Immanuel Kant
Hiếu Tân dịch
This is a so important text that I cannot help translating it myself
[though there have been dozens of Viet.versions circulating]
Khai sáng là sự vươn lên của con người khỏi tình trạng vị thành niên mà hắn tự áp đặt cho mình. Vị thành niên là không có khả năng sử dụng hiểu biết của chính mình mà không cần sự dẫn dắt của người khác. Tình trạng vị thành nên này là tự áp đặt nếu nguyên nhân của nó không nằm trong sự thiếu hiểu biết mà nằm trong sự thiếu cả quyết và thiếu can đảm để sử dụng trí tuệ của chính mình mà không có sự dẫn dắt của người khác. Do đó, “Hãy dám biết!” (Sapere aude.) “Hãy can đảm sử dụng hiểu biết của chính mình” là khẩu hiệu của khai sáng.
Lười nhác và hèn nhát là những lí do khiến một phần đông đến thế của loài người vẫn cam tâm làm vị thành niên trong suốt cuộc đời của họ, rất lâu sau khi tự nhiên đã giải phóng họ khỏi sự dẫn dắt của bên ngoài. Đó cũng là lí do tại sao nhiều người khác tự khoác lấy vai trò giám hộ đến thế. Bởi làm vị thành niên thì thật là dễ chịu. Nếu tôi có một cuốn sách nó suy nghĩ hộ tôi, một mục sư hành động thay cho lương tâm tôi, một thày thuốc kê đơn ăn kiêng cho tôi, và vân vân, thì tôi chẳng cần tự mình ra tay làm gì. Tôi chẳng cần suy nghĩ, nếu tôi chỉ cần trả tiền, những người khác sẽ lo những chuyện khó chịu ấy cho tôi. Những người giám hộ đã có lòng tốt đảm nhận lấy việc giám sát thấy rằng tuyệt đại đa số loài người – trong đó có toàn bộ phái đẹp – coi cái bước đến trưởng thành này không chỉ là khắc nghiệt, mà còn cực kì nguy hiểm. Trước hết, những người giám hộ này làm cho những gia súc mà họ chăn dắt ngu đần đi, và cẩn thận đề phòng chớ để những kẻ dễ bảo này bước đi một bước mà không có sợi dây thừng dắt mũi. Họ cho chúng thấy sự nguy hiểm đang rình rập chúng nếu chúng dám tự mình bước đi. Thế nhưng sự hiểm nguy này thật sự không có gì là lớn, sau khi xảy chân vấp ngã vài lần ít nhất chúng có thể học cách bước đi. Tuy nhiên, những thí dụ về những thất bại như thế đủ hăm dọa và thường làm thối chí kẻ muốn tiến lên thêm.
Như vậy việc cá nhân tự mình bước ra khỏi trạng thái vị thành niên là hết sức khó khăn, vì trạng thái vị thành niên này hầu như đã trở thành bản chất thứ hai của hắn. Hắn thậm chí đi đến chỗ thích trạng thái ấy, và trước hết hắn thật sự không có khả năng sử dụng hiểu biết của chính hắn bởi vì hắn chưa bao giờ được phép thử làm như thế. Những giáo điều và những công thức, những công cụ cơ giới đó được làm ra để sử dụng một cách hợp lý – chứ không phải để lạm dụng – các năng khiếu tự nhiên của hắn, là những gông cùm của trạng thái vị thành niên kéo dài. Người nào vứt bỏ chúng đi là làm một cú nhảy vọt ngập ngừng qua cái rãnh hẹp nhất, bởi vì hắn không quen với một chuyển động tự do như thế. Đó là lí do tại sao chỉ có một số ít người bước đi một cách vững vàng, và họ đã qua khỏi tình trạng vị thành niên bằng cách trau dồi trí tuệ của chính họ.
Tuy nhiên, công chúng tự khai sáng chính mình thì dễ dàng hơn, quả thế, nếu chỉ cần cho họ tự do, thì khai sáng là không thể tránh khỏi. Sẽ luôn có một ít những nhà tư tưởng độc lập, ngay trong số những người giám hộ tự phong của số đông. Ngay khi những người như thế vừa vứt bỏ cái ách vị thành niên, họ sẽ quảng bá quanh họ tinh thần đề cao giá trị con người một cách hợp lí và bổn phận của con người suy nghĩ cho chính mình. Đặc biệt đáng chú ý là công chúng trước đây bị những con người này quàng vào cái ách thì sau này buộc chính những kẻ giám hộ ấy vẫn phải chịu phục tùng, nếu nó bị kích động bởi một số giám hộ là những kẻ tự bản thân không có bất kì khả năng khai sáng nào. Điều đó cho thấy việc cấy những thành kiến vào đầu óc người ta độc địa như thế nào: rốt cuộc chúng sẽ trả thù những tác giả tạo ra chúng hay những hậu duệ của họ. Do đó một công chúng chỉ có thể khai sáng một cách chạm chạp. Một cuộc cách mạng có thể chấm dứt một chế độ độc tài cá nhân hoặc ách áp bức tham tàn bạo ngược, nhưng không bao giờ thật sự cải cách được những lối suy nghĩ. Những thành kiến khác sẽ hoạt động thay cho các thành kiến cũ, dẫn lối cho đám đông không suy nghĩ.
Cuộc khai sáng này không đòi hỏi gì khác ngoài tự do – và cái được gọi là “tự do” là điều vô hại nhất trong mọi điều vô hại: tự do khiến công chúng sử dụng lí trí của họ trong mọi vấn đề. Thế nhưng tôi lại nghe thấy tiếng kêu gào từ mọi phía: “Không được cãi!” Các sĩ quan nói: “Không được cãi, tập đi!” Nhân viên thu thuế “Không được cãi, nộp đi!” Mục sư: “Không được cãi, hãy tin!” Chỉ có một nhà cai trị trên thế giới nói: “Cãi bao nhiêu tùy thích, nhưng hãy tuân lệnh!” Chúng ta thấy sự hạn chế tự do ở khắp mọi nơi. Nhưng sự hạn chế nào có hại cho khai sáng? Sự hạn chế nào là vô hại, và sự hạn chế nào thúc đẩy khai sáng? Tôi trả lời: việc công chúng sử dụng lí trí của chính họ phải được tự do trong mọi thời gian, và chỉ riêng điều này là có thể mang khai sáng đến cho loài người.
Mặt khác, việc sử dụng riêng tư lí trí thường có thể bị hạn chế mà không gây trở ngại gì cho sự tiến bộ của khai sáng. Bằng “sử dụng công khai lí trí của mình” tôi muốn nói về sự sử dụng của một người với tư cách một học giả, trước công chúng đọc sách. Tôi gọi “sử dụng riêng tư” là việc một người sử dụng lí trí của mình trong một cương vị xã hội được giao phó cho anh ta. Trong một số sự vụ ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, cần một bộ máy [chính quyền] nhất định trong đó một số thành viên của cộng đồng giữ nguyên bị động. Điều này tạo ra sự nhất trí giả tạo giúp thực hiện những mục tiêu công cộng, hoặc ít nhất giữ cho những mục tiêu ấy khỏi bị phá hoại. Ở đây không cho phép tranh cãi: mọi người phải tuân thủ. Trong chừng mực một bộ phận của bộ máy này tự coi mình đồng thời là một thành viên của một cộng đồng phổ quát – một xã hội thế giới của các công dân – (chúng ta hãy nói rằng anh ta nghĩ về mình như một học giả đang nói chuyện một cách sáng suốt với công chúng của anh ta thông qua những bài viết) tất nhiên anh ta có thể cãi, và công việc mà anh ta tham gia vào như một thành viên thụ động sẽ không bị ảnh hưởng. Như vậy sẽ rất không may nếu một sĩ quan đang làm nhiệm vụ mà dưới sự điều khiển của anh ta những người dưới quyền lại muốn phê phán tính thích đáng và ích lợi của những mệnh lệnh của anh ta. Cấp dưới phải tuân thủ. Nhưng với tư cách một học giả anh ta không thể trách khỏi bị nhận xét về những sai lầm trong phục vụ quân đội và không tránh được việc đưa những quan điểm của anh ta cho công chúng phán xét. Người công dân không thể từ chối những sắc thuế đánh lên anh ta, thậm chí việc chỉ trích một cách thiếu lịch sự những sắc thuế ấy có thể còn bị trừng phạt như một vụ tai tiếng có thể gây tình trạng bất tuân chung. Tuy nhiên, người ấy không vi phạm nghĩa vụ của một công dân nếu, với tư cách một học giả, anh ta công khai biểu lộ phản đối chỗ không đúng hoặc có thể là bất công của những sắc thuế ấy. Một mục sư cũng thế, ông ta nhất định phải giảng đạo cho các con chiên của ông theo đúng những giáo lí của giáo hội mà ông phụng sự, vì ông đã được phong chức với điều kiện đó. Nhưng là một học giả ông có đầy đủ quyền tự do, đúng ra là nghĩa vụ, thông báo đến giáo dân của mình tất cả những tư tưởng đã được suy xét kỹ lưỡng và có tính xây dựng liên quan đến những sai lầm trong những giáo lí ấy, và những đề xuất của ông về việc cải tiến giáo lí tôn giáo và những thiết chế nhà thờ. Điều này không có gì là gánh nặng đè lên lương tâm ông. Vì những gì ông giảng trong khi theo đuổi chức vụ của mình như một đại diện của giáo hội, ông trình bày như một cái gì đó ông không được tự do giảng khi ông thấy nó. Ông nói như một người dược thuê để nói nhân danh và thừa lệnh người khác. Ông sẽ nói “Giáo hội của chúng ta dạy điều này điều kia; đây là những bằng chứng mà nó sử dụng.” Như vậy ông sẽ làm lợi cho giáo dân của ông càng nhiều càng tốt bằng cách trình bày những giáo lí mà có thể ông không hoàn toàn tin. Ông có thể tự hứa với mình sẽ dạy chúng, bởi vì không phải hoàn toàn không có khá năng là chúng hàm chứa một chân lí ẩn giấu. Trong mọi trường hợp, ông không tìm thấy điều gì trong những giáo lí ấy mâu thuẫn với cốt lõi của tôn giáo. Vì nếu ông tin rằng những mâu thuẫn như thế có tồn tại thì ông không thể trông nom chức trách của mình với một lương tâm trong sáng. Có lẽ ông phải từ chức. Do đó việc một học giả sử dụng lí trí của mình trước công chúng thuê ông ta chỉ là một sử dụng riêng tư, vì dù ở qui mô nào, đây chỉ là một cử tọa nội bộ. Theo cách nhìn này thì ông ta, như một người thuyết giảng, không có tự do và không thể được tự do, vì ông ta đang thực hiện mệnh lệnh của người khác. Mặt khác, với tư cách một học giả nói cho công chúng của chính mình (thế giới) thông qua bài viết, vị mục sư trong sử dụng công khai lý trí của mình được hưởng tự do không giới hạn để sử dụng lí trí của chính mình và nói nhân danh chính mình. Nếu bản thân những giám hộ của nhân dân lại bị đối xử như vị thành niên thì sẽ là một sự phi lí dẫn đến những phi lí triền miên.
Nhưng một hiệp hội các mục sư, tức là một Hội đồng Nhà thờ… có quyền cam kết bằng lời thề với một giáo lí không thể thay đổi nào đó để giữ cho được vai trò giám hộ vĩnh viễn đối với tất cả những thành viên của nó, và thông qua họ, với toàn thể nhân dân không? Tôi cho rằng điều đó là hoàn toàn không thể được. Một thỏa thuận như thế, nhất quyết giữ loài người khỏi tiến bộ của khai sáng, đơn giản là không hiệu lực và vô giá trị cho dù nó có được phê chuẩn bởi quyền lực tối cao, bởi các nghị viện, và những hiệp ước long trọng nhất. Một thời đại không thể kí một công ước làm hại đến những thời đại kế tiếp, ngăn ngừa chúng khỏi tăng thêm những hiểu biết thấu đáo quan trọng, tự tẩy sạch bản thân khỏi những sai lầm, và nói chung tiến bộ trên con đường khai sáng. Đó sẽ là tội ác chống lại bản chất con người mà số phận đích thực nằm trong một tiến bộ như thế. Do đó, những thời đại kế tiếp hoàn toàn có quyền từ chối những quyết định như thế, coi như chúng là trái phép và kì quặc. Viên đá thử cho tất cả những quyết định có thể được làm thành luật cho một dân tộc nằm trong câu hỏi này: Liệu một dân tộc có thể áp đặt một luật như thế lên bản thân nó không? Vậy thì có thể đưa ra một trật tự nào đó cho một thời kì ngắn trong khi chờ đợi một trật tự tốt hơn. Nhưng, trong khi trật tự tạm thời tiếp tục, nên để cho mỗi công dân (trên hết, mỗi mục sư với tư cách học giả) tự do công bố những phê phán của ông ta về những sai lỗi của thể chế hiện hành. Điều này nên để tiếp tục cho đến khi hiểu biết của công chúng về những vấn đề ấy tiến xa đến mức, bằng cách liên kết tiếng nói của nhiều (mặc dù không nhất thiết phải tất cả) học giả, những đề nghị cải cách có thể đưa ra trước quyền lực tối cao để bảo vệ những cộng đồng đã quyết định, theo trí tuệ sáng suốt nhất của họ, về một trật tự tôn giáo được thay đổi, nhưng vẫn không cản trở những ai vẫn muốn trung thành với những thiết chế cũ. Nhưng tán thành một thiết chế tôn giáo vĩnh viễn không bị chất viễn công khai bởi bất cứ ai muốn chất vấn, như nó vốn thế, sẽ là thủ tiêu một thời kì tiến bộ trong sự cải thiện của con người. Điều này phải tuyệt đối cấm.
Một con người có thể trì hoãn sự khai sáng của bản thân hắn, nhưng chỉ trong một giai đoạn hạn chế. Và vứt bỏ hoàn toàn khai sáng, cho bản thân và cho hậu duệ của mình, là xâm phạm và giẫm đạp lên những quyền thiêng liêng của con người. Những gì mà một dân tộc không được quyết định cho mình, lại càng không được quyết định bởi một quốc vương, vì danh tiếng của ông ta như một nhà cai trị lại nằm chính trong cái cách mà ông liên kết ý chí của toàn dân vào ý chí của chính ông. Chỉ cần ông thấy rằng tất cả sự cái thiện thật sự hay được cho là cải thiện [tôn giáo] là phù hợp với trật tự xã hội, thì ông có thể để mặc cho các thần dân của mình làm những gì họ cảm thấy cần thiết cho sự cứu rỗi linh hồn họ. Cứu rỗi không phải là việc của ông, công việc của ông là ngăn ngừa một người khỏi dùng sức mạnh cản trở người khác quyết định và nâng sự cứu rỗi của anh ta lên đến khả năng cao nhất của mình. Quả thật, sẽ tổn hại đến danh tiếng của nhà vua nếu ông can thiệp vào những vấn đề này và giám sát những tác phẩm trong đó thần dân của ông muốn bày tỏ công khai những quan điểm [tôn giáo] của họ, ngay cả khi ông làm việc đó từ tầm nhìn sáng suốt nhất của ông, bởi vì khi đó ông đã tự rơi vào lời chê trách: Caesar non est supra grammaticos (“Caesar không đứng trên các nhà ngữ pháp”). Sẽ còn tồi tệ hơn khi ông hạ thấp quyền lực tối cao của mình đến mức ủng hộ sự chuyên chế về tinh thần của một vài những kẻ bạo ngược trong nhà nước của ông trên đầu số còn lại của các thần dân của ông.
Khi chúng ta hỏi: Có phải ngày nay chúng ta đang sống trong một thời đại đã được khai sáng không, thì câu trả lời là: Không, nhưng chúng ta sống trong một thời đại đang khai sáng. Như hiện trạng ngày nay, vẫn còn xa sự thật việc con người đã có khả năng sử dụng trí tuệ của chính họ trong các vấn đề tôn giáo một cách tự tin và đúng đắn mà không nhờ đến dẫn dắt từ bên ngoài. Tuy nhiên, chúng ta có một số dấu hiệu rõ ràng rằng lĩnh vực hoạt động cho mục tiêu này [chân lí tôn giáo] nay đã mở. Hơn nữa, Những kẻ cản trở khai sáng chung hay sự nổi lên từ vị thành niên tự áp đặt đang dần dần giảm đi. Về khía cạnh này thì đây là thời đại khai sáng và là thế kỉ của Frederick [Đại Đế].
Một ông hoàng không nên cho rằng việc tuyên bố rằng ông ta coi bổn phận của ông không phải là ra mệnh lệnh gì đó cho các thần dân của ông ta, mà để họ hoàn toàn tự do trong các vấn đề tôn giáo, là hạ thấp phẩm giá của ông. Nếu ông ta từ chối cái từ ngạo mạn “khoan dung”, thì bản thân ông ta đã được khai sáng; ông xứng đáng được những người biết ơn và hậu thế ca ngợi, như người đầu tiên giải thoát loài người khỏi sự lệ thuộc, ít nhất vào chính phủ, và để mọi người sử dụng trí tuệ của chính họ trong những vấn đề lương tâm. Dưới sự cai trị của ông, những thày cả chính trực, hành động như những học giả, bất kể những bổn phận theo chức vụ của họ, có thể tự do và công khai công bố những tư tưởng của họ cho thế giới thẩm định, mặc dù đó đây có những chỗ đi chệch khỏi giáo lí đã được công nhận. Điều này với những người không bị bó buộc bởi lời thề nhậm chức còn đúng hơn. Tinh thần tự do đang lan tỏa ra bên ngoài các biên giới [của Phổ] ngay cả những nơi nó phải tranh đấu chống lại những cản trở bên ngoài do một chính phủ đã không nắm được những quyền lợi của nó dựng lên. Nước Phổ của vua Frederick là một tấm gương sáng chói rằng tự do không cần gây ra lo lắng nhỏ nhất cho trật tự công cộng hoặc cho sự đoàn kết của cộng đồng. Khi người ta không cố tình giữ mọi người trong tình trạng dã man, họ sẽ dần dần tự mình ra khỏi tình trạng đó.
Tôi đã nhấn mạnh điểm chính yếu của khai sáng – con người thoát ra khỏi tình trạng vị thành niên tự áp đặt – trước hết trong các vấn đề tôn giáo, bởi vì những nhà cai trị của chúng ta không quan tâm đến việc đóng vai trò giám hộ cho các thần dân của họ trong nghệ thuật và khoa học. Trên hết, vị thành niên trong tôn giáo không chỉ có hại nhất mà còn ô nhục nhất. Nhưng cách xử lí của người càm quyền cai trị tối cao ưa thích tự do trong nghệ thuật và khoa học còn đi xa hơn: ông biết rằng không có nguy hiểm trong việc cho phép các thần dân của ông sử dụng công khai lí trí của họ và công bố các ý tưởng của họ về một thể chế tốt hơn, cũng như sự phê phán ngay thẳng đối với những đạo luật cơ bản hiện hành. Chúng ta đã có một thí dụ ấn tượng [về thứ tự do như thế] và không một vị vua nào có thể sánh được vị vua mà chúng ta tôn kính.
Nhưng chỉ có người tự khai sáng cho mình, người không sợ bóng tối, và người đồng thời chỉ huy một đội quân đông đảo và có kỉ luật như người bảo đảm hòa bình cho công chúng – chỉ có ông ấy mới có thể nói những điều mà [nguyên thủ của] một nhà nước tự do không dám nói: “Cứ cãi bao nhiêu tùy thích, và về chuyện gì tùy thích, nhưng hãy tuân lệnh!” Như vậy ở đây cũng như ở nơi khác, chúng ta thấy trong những công việc của con người, trong đó hầu hết mọi thứ là nghịch lí, một tiến trình của các sự kiện đáng ngạc nhiên và không chờ đợi: một mức độ lớn của quyền tự do công dân tạo thuận lợi cho tự do trí tuệ của nhân dân, tuy nhiên đồng thời nó cũng dựng lên những rào cản không thể vượt qua. Tuy nhiên một mức độ nhỏ hơn của quyền tự do công dân tạo chỗ để cho tinh thần tự do đó mở ra đến những giới hạn của các khả năng của nó. Khi đó tự nhiên đã cẩn thận gieo trồng hạt giống bên trong cái lõi cứng – tức là cái thiên hướng của tư tưởng tự do và sự thúc đẩy nó. Và tư tưởng tự do này dần dần sẽ tác động trở lại những lối suy nghĩ của nhân dân, và con người ngày càng có khả năng hành động trong tự do. Cuối cùng tư tưởng tự do tác động lên lên những nền tảng của chính phủ và nhà nước thấy nó sẵn sàng đối xử với con người, bây giờ hơn một cỗ máy, phù hợp với phẩm giá của họ.
HT 10.11.14
What Is Enlightenment?
Immanuel Kant 1
Enlightenment is man's emergence from his self-imposed nonage. Nonage is the inability to use one's own understanding without another's guidance. This nonage is self-imposed if its cause lies not in lack of understanding but in indecision and lack of courage to use one's own mind without another's guidance. Dare to know! (Sapere aude.) "Have the courage to use your own understanding," is therefore the motto of the enlightenment.
Laziness and cowardice are the reasons why such a large part of mankind gladly remain minors all their lives, long after nature has freed them from external guidance. They are the reasons why it is so easy for others to set themselves up as guardians. It is so comfortable to be a minor. If I have a book that thinks for me, a pastor who acts as my conscience, a physician who prescribes my diet, and so on--then I have no need to exert myself. I have no need to think, if only I can pay; others will take care of that disagreeable business for me. Those guardians who have kindly taken supervision upon themselves see to it that the overwhelming majority of mankind--among them the entire fair sex--should consider the step to maturity, not only as hard, but as extremely dangerous. First, these guardians make their domestic cattle stupid and carefully prevent the docile creatures from taking a single step without the leading-strings to which they have fastened them. Then they show them the danger that would threaten them if they should try to walk by themselves. Now this danger is really not very great; after stumbling a few times they would, at last, learn to walk. However, examples of such failures intimidate and generally discourage all further attempts.
Thus it is very difficult for the individual to work himself out of the nonage which has become almost second nature to him. He has even grown to like it, and is at first really incapable of using his own understanding because he has never been permitted to try it. Dogmas and formulas, these mechanical tools designed for reasonable use--or rather abuse--of his natural gifts, are the fetters of an everlasting nonage. The man who casts them off would make an uncertain leap over the narrowest ditch, because he is not used to such free movement. That is why there are only a few men who walk firmly, and who have emerged from nonage by cultivating their own minds.
It is more nearly possible, however, for the public to enlighten itself; indeed, if it is only given freedom, enlightenment is almost inevitable. There will always be a few independent thinkers, even among the self-appointed guardians of the multitude. Once such men have thrown off the yoke of nonage, they will spread about them the spirit of a reasonable appreciation of man's value and of his duty to think for himself. It is especially to be noted that the public which was earlier brought under the yoke by these men afterwards forces these very guardians to remain in submission, if it is so incited by some of its guardians who are themselves incapable of any enlightenment. That shows how pernicious it is to implant prejudices: they will eventually revenge themselves upon their authors or their authors' descendants. Therefore, a public can achieve enlightenment only slowly. A revolution may bring about the end of a personal despotism or of avaricious tyrannical oppression, but never a true reform of modes of thought. New prejudices will serve, in place of the old, as guide lines for the unthinking multitude.
This enlightenment requires nothing but freedom--and the most innocent of all that may be called "freedom": freedom to make public use of one's reason in all matters. Now I hear the cry from all sides: "Do not argue!" The officer says: "Do not argue--drill!" The tax collector: "Do not argue--pay!" The pastor: "Do not argue--believe!" Only one ruler in the world says: "Argue as much as you please, but obey!" We find restrictions on freedom everywhere. But which restriction is harmful to enlightenment? Which restriction is innocent, and which advances enlightenment? I reply: the public use of one's reason must be free at all times, and this alone can bring enlightenment to mankind.
On the other hand, the private use of reason may frequently be narrowly restricted without especially hindering the progress of enlightenment. By "public use of one's reason" I mean that use which a man, as scholar, makes of it before the reading public. I call "private use" that use which a man makes of his reason in a civic post that has been entrusted to him. In some affairs affecting the interest of the community a certain [governmental] mechanism is necessary in which some members of the community remain passive. This creates an artificial unanimity which will serve the fulfillment of public objectives, or at least keep these objectives from being destroyed. Here arguing is not permitted: one must obey. Insofar as a part of this machine considers himself at the same time a member of a universal community--a world society of citizens--(let us say that he thinks of himself as a scholar rationally addressing his public through his writings) he may indeed argue, and the affairs with which he is associated in part as a passive member will not suffer. Thus it would be very unfortunate if an officer on duty and under orders from his superiors should want to criticize the appropriateness or utility of his orders. He must obey. But as a scholar he could not rightfully be prevented from taking notice of the mistakes in the military service and from submitting his views to his public for its judgment. The citizen cannot refuse to pay the taxes levied upon him; indeed, impertinent censure of such taxes could be punished as a scandal that might cause general disobedience. Nevertheless, this man does not violate the duties of a citizen if, as a scholar, he publicly expresses his objections to the impropriety or possible injustice of such levies. A pastor, too, is bound to preach to his congregation in accord with the doctrines of the church which he serves, for he was ordained on that condition. But as a scholar he has full freedom, indeed the obligation, to communicate to his public all his carefully examined and constructive thoughts concerning errors in that doctrine and his proposals concerning improvement of religious dogma and church institutions. This is nothing that could burden his conscience. For what he teaches in pursuance of his office as representative of the church, he represents as something which he is not free to teach as he sees it. He speaks as one who is employed to speak in the name and under the orders of another. He will say: "Our church teaches this or that; these are the proofs which it employs." Thus he will benefit his congregation as much as possible by presenting doctrines to which he may not subscribe with full conviction. He can commit himself to teach them because it is not completely impossible that they may contain hidden truth. In any event, he has found nothing in the doctrines that contradicts the heart of religion. For if he believed that such contradictions existed he would not be able to administer his office with a clear conscience. He would have to resign it. Therefore the use which a scholar makes of his reason before the congregation that employs him is only a private use, for no matter how sizable, this is only a domestic audience. In view of this he, as preacher, is not free and ought not to be free, since he is carrying out the orders of others. On the other hand, as the scholar who speaks to his own public (the world) through his writings, the minister in the public use of his reason enjoys unlimited freedom to use his own reason and to speak for himself. That the spiritual guardians of the people should themselves be treated as minors is an absurdity which would result in perpetuating absurdities.
But should a society of ministers, say a Church Council, . . . have the right to commit itself by oath to a certain unalterable doctrine, in order to secure perpetual guardianship over all its members and through them over the people? I say that this is quite impossible. Such a contract, concluded to keep all further enlightenment from humanity, is simply null and void even if it should be confirm e d by the sovereign power, by parliaments, and the most solemn treaties. An epoch cannot conclude a pact that will commit succeeding ages, prevent them from increasing their significant insights, purging themselves of errors, and generally progressing in enlightenment. That would be a crime against human nature whose proper destiny lies precisely in such progress. Therefore, succeeding ages are fully entitled to repudiate such decisions as unauthorized and outrageous. The touchstone of all those decisions that may be made into law for a people lies in this question: Could a people impose such a law upon itself? Now it might be possible to introduce a certain order for a definite short period of time in expectation of better order. But, while this provisional order continues, each citizen (above all, each pastor acting as a scholar) should be left free to publish his criticisms of the faults of existing institutions. This should continue until public understanding of these matters has gone so far that, by uniting the voices of many (although not necessarily all) scholars, reform proposals could be brought before the sovereign to protect those congregations which had decided according to their best light s upon an altered religious order, without, however, hindering those who want to remain true to the old institutions. But to agree to a perpetual religious constitution which is not publicly questioned by anyone would be, as it were, to annihilate a period of time in the progress of man's improvement. This must be absolutely forbidden.
A man may postpone his own enlightenment, but only for a limited period of time. And to give up enlightenment altogether, either for oneself or one's descendants, is to violate and to trample upon the sacred rights of man. What a people may not decide for itself may even less be decided for it by a monarch, for his reputation as a ruler consists precisely in the way in which he unites the will of the whole people within his own. If he only sees to it that all true or supposed [religious] improvement remains in step with the civic order, he can for the rest leave his subjects alone to do what they find necessary for the salvation of their souls. Salvation is none of his business; it is his business to prevent one man from forcibly keeping another from determining and promoting his salvation to the best of his ability. Indeed, it would be prejudicial to his majesty if he meddled in these matters and supervised the writings in which his subjects seek to bring their [religious] views into the open, even when he does this from his own highest insight, because then he exposes himself to the reproach: Caesar non est supra grammaticos. 2 It is worse when he debases his sovereign power so far as to support the spiritual despotism of a few tyrants in his state over the rest of his subjects.
When we ask, Are we now living in an enlightened age? the answer is, No, but we live in an age of enlightenment. As matters now stand it is still far from true that men are already capable of using their own reason in religious matters confidently and correctly without external guidance. Still, we have some obvious indications that the field of working toward the goal [of religious truth] is now opened. What is more, the hindrances against general enlightenment or the emergence from self-imposed nonage are gradually diminishing. In this respect this is the age of the enlightenment and the century of Frederick [the Great].
A prince ought not to deem it beneath his dignity to state that he considers it his duty not to dictate anything to his subjects in religious matters, but to leave them complete freedom. If he repudiates the arrogant word "tolerant", he is himself enlightened; he deserves to be praised by a grateful world and posterity as that man who was the first to liberate mankind from dependence, at least on the government, and let everybody use his own reason in matters of conscience. Under his reign, honorable pastors, acting as scholars and regardless of the duties of their office, can freely and openly publish their ideas to the world for inspection, although they deviate here and there from accepted doctrine. This is even more true of every person not restrained by any oath of office. This spirit of freedom is spreading beyond the boundaries [of Prussia] even where it has to struggle against the external hindrances established by a government that fails to grasp its true interest. [Frederick's Prussia] is a shining example that freedom need not cause the least worry concerning public order or the unity of the community. When one does not deliberately attempt to keep men in barbarism, they will gradually work out of that condition by themselves.
I have emphasized the main point of the enlightenment--man's emergence from his self-imposed nonage--primarily in religious matters, because our rulers have no interest in playing the guardian to their subjects in the arts and sciences. Above all, nonage in religion is not only the most harmful but the most dishonorable. But the disposition of a sovereign ruler who favors freedom in the arts and sciences goes even further: he knows that there is no danger in permitting his subjects to make public use of their reason and to publish their ideas concerning a better constitution, as well as candid criticism of existing basic laws. We already have a striking example [of such freedom], and no monarch can match the one whom we venerate.
But only the man who is himself enlightened, who is not afraid of shadows, and who commands at the same time a well disciplined and numerous army as guarantor of public peace--only he can say what [the sovereign of] a free state cannot dare to say: "Argue as much as you like, and about what you like, but obey!" Thus we observe here as elsewhere in human affairs, in which almost everything is paradoxical, a surprising and unexpected course of events: a large degree of civic freedom appears to be of advantage to the intellectual freedom of the people, yet at the same time it establishes insurmountable barriers. A lesser degree of civic freedom, however, creates room to let that free spirit expand to the limits of its capacity. Nature, then, has carefully cultivated the seed within the hard core--namely the urge for and the vocation of free thought. And this free thought gradually reacts back on the modes of thought of the people, and men become more and more capable of acting in freedom. At last free thought acts even on the fundamentals of government and the state finds it agreeable to treat man, who is now more than a machine, in accord with his dignity.
Notes
2. [Caesar is not above grammarian s.]
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét