần kết hợp lại với nhau. Tinh thần
bật dậy chính từ song đề của những khía cạnh này của tự ngã, thông qua tự-xa
lánh. Nhưng tinh thần chỉ có thể đạt tới hợp đề của tự ngã nếu nó thừa nhận
trong nhiệm vụ này nó phụ thuộc tuyệt đối vào Chúa. (cái Quyền năng thừa nhận nó).
Dài lâu trước khi đạt đến giai đoạn này, con người cảm thấy lo âu đối diện với
tự- xa lánh.
Lo âu xao xuyến là một trạng thái nước đôi: “một
ác cảm đầy cảm thông và một cảm thông đầy ác cảm” Nó gợi lên niềm hoan lạc của
tự do nhưng cũng gợi lên nỗi kinh sợ trách nhiệm vốn là hậu quả của tự do.
Giống như sự chóng mặt nó vừa là niềm đam mê quyến rũ vừa là nỗi sợ trước vực
thẳm- một khả năng thôi miên của sự ngã nó gây ra choáng váng dẫn đễn ngã thật.
Đấu trường chính cho sự diễn tập của tự do là sự trở thành tự ngã. Nhưng điều
này đòi hỏi rời bỏ tự tính hữu cảm của con người mà nhận lấy trách nhiệm đạo lý
trong quan hệ với những người khác, và thừa nhận sự phụ thuộc thiết yếu vào
Chúa. Mỗi yêu cầu đó đều đòi hỏi phải mạo hiểm, và bởi vậy, lo âu. Một trong những
mạo hiểm ở đây là khả năng con mồi rơi vào trạng thái bị quỷ ám. Một định nghĩa
chính xác cho khái niệm này là : “tự đóng kín” [Indesluttethed], một
trạng thái trong đó cá nhân không thể nào liên hệ với người khác với tư
cách là người khác, mà chỉ quay về bản thân mình trong tinh thần duy ngã hay tự
yêu bản thân mình. Kierkegaard sợ rằng chính những bài viết bóng bẩy lắt léo
của ông có thể là một dạng của quỉ ám, nên cuối cùng ông chọn cách diễn đạt
trực tiếp hơn.
2-d. Các khung cảnh trong Lối sống và Tái bút Kết luận phi khoa học
Giống như nhiều tác phẩm nặc danh khác của
Kierkegaard, Các khung cảnh của Lối sống nhắc lại những yếu tố của các
tác phẩm ký tên giả trước đó. đặcc biệt nó nhắc lại công cụ lồng ghép truyện
trong truyện, nó nhắc lại những nhân vật trong Either/Or và Repetition
(Mô phỏng) và nhắc lại “ Nhật ký kẻ quyến rũ” trong “Nhật ký của một người
nào đó” Cuốn sau cũng có thể coi là “ Nhật ký kẻ quyến rũ” nhưng nó khác ở chỗ
“ kẻ quyến rũ” cuối cùng bị suy sụp vì thất vọng ngay khi hắn chiếmđoạt được cô
gái. Các khung cảnh cũng nhắc lại ý tưởng được xây dựng qua hàng loạt
tac phẩm ký tên giả rằng hiện sinh của con người có thể được nhận thức như rơi
vào các “khung cảnh”, các “phạm vi” khác nhau gắn liền với một tiến trình biện
chứng. Các khung cảnh nhắc lại vẫn những khung cảnh đã gặp trong các
tácphẩm trước, rõ ràng không có một tiến triển nào cả.
Đó là một ví dụ khác về cái thang ảo dẫn
đến thiên đường, cái thang ái tình mà Plato đã lấy làm ví dụ. Phần chính
đầu tiên của Các khung cảnh [ "In Vino Veritas," chân lý nằm
trong rượu] mượn nhan đề của Plato trong Symposium và rõ ràng bắt
chước tác phẩm ấy từ cấu trúc đến chủ đề. Nó gồm một nhóm người trong một tiệc
rượu, từng người lần lượt diễn thuyết về bản chất của tình yêu (erotic). Tiếp
sau đoạn này là “Vài suy nghĩ về hôn nhân” của Judge Wilhelm, đưa ra một cái
nhìn luân lý về tình yêu. Tiếp theo là “Nhật ký của một người nào đó”
dường như đi theo một quĩ đạo từ tình yêu nhục dục đến ý thức tôn giáo. Nhưng
“Nhật ký của một người nào đó” được thuật theo những lời của Frater
Taciturnus (một sự nhắc lại có xuyên tạc của Johannes de silentio) trong đó ông
bảo chúng ta rằng “Nhật ký của một người nào đó” được vớt lên từ đáy hồ.
Nó nằm trong một cái hộp mà chìa khoá bị khoá bên trong-một biểu trưng của quỉ.
Sau đó Frater Taciturnus kể rành mạch với độc giả rằng “Người nào đó” bị quỉ ám
“theo chiều hướng tôn giáo”. Hơn nữa, giống như “chàng trẻ tuổi” từ trong Mô
phỏng, “Người nào đó” chỉ là tưởng tượng của Frater Taciturnus để minh hoạ
cho một quan điểm. Như chúng ta đọc qua “Những khung cảnh” chúng ta như
thể đang tiến từ địa hạt thẩm mỹ qua đạo đức đến tôn giáo. Nhưng Frater
Taciturnus đã kéo cái thang ra khỏi chân chúng ta, trong “Thư gửi độc giả” của
ông ta.Thậm chí ông ta còn gợi ý rằng có lẽ chẳng có độc giả nào cả, trong
trường hợp này ông ta hài lòng tự nói với mình, nghĩa là quay trở về với bản
thân như bị quỷ ám, hơn là tự mình liên hệ một cách thiết tha với một người
khác thật sự.
Tái bút kết luận phi khoa học nhắc lại những vận
độngnày của “Những khung cảnh” Nó tự tuyên bố chỉ là một tái bút của “Những
đoạn văn triết học” mà bạn đọc lưu tâm nào đó của cuốn sách trên có
thể đã viết ra, và trong đó có sự xem xét lại một cách rộng rãi toàn bộ các tác
phẩm ký tên giả cho đến thời điểm ấy. Nhà hài hước tự xưng, Johannes Climacus
lao vào vấn đề hóc búa của Những đoạn văn triết học là liệu có một điểm
xuất phát lịch sử cho chânlý vĩnh cửu hay không. Hình như ông ta kết luận rằng
vì không thể chứng tỏ chân lý khách quan của các tuyên bố của đạo Thiên Chúa,
nhiều lắm cá nhân có thể làm được là tập trung vào chỗ làm sao cho các tuyên bố
đó thành riêng tư. Vấn đề này trong cuộc thảo luận rộng rãi về tính tự nội và
tính chủ quan, thường được lấy làm cơ sở cho những lời kết tội Kierkegaard là
“phi lý”.
Climacus, không phải Kierkegaard ,tuyên bố rằng “chân lý là
chủ quan” (cũng như “chủ quan là không thật”)
Climacus cũng phân biệt hai loại tôn giáo: “tôn
giáo A” và “tôn giáo B”. Tôn giáo A là quan niệm ngoại đạo về tôn giáo,
đặc trưng bằng tính dễ hiểu, tính nội tại, và thừa nhận tính liên tục giữa tạm
thời và vĩnh cửu. Tôn giáo B là “tôn giáo nghịch lý” và được đề nghị là bản
chất của đạo Thiên Chúa. Nó ấn định một sự phân chia triệt để giưã tính nội tại
và tính siêu việt, một sự đứt đoạn giữa tạm thời và vĩnh cửu, tuy vậy nó
tuyên bố rằng vĩnh cửu sinh ra trong thời gian. Nó là một nghịch lý và chỉ có
thể tin được nhờ “ tính ưu việt của phi lý”
Sự khác nhau giữa “tôn giáo A” và “tôn giáo
B” là một sự biểu hiện khác của sự khác nhau giữa Hồi tưởng và Mô phỏng,
hay giữa ái tình và kinh ngạc, hay giữa tính nội tại và tính siêu việt. Dường
như nó đánh dấu vực thẳm giữa đạo Thiên Chúa và các tín ngưỡng tôn giáo khác.
Nghịch lý của sự hiện thân Thiên Chúa được biểu hiện như một sự vi phạm lý tính,
chỉ có thể vượt qua bằng quãng nhảy của đức tin. Nhưng ngay cả một quãng nhảy
như vậy cũng nằm trong sự kiểm soát của cá nhân. Có lẽ cần nhiều can đảm hơn và
gây ra nhiều lo âu hơn là từng bước từng bước leo thang lên trời. Một bậc thang
là hơn 70000 sải. Nhưng Climacus là một nhà hài hước. Hài hước được đặc trưng
như là một phương tiện “thu hồi” tồn tại. Mặc dầu Climacus viết về niềm tin
Thiên Chúa, ông ta không sống niềm tin ấy. Ông ta trình bày dưới hình thức khả
năng những gì chỉ có thể trải nghiệm dưới hình thức thực tế. Ở cuối Tái bút,
Climacus dứt khoát rút lại những gì ông đã nói, mặc dầu ông cẩn thận thêm rằng
nói một điều gì ra và rút nó lại không phải như chưa bao giờ nói nó. Nghĩa là,
vào cuối scala paradisi (thang lên trời) mang tên giả, tác gỉa ẩn danh
tuyên bố rằng những gì ông ta đã nói là lầm lẫn, vì nó biểu hiện sự liên tục
giữa các phạm trù tư tưởng tính nội tại của con người và tính thần thánh dưới
dạng tương tự. Nhưng không có gì là tương tự với thần thánh cả. Nó là sui
generis. Nó là “cuốn sách” mà đời người chỉ là « Lời nói đầu ».
3. CÁC DIỄN VĂN KHAI TRÍ
3-a. Các diễn văn thuyết giáo, tranh biện và khai trí
Đồng thời với việc xuât bản các tác phẩm ẩn danh
về thẩm mỹ, Kierkegaard xuất bản một loạt tác phẩm mà ông gọi là “Những diễn
văn khai trí” Chúng được viết dưới tên ông và phần lớn được đề tặng cho “
cha tôi, ngài Michael Pedersel Kierkegaard quá cố, ngưòi xưa kia buôn vải ở
thành phố này” Mặc dầu thường lấy các đề tài trong Tân ước làm điểm xuất phát,
Kierkegaard dứt khoát phủ nhận rằng chúng là những bài thuyết giáo. Ấy là bởi
vì ông vẫn chưa được phong chức và như vậy là viết mà “chưa được phép”. Chúng
cũng được nói với “một cá nhân duy nhất đó”mà không phải với giáo đoàn.
Kierkegaard phân biệt “Những diễn văn khai
trí”của ông với các tác phẩm khác mà ông gọi là “tranh biện”. Những diễn
văn khai trí thì“ dựng lên”, trong khi những tranh biện là sự “cân nhắc”. Những
diễn văn khai trí giả định trước rằng niềm tin và các thụât ngữ Thiên Chúa
là có sẵn và đã đựơc người ta hiểu, và nó xây dựng trên niềm tin và các thụât
ngữ ấy. Chúng nhằm tăng thêm niềm tin và tình yêu Thiên Chúa của độc giả . Các tranh
biện, trong khi bề ngoài có vẻ đề cập đến cùng chủ đề, hàm ý rằng người đọc
đứng ngoài vấn đề đang được cân nhắc. Nhưng nó hàm một ý nghĩa đặc biệt. Khi
cân một vật trên chiếc cân, chúng ta so sánh hai trọng lượngvới nhau. Tranh
biện, như một lối viết, ấn vào bàn cân cân bằng giữa tạm thời và vĩnh cửu của
đọc giả một lực của luận chiến. Nó nhằm đảo cái nhìn bình thường, trần thế
thành lộn ngược.
Những Công trình của Tình yêu có phụ đề “Một vài tranh luận Thiên Chúa giáo về
Hình thức của các bài Thuyết giảng”. Nó có bản chất khiêu khích, đảo lộn của
luận chiến, nhưng nằm trong hình thức thuyết giảng. Hơn nữa, một trong những
chủ đề rõ rệt của những diễn văn này là khai trí. Chúng không giả định trước sự
hiểu các phạm trù Thiên Chúa, nhưng chúng có ý định dẫn dắt người đọc đến một
hiểu biết- thông qua tranh biện. Cuốn sách ký tên giả trước đây, cuốn Khái niệm
Lo âu có nhan đề phụ là “Những suy tư mang tính tâm lý giản đơn về giáo điều
tội lỗi do huyết thống” Giống như Những Công trình của Tình yêu nó là sự
cân nhắc nghiêm túc các khái niệm Thiên Chúa theo một cách được thiết kế để
kích thích độc gỉa suy nghĩ lại về quan hệ giữa tạm thời và vĩnh cửu trong cuộc
sống của họ.
3-b. Truyền thông trực tiếp và gián tiếp
Kierkegaard cố gắng tìm những phương tiện khả dĩ
thông đạt bản chất nội tại sâu xa của nềm tin Thiên chúa. Ông cho rằng những
người đồng thời của mình có quá nhiều kiến thức (khách quan ) là thứ cần lột bỏ
đi để họ có thể đạt được sự thức tỉnh của nội tâm cá nhân. Mọi thứ đã được làm
sẵn quá dễ dàng cho con ngừơi, báo chí thì cung cấp các ý kiến đã được làm sẵn,
văn hoá đại chúng thì cung cấp các gía trị làm sẵn, và suy luận triết học cung
cấp các hứa hẹn thay vì các thành tựu thật.
Nhiệm vụ của Kierkegaard như một nhà truyền thông
là, trước tiên, làm cho mọí thứ trở nên khó khăn hơn. để làmđiều đó, ong nghĩ
ra một phương pháp truyền thông gián tiếp. Phương pháp này được thiết kế để đặt
độc giả đối diện với nghịch lý, mâu thuẫn và khó khăn bằng các phương tiện đã
được làm lệch đi của quan điểm trần thuật, thông qua các tên giả, lời tựa, lời
bạt, các đoạn xen giữa, đoạn giáo đầu, đoạn lặplại, mỉa mai, đoạn thu hồi và
các công cụ khác để che mờ ý định của tác giả. Những công cụ này có tác dụng
xói mòn uy tín của tác giả, khiến cho bất kỳ “sự thật” nào trong văn bản cũng
không thể chỉ được học thuộc lòng như vẹt, hoặc được chiếm một cách “khách
quan”. Ngược lại, văn bản sẽ cung cấp một bề mặt bóng láng trong đó độc giả sẽ
soi thấy chính mình. Cách thức mà người đọc chiếm hữu văn bản, và phán xét nó
sẽ bộc lộ cho thấy về bản thân người đọc nhiều hơn là về văn bản.
Một phần của phương pháp truyền đạt gián tiếp là
để cạnh nhau hai loạt bài: các bản văn ký tên giả và “các diễn văn khai trí”.
Loạt bài sau ký tên thật Kierkegaard, và tồn tại song song với loạt bài ký tên
giả.Chúng là chứng cơ rằng ông là một tác giả theo đạo ngay từ đầu. Phương pháp
gián tiếp của các tác phẩm ký tên giả thường là rối rắm, mờ tối, và là sự kế
hợp những lời tự thú cá nhân với những lời làm cho sự tự thú này trở nên rối
rắm mờ mịt. Toàn bộ trước tác giả danh từ Either/Or đến Tái bút Kết
lụân phi khoa học có thể đọc như lối văn nhại lại “Bách khoa toàn thư
Các Khoa học Triết học” của Hegel-một lối đùa cợt kỳ cục có nguy cơ trở
thành hiểm ác như quỉ trong sự phức tạp tối tăm như mê cung của nó. Sự phức tạp
này được cân bằng bởi những biến tấu chủ đề tương dối đơn giản trên các đoạn
thánh kinh để hình thành nên các diễn văn khai trí. Những bài văn này có lối
diễn đạt trực tiếp, nhưng chỉ nói với những tín đồ Thiên Chúa là những người có
thể hiểu chúng. Ngược lại, những tác phẩm gián tiếp được soạn ra để mê hoặc và
làm thất vọng vào chân lý những kẻ đứng ngoài nó, như những nhà Hegel học Đan
mạch và các môn đồ của họ. Bằng cách nhại “Bách khoa” Kierkegaard lật
nhào toàn bộ hệ thống trên đó các nhà Hegel học Đan mạch đặt niềm tin của họ.
Xuyên suốt các “trước tác” của mình, ông bổ sung vào việc nhại Hegel, những bài
văn đả kích đích đáng hơn các nhà Hegel học Đan mạch. Kierkegaard tiếptục viết
các diễn văn khai trí liên hệ với “trước tác thứ hai” đi kèm theo những tác
phẩm ký tên giả “Chống-Climacus”
Sau “trước tác thứ hai” ông víết những diễn văn Thiên Chúa có tính
lụân chiến gay gắt hơn những diễn văn khai trí. Chúng đều thuộc loại “trực
tiếp”, được xuất bản dưới tên thật, nhưng nói những xúc cảm và các giá trị
khác.
3-c. Cá nhân đơn độc ấy, người đọc của tôi
Các diễn văn khai trí của Kierkegaard nhằm nói
với “ cá nhân đơn độc ấy, bạn đọc của tôi”. Khi lần đầu ông dùng lối nói này,
ông muốn nói tới Regina Olsen. Nhưng rồi ôgn tháy nó có một phạm vi ap dụng
rộng hơn. Từ những bài viết trước đây ông nâng tầm luận chiến chống báo chí, và
chống lại các khuynh hướng văn hoá và chính trị “san bằng” các cá nhân thành
những đám đông thuần nhất. Ông gọi một cách căm ghét các công cụ cào bằng, xoá
nhoà nhân cách, xoá nhoà cá nhân là “đám người”. Nó tương ứng với khái niệm
“bầy đàn” của Nietzsche.và khái niệm “lũ người” của Heidegger. Một tập hợp con
của “đám người” rất hấp dẫn với Kierkegaard là “đám công chúng bạn đọc”. Nó là
đám công chúng vô danh, tiêu thụ những ý kiến văn chương thải ra của cac “nhà
phê bình”. Theo ý Kierkegaard, phần lớn các nhà phê bình là những kẻ nông cạn,
tự mãn và kém hiểu biết đối với công luận, do đó các nhà phê bình và công chúng
nhồi nhét lẫn cho nhau trong một cái vòng luẩn quẩn. Các bài phê bình sách được
viết ra mà nhà phê bình thậm chí chưa đọc quyển sách, rồi được “công chúng bạn
đọc” loan truyền qua ngồi lê đôi mách để trở thành phán xét cuối cùng về quyển
sách đó. Sự loan truyền vô danh của cái công chúng tầm phào ấy là phản đề của
sự cam kết nghiêm túc với sự thật trên một bình diện cá nhân.
Giáo lý Cơ đốc chỉ nói với một cá nhân duy
nhất. Theo Kierkegaard, các chân lý của nó phải được thấu hiểu từ bên trong,
một cách nghiêm túc và bằng đam mê vô hạn Đúng như chúng ta không thể
chết cái chết của người khác, chúng ta cũng không thể tin niềm tin của kẻ khác.
Tự tại sâu kín trong đam mê cuồng nhiệt như một cá nhân là điều kiện tiên quyết
của niềm tin Thiên Chúa. Có là niềm tin Thiên Chúa là điều kiện tiên quyết để
hiểu các diễn văn khái trí. Bởi vậy các diễn văn khai trí là để nói với từng cá
nhân riêng biệt. Các tác phẩm nặc danh trong phần trước tác thẩm mỹ cũng thường
có những bức thư gửi cho bạn đọc. Nhưng, như trong trường hợp các bức thư của
Constantine Constantius và Taciturnus, chúng hoá ra là những độc thoại nói với
bản thân họ hơn là truyền đạt trực tiếp, mở ngỏ với một độc giả được thừa nhận
thật sự như một người khác.
4. TRƯỚC TÁC THỨ HAI
4-a. Các tác phẩm về tình yêu
"Các tác phẩm về tình yêu" được viết dưới tên thật của Kierkegaard. Tiêu đề
phụ đặt nó trong thể loại “Tranh biện Thiên Chúa” nghĩa là việc cân nhắc tranh
luận về các khái niệm Thiên Chúa. Nó không giả định trước một hiểu biết hiện
sinh về tình yêu Thiên Chúa, như trong các “diễn văn khai trí”, mà mời
gọi độc giả mở lòng ra đón nhận hiểu biết đặc biệt về tình yêu theo Thiên
Chúa. Đối với một độc giả hiểu tình yêu chủ yếu là ái tình nhục dục, khái niệm
Thiên Chúa giáo về tình yêu như sự đồng cảm này là khác thường, phi trực giác.
Trong khi tình yêu nhục dục là một cảm giác thiên về khao khát thoả mãn, thì sự
đồng cảm là một nghĩa vụ tinh thần đối với người bên cạnh (mà không có sự phân
biệt thiên lệch nào). Trong khi tình yêu nhục dục là hoàn toàn vị kỷ, nhằm thoả
mãn khao khát của người yêu, thì đồng cảm là vị tha, đòi hỏi tự hy sinh. Trong
khi tình yêu nhục dục luôn được dựng trên sự thể hiện khách quan nhìn thấy được
của người được yêu thì đồng cảm đòi hỏi cá nhân trở thành “trong suốt” “như
không có gì” trước Chúa. Trong khi tình yêu nhục dục luôn luôn là quan hệ giữa
hai người, thì đồng cảm luôn luôn có Chúa như “nhân vật thứ ba” trong quan hệ
đó.
Các tác phẩm về tình yêu không tập
trung nhiều về việc hiểu tình yêu như thế, mà tập trung vào việc hiểu các tác
phẩm của tình yêu. Tình yêu sẽ được hiểu như kết quả của các tác
phẩm đó về tình yêu. Vì Thượng đế là tình yêu, điều đó chỉ có thể được
biết thông qua sự cam kết hiện sinh của đức tin Thiên Chúa. Đức tin này chỉ
được sống trong sự cố gắng noi gương cuộc đời đức Ki tô. Bản thân cuộc đời đức
Ki tô là tác phẩm chính của tình yêu của Thiên Chúa đối với loài người. Chỉ có
qua tác phẩm này chúng ta mới biết được Thượng đế như một tình yêu. Tác dụng
thật sự duy nhất của tình yêu là gíúp đỡ người khác đạt được tự do ý chí thông
qua tình yêu Thiên Chúa. Nhưng nếu người đó thấy rằng y phải phụ thuộc người
khác mới có tự do ý chí, thì tự do ý chí ấy trở thành vô hiệu. Con người là tác
giả của một tác phẩm của tình yêu phải biến mất đi trong hành động yêu, do đó
chỉ có tình yêu là được nhận thức và chỉ có Chúa được thừa nhận là tác
giả của nó. Điều này làm thành một nhiệm vụ khó khăn cho Kierkegaard khi viết "Các
tác phẩm về tình yêu" Nếu nó giúp độc giả đạt được tự do ý chí thông
qua hiểu biết tình yêu của Chúa, và người đọc nhận ra Kierkegaard là tác
giả, thì nó không còn là một tác phẩm của tình yêu nữa. Kierkegaard phải biến
mất khỏi vai trò tác giả để cuốn sách có tác dụng như một tác phẩm của
tình yêu. Ông phải nhờ đến dấu nối (-) (the dash [Tankestreg]) để tự biến
đi . Ông nói rõ ràng về tác dụng này cuả dấu nối (-) trong "Các tác
phẩm về tình yêu" và kết thúc phần áp chót của cuốn sách bằng một dấu
nối (-)…(đáng tiếc bị mất trong bản dịch tiêng Anh) . Kết luận theo sau dấu nối
(-) là giới thiệu những lời của thánh tông đồ John. Là một thánh tông đồ, John
trình bày lời của Chúa. Lời của Chúa là bản ghi cuộc đời của Kitô, cuộc đời ấy
là tác phẩm tình yêu của Chúa. Như vậy, lời của Chúa là lời tình yêu. Bằng dấu
nối (-), Kierkegaard đã xoá bỏ bản ngã của mình trong tư cách tác giả, để cho
lời của Chúa toả sáng, nhờ đó giữ cho cuốn "Các tác phẩm về tình
yêu" còn là một tác phẩm của tình yêu.
4-b. Anti- Climacus
Anti-Climacus là bút danh của hai tác phẩm chín chắn của Kierkegaard. Ốm đau đến chết (1849) và Hành đạo Thiên Chuá (1850). Như cái tên nói rõ, anti-Climacus là phản đề của Johannes Climacus. Như chúng ta đã biết lấy tên hiệu của mìnhtwf tên một tăng lữ đã viết quyển Thang lên Trời , trong đó mang ý tưởng về con người có thể lên đến thiên giới bằng sứcmạnh của chính mình Trước tác tinh thần duy mỹ này, lên đến cực điểm ở Tái bút kết lụân phi khoa học, thăm dò một loạt phương thức có thể có - bằng phương tiện cuả tình yêu nhục dục, bằng tháp Babel của thơ ca thẩm mỹ, bằng các tác phẩm đạo đức, hoặc suy lý. Sau khi đã thiết lập bản chất tuyệt đối của siêu việt, sau khi nhại đi nhại lại những mưu toan vô ích trong trước tác thẩm mỹ, Kierkegaard tiến tới trình bày thông qua Anti-Climacus các quan niệm thẩm mỹ khác nhau đã được nâng lên từ một quan điểm lý tưởng Thiên Chúa giáo như thế nào.
Các káhi niệm trung tâm được
Anti-Climacus khám phá trong Ốm đau đến chết là « thất vọng »
và « tự ngã ». Trong khía cạnh này nó là sự môphỏng Thiên Chúa giáo
của các chủ đề trung tâm của « Khái niệm lo âu », trong đó
« thất vọng » thay thế cho « lo âu ». Cá hai khái niệm này
khảo sát nhiệm vụ tở thành một tự nờtt quan điểm tâmlý của đức tin Thiên Chúa.
Cả hai coi tộilỗi là trở ngại lớn nhất để trở thành tự ngã. Tuy nhiên thật là
nghịch lý, trở nên có ý thức về tội lỗi là điều kiện tiên quyết cho đức tin và
tự ngã. Anti-Climacus phân biệt giữa « con người » và « tự
ngã ». Con gnười là hợp đề, giữa vô hạn và hữu hạn, tạm thời và vĩnh viễn,
tự do và tất yếu, thể xác và linh hồn. Tự ngã, mặt khác, là quá
trình liên hệ các yếu tố của hợp đề đó với nhau. Tự ngã là nhiệm vụ duy trì sự
cân bằng đúng của hợp đề. Nhưng nhiệm vụ đó vượt quá khả năng của riêng con
người. Bản thân việc quyết trở thành tự ngã là một dạng thất vọng. Không mong
trở thành tự ngã là một dạng thất vọng khác. Không nhìn thấy khả năng trở thành
tự ngã cũng lại là một dạng thất vọng nữa. Thuốc giải độc duy nhất cho thất
vọng là niềm tin Thiên Chúa. Niềm tin đem đến yếu tố còn thiếu trong hợp đề,
nghĩa là một hiểu biêtvề Chúa như một cột trụ thiết yếu cho quan hệ tự ngã.
Nhưng để trở nên có nhận biết về Chúa, người ta trước hết phải nhận biết sự
khác biệt tuyệt đối giữa mình và Chúa. Đó là chức năng của ý thức tội lỗi. Ý
thức tội lỗi bao hàm ý thức về Chúa. Dạng cao nhất của tuyệt vọng là tuyệt vọng
về tội lỗi của mình, và do đó không nhận được sự tha thứ của Chúa. Chỉ có thông
qua vận động của đức tin mà ân sủng của Chúa mới được nhận và được thừa nhận,
nhờ đó nhận được sự cải hoá tuyệt đối của Chúa cũng như sự phụ thuộc tuyệt đối
của chúng ta vào Chúa để trở thành những tự ngã.
Thực hành giáo lý Thiên Chúa bổ
sung cho Ốm đau đến chết về mặt chủ đề. Nó đề cập đến đáp của người
Thiên Chúa giáo đối với thiên ân, và sự cưú chuộc thông qua sám hối. Nhưng nó
cũng nhắc lại một vài chủ đề trong “Các đoạn văn triết học” và “Tái
bút…”đặc biệt nó xem lại chủ đề về xúc phạm và điểm xuất phát lịch sử cho
chân lý vĩnh hằng. Chủ đề sau được khảo sát dưới đề mục lớn trở thành đương
thời với cái tuyệtđối. Niềm tin Thiên Chúa là phương tiện duy nhất để cho con
người thế tục, tự nội có thể tiếp xúc với siêu việt, với chân lý vĩnh hằng, vì
niềm tin ấy vốn là tin rằng Cơ đốc là hiện thân của Chúa. Niềm tin ấy không
phải chỉ là niềm tin của trí tuệ, mà nằm ở ý muốn thiết tha bắt chước đời sống
của Cơ đốc bằng tât cả sức mạnh của mình.
Anti-Climacus đưa
vào mục lục nhiều cách mà chúng ta có thể dùng để tấn công những kẻ rêu rao là
“Người-trời” Trong quá trình đó ông ta bàn về sự cần thiết có Chúa, như siêu
việt thể, để dùng phương pháp truyền thông gián tiếp. Người-trời không được để lộ tung tích, phải
xúât hiện dưới hình dang một ngươi đày tớ, không ai nhận ra được. Ông ta phải
chịu khổ sở, bị hắt hủi, phải tránh mọi khả năng người ta nhận ra thân phận cao
quí của mình. Chỉ có bằng phương pháp truyền thông gián tiếp, hơn là phát
hiện trực tiếp mà cá nhân mới liên hệ được với Người-trời thông qua tín
ngữong. Khả năng của tín ngưỡng là tuân theo khả năng của xúc phạm. Xúc phạm
được nhấn mạnh bằng vẻ hèn mọn không ai nhận ra được của đấng Toàn năng, và
bằng phương pháp gián tiếp của truyền thông
4-c. Công kích Nhà thờ
Kierkegaard đi đến chỗ nghĩ rằng có lẽ truyền thông gián tiếp nên
là nguồn gốc duynhất của Người-trời
Ông càng ngày càng coi sự mất phương hướng
của ông, niềm mê đắm của ông đối với ngôn ngữ như là sự cám dỗ ma quỷ. Khi
J.P.Mynster, Tổng Giámmục Nhà thờ Bình dân Đan mạch, mục sư cũ của cha ông chết
tháng Giêng 1854, Kierkegaard cảm thấy được tự do công kích Nhà thờ chính thức
một cách trực tiếp hơn và gay gắt hơn. Khi Mynster còn sống, ông đã loại
bỏ một số bài viết phê phán có ẩn ý xúc phạm. Nhưng khi H.L. Martensen, Tổng
Giámmục mới , và là đối thủ cũ của Kierkegaard mô tả Mynster qúa cố
như là “một chứng nhân của chân lý” , ông vội lao ngay vào tấn công trực diện.
Kierkegaard kính trọng Mynster như một mục sư và như một con người, nhưng
thấy sự cai quản nhà thờ của ông ta là có thiếu sót.
Mynster đã lái nhà thờ đến quan hệ gần hơn với
nhà nước, và đã coi trọng các giá trị “giáo dân” hơn “giáo lý”. Giáo dân là
hiện tượng của lich sử văn hoá, còn giáo lý là chiếc xe chuyên chở tín ngưỡng
đắm say hướng nội của cá nhân. Cái xu hướng san bằng của “thời hiện tại” nhất
định sẽ đưa giáo dân như một hiện tượng văn hoá vào một quá trình dẫn đến va
chạm với niềm tin Thiên Chúa. Nó đe doạ thay thế “cá nhân riêng lẻ” bằng “đám
đông” (dưới sự dẫn dắt của giáo đoàn) thay thế tranh đấu bằng hoà giải, cách
mạng bằng suy tư, và các tác phẩm của tình yêu bằng trạng thái no đủ. Tệ hại
nhất là nó chiếm đoạt chân lý tuyệt đối bằng những chuyện tầm phào thế tục. Do
đó, việc gọi người phát ngôn chính của nó là một “một chứng nhân của chân lý”
đã gây nên ở Kierkegaard phản ứng cực đoan.
Các lụân văn của ông đã thay đổi từ giọng
giáo hoá trang nhã sang thành công kích gay gắt. Ông chuyển từ lập trường
“trung lập vũ trang” , lòng tôn trọng các chính sách của nhà thờ sang quyết
định can thiệp “tức khắc”, Trong khoảnh khắc [Øieblikket - chớp mắt] là
ấn phẩm điên cuồng cuối cùng của Kierkegaard. “Khái niệm về lo âu” đã
nhận dạng khoảnh khắc như là giao điểm của thời gian và vĩnh cửu. Đó là thời
điểm quyết định, khoảnh khắc ảo huyền ton lên vẻ đẹp, khoảnh khắc thấy mình
cùng thời với Cơ đốc. Nó cũng là thời điểm vứt bỏ lối diễn ngôn gián tiếp để
phát biểu trực tiếp. “Khoảnh khắc” là tên cuốn sách in khổ lớn để tiếp tục tấn
công nhà thờ nhà nước. Ông cho tái bản mười lần từ bản đầu tháng Năm 1855 đến
bản cuối tháng Chín 1855, khi ông đột quỵ phải vào bệnh viện. Nhưng để phát
biểu trực tiếp sau thời gian gián tiếp quá lâu không phải như những diễn ngôn
trực tiếp “khách quan” mà ban đầu ông phản đối. Nó không phải là diễn ngôn trực
tiếp về chân lý vĩnh cửu , mà là sự can thiệp tức thời vào các chính sách
đương thời. Nó là hành động bằng lời chứ không phải một phương tiện đóng góp
cho văn học.
Một phần quan trọngn khác của “ Trước tác
thứ hai” bao gồm những suy tư tự-phản của viết về những tác phẩm của chính ống
như một tac giả. Năm 1851 ông xuất bản” về những tác phẩm của tôi như một tác
giả” và viết niều tác phẩm káhc chỉđược xuất bản sau khi ông mất. Trong số đó
có Quan điểm ề các tác phẩmnhw kà tác giả của tôi”, Một báo cáo về lịch sử
(1859) Trung lập vũ trang. Hay Lập trường của tôi một tác giả Thiên chúa giáo.
Trong giáo đoàn (1880) “Ba nhận xét vê các hoạt động của tôi với tư cách
tác giả” (1859). Ông cũng hoãn lại việc xuất bản “Sách về Adler, một nghiên cứu
mở rộng về Adolph Adler, một nhà Hegel học kiệt xuất và một mục sư trong Nhà
htờ Bình dân Đan mạch. Adler tuyên bố đã nhận được Thiên khải, nhưng
Kierkegaard trong các phân tích của mình cố gắng chứng minh rằng Adler đã nhầm
lẫn. Theo lời Kierkegaard, Adler đã trở thành “Sự châm biếm triết học
Hegel và thời hiện tại. Kierkegaard còn dùng trường hợp của Adler để
thuyết minh về sự khác nhau giữa một “thiên tài” và một “thánh tông đồ”. Một
tác phẩm khác cũng xuất bản sau khi ông chết, “ Biện chứng đạo đức và đạo
đức-tôn giáo của truyền thông” (1887). Kierkegaard trăn trở không biết có nên
xuất bản những tác phẩm truyền thông trực tiếp này nói về chiến lược truyền
thông của chính ông hay không, và ông sẽ nhìn những hành động với tư cách tác
giả của ông như thế nào. Về nỗi lo lắng đặc biệt những bài viết trực tíêp này ảnh
hưởng như thế nào đến biện chứng phức tạp của truyền thông trực tiếp và
gián tiếp ông đã dựg lên trong “tư cách tác giả” của ông. Cuối cùng ông dựa
trên hướng dẫn của cuốn “Cai trị”[Styrelse] để quyêt định không xuất
bản, rất giống với Socrate đã dựa trên những cảnh báo của cuốn daimonion
của ông về vệc có nên lôi cuốn nhân dân vào các cuộc kỉêm tra chéo triết học
hay không. Hồi tưởng lại, Kierkegaard xem các hành vi của ông với tư cách tác
giả là đã đi theo dẫn hướng của cuốn Governance. Từ đầu ông đã không có cái
nhìn rõ ràng về cấu trúc của các trước tác của ông, nhưng rồi đã thấy
rằng ông đã được hướng dẫn để viết như đòi hỏi đối với một nhà thơ tôn giáo
trong thời hiện tại. ông là một nhà văn tràn đầy ý tưởng - quá nhiều đến không
kịp viết ra hết. Do đó Governance phải ấn ông ngồi xuống như một cậu học trò và
bắt ông viết như thể đang viết “tác phẩm được giao” . Hoàn toàn giống như
ông đã biến mất trong trong các tác phẩm về tình yêu, Kierkegaard “biến
mất” trong cuộc kiểm điểm lại các hành động của ông với tư cách nhà văn dưới
biển hiệu “Governance ”.
Hiếu Tân dịch
2002
2002
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa