Hiếu Tân
Khi đọc (trên mạng) những trích đoạn TĐT nói
(chuyện với Lê Tiến) được ghi âm lại, tôi thấy khả nghi: lẽ nào một nhà triết học,
nói về một lí thuyết triết học, mà không có lập luận gì cả, chỉ nhắc đi nhắc lại
Marx sai, chính Marx đã sai, rồi Hegel sai, và Marx theo Hegel Marx cũng sai! Rồi
đập bàn, nóng này, giận dữ. Không có vẻ một nhà triết học, nhà nghiên cứu.
Nhưng
sau khi đọc cả tài liệu, đến đoạn cuối này như một bằng chứng, thì tôi thấy có
thể là thật. Thì ra trước đó tôi đánh giá TĐT cao hơn, hay nói cách khác, kì vọng
hơn. Và tôi buồn cho ông.
Cuốn
sách mỏng cho thấy một đoạn đời TĐT, đoạn cuối cùng, từ khi ông sang Pháp đến
khi chết. Người thuật lại có một tình cảm
quý trọng chân thành đối với TĐT, và tôi cảm ơn ông về điều đó. Nhờ có cuốn
sách mà chúng ta hiểu TĐT rõ hơn.
Cầm
trên tay “Những lời trăng trối” của
TĐT, người đọc nghĩ gì? Chúng ta mong được thấy những suy tư triết học của một
người được coi là nhà triết học gần như duy nhất của đất nước, người do một sự
lắt léo của số phận mà thành “người quan sát trong cuộc” của cách mạng cộng sản
ở VN, và người cuối cùng đã phản tỉnh, đã nhìn thấy “mặt thật” và từ bỏ nó. Con
đường ‘le chemin de tourment’ đã qua và những suy tư của một đầu óc tầm cỡ
triết gia như ông sẽ giúp cho nhiều người đi sau thoát khỏi lầm lạc chăng? Bây
giờ, cái gì là đúng cái gì là sai đã rõ ràng, nhưng là nhà triết học, ông có thể
giúp cho ta nhìn lại cái phương pháp, để trong muôn vàn rối rắm, biết tách ra
khỏi cái sai mà tìm về gần với chân lí. Kì vọng của chúng ta đặt vào nhà triết
học là vậy, chứ không phải những kiến thức rối mù trong suy tư trừu tượng rút
ra từ núi sách vở mà ông đã đọc.
Ta
gặp trong sách chuyện kể về những đoạn đời chủ yếu của TĐT từ khi về nước
(1951) đến khi trở lại Pháp (1992) những nỗi niềm, cay đắng, bức xúc, những băn
khoăn , trăn trở, qua trải nghiệm thực tế của nhà triết học. Lời thuật nói
chung là khả tín. Một điều đáng tiếc nhỏ, là đôi khi người thuật có xu hướng
“tiểu thuyết hóa”, dường như là do muốn bổ sung cho câu chuyện bớt sơ sài. Chẳng
hạn chuyện kể CCRĐ: bắt rễ - xâu chuỗi
– họp đội – xử án địa chủ, quá tỉ mi – là
cách kể của
nhà văn cho người đọc – không phải giọng
trò chuyện riêng, và thiếu
những nhận định khái quát.
Có những chi tiết đã nhiều người biết, như vụ xử bà Năm, nhưng vụ cố vấn
TQ nêu tấm gương ‘cụ Hồ xử bắn bà Năm’, tôi cho là không thực. Về
CCRĐ, điều mà tôi muốn biết là khi đó TĐT đã viết gì về CCRĐ, ý kiến
có tính triết học?
(Được biết TĐT có bài viết về CCRĐ, nhưng hình như ngoài những hệ lụy tồi tệ đối
với tác giả, bài viết không có tiếng vang đáng kể nào.)
Ngoài
ra trong sách có một số chi tiết không đúng thời điểm: Điện hạt nhân – xe lửa
cao tốc – khách sạn 5 sao, những vấn đề chỉ gần đây mới có: (Thảo ra đi 1993!).