Một người lính cứu hỏa New York
và cái chết của Osama.
SPIEGEL, 05/10/2011
HIẾU TÂN dịch
John Ottrando, người lính cứu hỏa
New York, chẳng mất mấy thời gian để lao đến tòa tháp phía bắc trong cái buổi
sáng ngày 11 tháng Chín năm 2001 ấy. Bây giờ, sau gần 10 năm, những hình ảnh từ
ngày ấy vẫn bám riết chưa lúc nào rời ông. Nhưng ông có những cảm xúc xáo trộn
về cái chết của Osama bin Laden.
Vào sáng 11
tháng 9, 2001, John Ottrando là một trong những lính cứu hỏa đầu tiên xông vào
tòa tháp phía bắc của Trung tâm Thương mại Thế giới đang ngập trong bể khói.
Ông đến với Engine 24. Chỉ trong một ngày duy nhất đó, ông đã mất 13 đồng
nghiệp và bạn từ trạm cứu hỏa của ông ở Greenwich Village. Chín năm và 232 ngày
sau đó, khi ông nghe tin Osama bin Laden chết, ông không biết nghĩ gì. Thay vì
suy nghĩ, ông bắt đầu nói oang oang như một đứa trẻ.
Ottrando năm
nay 54 tuổi, là một người đàn ông to khỏe, rắn chắc nở nang, là cháu của những
người nhập cư Italia, là người ủng hộ Obama và một người New York tự hào. Cách
đây không lâu ông nghỉ hưu từ Cục Cứu hỏa Thành phố New York sau 24 năm phục
vụ. Ông nói ông đã có đủ, và ông đủ can đảm để thú nhận rằng ông chưa bao giờ
có khả năng đẩy những hình ảnh, âm thanh, mùi và những cảm giác của ngày 11/9
ra khỏi đầu mình.
Thật ra, chúng đã thành một phần cố định của cuộc đời ông.
Có những hình ảnh về những xác người charred trong hành lang, chết khi lửa đánh
bật trục thang máy. Có cảnh những người rơi thẳng xuống đất bên trái và bên
phải ông và nỗi sợ bị những loạt thân người rơi như mưa đá ấy đụng phải. Có
những tình cảm mơ hồ như có tội vì đã sống sót. Và, cuối cùng, có tiếng động
không thể nào quên của các tòa tháp đang sụp xuống.
Ottrando không thể nào nói chính xác tại sao ông lại khóc
khi Tổng thống Barack Obama loan báo cái chết của bin Laden. Ông nghiền ngẫm
thật lâu khi ngồi trong phòng điện thoại bọc da ở Lower East Side's Trattoria
Il Bagatto scarf ing down a plate of gnocchi. “Tôi thấy nhẹ nhõm,” ông nói,
“nhẹ nhõm, nhưng, vâng, cũng có phần trả thù.”
Một hình ảnh
truyền thông gây thất vọng
Dù sao, ông nói thêm, cái chết của bin Laden không
làm cho ai đã chết sống lại được. Hơn nữa, ông nói rằng, từ 11/9, ông đã tự hỏi
mình ít nhất mỗi ngày một lần tại sao người ta phải tiếp tục giết chóc lẫn
nhau.
Những tình cảm của John Ottrando rất hợp với tình cảm của
hầu hết những người dân New York những ngày này. Ông thấy những hình ảnh trên
ti vi về đồ đạc của những người say bia rơi vãi trên quảng trường Thời Đại, của
những người hô to “U-S-A” và những đám đông vui mừng xung quanh Gronnd Zero là
những hình ảnh của truyền thông gây phản cảm, loại hình ảnh méo mó mà các kênh
TV làm ra trong những ngày này khi họ
khua chiêng gõ trống để nâng tầm quan trọng.
Thật ra, trong đêm Chủ nhật, khi Obama có được tin vui để có
thể loan báo về cái chết của kẻ thù chung số một của người Mỹ, thì ở NewYork
chưa có đám đông nào ra đường và tụ tập – kể cả gần Ground Zero lẫn quảng
trường Thời đại. Kể cũng có vài trăm người ra các đường phố, nhưng như thế
không có gì là nhiều trong một thành phố đô hội như New York. Đa số họ là những
người quá trẻ đến mức khi Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ thì chắc họ vẫn
còn là trẻ con.
Ottrando nói rằng “việc vẫy những lá cờ Mỹ nhỏ” thậm chí
chưa bao giờ thoáng qua trí óc ông vào đêm chủ nhật. “Có một số trẻ em, có lẽ
từ Ohio hay nơi nào khác đến,” ông nói, “chúng chẳng biết mô tê gì về điều đang
xảy ra ở đây.”
Vì cuộc tập kích đánh bin Laden đã đẩy nhanh lên phía trước
kỷ niệm 10 năm ngày 11/9 trong trí óc nhân dân, khó mà xác định chính xác nó là
như thế nào. Tâm trạng ở New York những ngày này là thờ ơ, không chắc chắn,
thậm chí khó hiểu. Nó hơi giống gương mặt xanh xao của Ottrando, rất khó đọc
ra. Khó mà nói được cái ngày chấn thương ấy vẫn còn ám ảnh ông biết bao nhiêu
hay mọi sự việc đã qua đối với ông như thế nào trong thập kỷ vừa rồi.
Một người New York tự hào
Ottrando nói ở đây nhận ra rằng việc hành hình bin Laden sẽ
không giải quyết được bất kỳ vấn đề nào. Mọi người cũng biết rằng không có lý
do gì để ăn mừng khi một người nào đó bị giết bằng những phát súng bắn vào đầu
và ngực. Ông thú nhận rằng có những cảm
giác thỏa mãn, một cảm giác rằng bin Laden đã lãnh cái mà ông ta đáng phải
chịu. Các tờ báo của thành phố đã mô tả lặp đi lặp lại cái khoảnh khắc “vui buồn
lẫn lộn” và Ottrando thấy nó là một mô tả thích hợp.
Tuy nhiên, dù cho người New York nghĩ gì, kẻ thù lớn nhất
của thành phố này đã bị loại trừ. Bin Laden là người đã kích động những kẻ ủng
hộ ông ta mưu đồ đánh bom quảng trường Thời đại và là người đã muốn thấy cầu
Brooklyn sập. Ông ta ghét mọi thứ của thành phố này, cái sinh khí của nó, cái
tự do của nó, sự thiếu những cấm đoán hạn chế của nó và cái sáng chói rực rỡ
của nó.
Và thậm chí dù không biết John Ottrando, Osama bin Laden
cũng cứ ghét ông. Dõng dạc như một người New York tự hào bước ra từ trong phim,
Ottrendo nói: “Thành phố này tha thứ cho tất cả những gì trái với ý muốn của
con người ở đây. Và điều đó bao gồm cả
sự kiện là những người Cơ đốc và những người Hồi giáo, những người phật tử và
những gì đã khiến anh sống tốt ở đây hay ít nhất để cho người khác yên ổn. Họ
sẽ không bao giờ có được điều đó, và chúng tôi sẽ không bao giờ làm theo cách
khác.”
Thị trưởng New York Michael Bloomberg cũng không phát biểu
hay hơn thế khi ông diễu hành đến Ground Zero với một đoàn tùy tùng đông đảo vào
chiều hôm thứ Hai. Những người viết diễn văn cho ông đã soạn một bài diễn văn
hùng hồn và thich hợp mà sếp của họ đọc một cách trịnh trọng với một công
trường xây dựng lớn làm phông nền sau lưng.
Tinh thần chưa bao giờ mạnh hơn bây giờ
“Osama bin Laden đã chết,” Bloomberg đọc vào đám 23 camera
truyền hình và nhiều nhiếp ảnh gia khác, “và công trường Trung tâm Thương mại
Thế giới” đang náo nhiệt với cuộc sống mới. Osama bin Laden đã chết, và vùng Hạ
Manhattan đang sôi động với hoạt động mới. Osama bin Laden đã chết, và tinh
thần của thành phố New York chưa bao giờ mạnh hơn.”
Sau đó, trong khi đi một vòng quanh hố xây dựng của Trung
tâm Thương mại Thế giới mới, Bloomberg được hỏi ông nghĩ gì khi cái tin bin
Laden chết đến với ông. Giống như John Ottrando, ông nói những ý nghĩ đầu tiên
của ông là về các nạn nhân. Ông nói ông tự hỏi mình về cống hiến mà 3.000 con
người có thế đã làm cho cuộc sống của thành phố này. Ông nói, đó là điều mà ông
tự hỏi ông hầu như hằng ngày.
Tiếp sau diễn văn của Bloomberg là những phát biểu của các
chỉ huy cảnh sát và cứu hỏa, những người này khuyên các công dân thành phố hãy
cảnh giác trước nguy cơ đang lên cao của những cuộc tấn công trả thù. Mặc dù
ông thường thích bỏ qua mọi lời cảnh báo, ngay cả Ottrando lúc này cũng tính
đến điều xấu nhất. Ông thích bài diễn văn của Bloomberg, đặc biệt những đoạn
nói về sức mạnh của New York và tinh thần one-of-a-kind.
Ngày 11 tháng 9 đã ghi dấu ấn của nó vào các đường phố và
các tòa nhà chọc trời như một quá khứ nặng nề không thể xóa mờ, nó sống mãi với
những ký ức của nhiều người, trong những hình ảnh, những câu chuyện, những dịp
kỷ niệm và thậm chí trong cả những cuộc cãi vã bất tận.
Quả thật cũng phải mất một thời gian trước khi đi đến quyết
định cuối cùng rằng có nên xây dựng lại Ground Zero hay không. Đã có một sự
chậm trễ kéo dài trước khi tìm được những nhà thầu tin vào dự án này. Và vấn đề
liệu có nên cho phép một trung tâm văn hóa Hồi giáo và một thánh đường Hồi giáo
chuyển đến gần Trung tâm Thương mại Thế giới không đã gây ra sự chia rẽ giữa
trong nước Mỹ đến phải đưa ra trước Quốc hội và Nhà Trắng.
Can đảm nói thẳng lòng mình
Trong nhiều năm, những nạn nhân của cuộc tấn công khủng bố
và thân nhân của những người bị giết đã phàn nàn về tình trạng thiếu đoàn kết.
Ottrando nói rằng nhiều hứa hẹn không được thỏa mãn, như lời hứa trang bị cho
cảnh sát và lính cứu hỏa những thiết bị tối tân nhất. Đài tưởng niệm tại quang
cảnh nơi xảy ra thảm họa, ban đầu là quan tâm hàng đầu của mọi bước phát triển
mới, đã mất đi phần lớn sự tập trung chú ý khi các kế hoạch tiến lên.
Thật ra, thành phố này đang trong thời kỳ khó khăn hơn đối
phó với những gì ngày 11/9 để lại. Người dân có xu hướng ít hăng hái hơn
Ottrando, là người mạnh dạn nói công khai về những tình cảm trái ngược của
mình. “Đôi khi tôi bị nỗi sợ dày vò, như vừa rồi,” ông nói. “Nhưng nó luôn luôn
biến đi. Nếu tôi nghe tiếng ồn lớn, tôi cảnh giác. Đại loại như thế.”
Loại sự việc như thế đã thành một phần của cuộc sống của New
York trong gần mười năm, vì cuộc tấn công ấy như từ trên trời rơi xuống. Mặc dù
cái nghị lực không ngơi nghỉ và hoạt động suốt ngày đêm, người ta vẫn nói về
một thành phố bị thương. Giống như nhiều nthành phố châu Âu, nó đã trở thành
nơi chứa đầy những nỗi đau đớn âm thầm ám ảnh.
Bất cứ lúc nào có thể là Ottrando tránh xa những đám đông và
những chỗ đi lại tấp nập hình thành xung quanh công trường xây dựng lớn trước
đây từng là Ground Zero và sẽ mãi mãi còn để lại một bãi tha ma.
Một người lính cứu hỏa ở New York
Ông đặc biệt tránh nó những ngày này. Từ khi có tin về cái
chết của bin Laden, hàng chục đoàn quay phim đã chen kín các đường phố xung
quanh Ground Zero để quay phim các sự kiện sẽ được cả thế giới theo dõi, như
bài diễn văn của Obama. Ottrando chậm rãi thở ra qua làn môi bĩu. Tất cả đối
với ông như một trò xiếc.
Ottrando nói bây giờ cuộc sống của ông tập trung vào hai cậu
con trai, năm nay 16 và 19 tuổi, khi 11/9 xảy ra chỉ mới 6 và 9 tuổi. Khi những
tường thuật về cái chết của Obama đến, cậu trai lớn gọi điện về nhà hỏi bố đang
làm gì đó. Ottrando trả lời rằng ông vẫn ổn bằng giọng ngắc ngứ trong khi ông
cố giấu rằng ông đang khóc.
Năm phút sau, cậu trai gọi lại và hỏi mọi việc có thật sự ổn
không đấy. “Nó lo lắng,” Ottrando nói. Ông nói thêm rằng ông tự hào về hai con
trai của mình, giải thích thằng nhỏ ở trường học giỏi như thế nào và có thể vào
đại học. Thằng lớn gần đây tuyên bố rằng nó muốn trở thành một người lính cứu
hỏa – nhưng chỉ ở thành phố New York này thôi.
Josh Ward dịch từ tiếng Đức
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét