Chủ Nhật, 10 tháng 6, 2012

Bắc phi & Trung Đông - Arabic Spring

arabic spring


                                 Bắc Phi và Trung Đông


1. Bạo loạn ở Bắc Phi và Trung Đông có thể lan tới Syria
CNN

2. Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông
TIME

3. Một giai đoạn mới của sự bất ổn nguy hiểm
SPIEGEL

4. Các nhà độc tài khôn ngoan không đàn áp Internet.
Wall Street Journal

5. Cuộc trở lại của những người Islamist: Một dạng tự do đáng ngờ cho Bắc Phi
SPIEGEL

6. Không giờ ở Trung Đông: Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó?
SPIEGEL

7. Mùa Xuân A Rập đã ngừng lại? Các nền độc tài đã giành được đất ở Trung Đông
SPIEGEL

8. Nhìn vào những nguyen  nhân gốc rễ của cách mạng A Rập: Phỏng vấn nhà xã hội học Pháp Emmanuel Todd.
SPIEGEL

9. Những bước đi ngập nhừng đến Dân chủ: cuộc cách mạng A Rập bị kẹt giữa hồ hởi và thất vọng
SPIEGEL

10. Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat: Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ.
SPIEGEL

10. Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat: Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ.
SPIEGEL

11. Sau cuộc nổi dậy: những người chống đối có thể tìm thấy một con đường giữa chế độ độc tài và vô chính phủ hay không? (Yemen)
New Yorker










 1.
Bo lon Bc Phi và Trung Đông có th lan ti Syria

Mike Pearson, viết cho CNN
31/01/2011
http://edition.cnn.com/2011/WORLD/africa/01/31/egypt.protests.where.else/index.html?eref=time_world
A protest against Syrian President Bashar Assad in front of the Syrian Embassy...
Một cuộc biểu tình chống Tổng thống Syria Bashar Assad trước
cửa toà Đại sứ Syria tại thủ đô Jordania Amman. Assad đã đàn áp
dã man cuộc nổi dậy ở Syria



CNN- Điều khởi đầu như một cuộc nổi dậy của dân chúng đã lật nhào chính phủ Tunisia trước khi lan rộng ra Algeria, Jordan, Yemen, Sudan và tất nhiên, Ai cập, nay có lẽ đang hướng sang Syria.
Phong trào chống đối ở Syria đang kêu gọi những cuộc biểu tình quần chúng vào Thứ Bẩy chống lại ách thống trị của tổng thống Bashar Al-Assad.

Các nhóm đang được tổ chức trên Facebook, với nhiều trang khích động những cuộc biểu tình ở Damascus, Aleppo và nhiều thành phố khác.

Theo Viện nghiên cứu Truyền thông Trung Đông, một tổ chức có cơ sở ở Washington, nơi nghiên cứu và dịch những bản tin và những nội dung được post lên các phương tiện truyền thông xã hội, thì  những người tổ chức biểu tình đòi hỏi mức sống cao hơn, những cải thiện về tình trạng nhân quyền và tiếng nói mạnh hơn cho giới trẻ.

Vẫn chưa rõ có bao nhiêu người sẽ tham gia biểu tình. Trên các trang Facebook đã có vài ngàn người lên tiếng ủng hộ phong trào này, một số trong họ chắc là ở ngoài nước này, viện nghiên cứu đó nói.

Hôm chủ nhật ở Sudan đã thấy có mùi vị chống đối. Một số lượng chưa xác định các sinh viên đại học và những người khác đòi loại bỏ chính phủ trong các cuộc biểu tình được Facebook tổ chức trong đó những người lãnh đạo nói họ được khích lệ bởi các sự kiện ở Tunisia.

Các sinh viên biểu tình ở trường đại học Khartum, hô khẩu hiệu “không tăng giá, không tham nhũng” và “Tunisia, Ai cập Sudan là một,” “Nhân dân Sudan sẽ không chịu im lặng nữa. Đây là lúc chúng ta đòi quyền của chúng ta và lấy lại những gì là của chúng ta, trong một cuộc biểu tình hòa bình không dính với phá hoại.,” theo một bản tiếng Anh trên giao diện Facebook của nhóm.

“Chúng tôi sẽ biểu tình chống tăng giá, chống tham nhũng, thất nghiệp và những hành động sai trái của chính phủ như bạo hành đối với phụ nữ, hành hạ họ theo những cách phá vỡ mọi luật lệ tôn giáo và nhân đạo, và xâm phạm quyền của các dân tộc thiểu số.”
Tờ báo Sudan Tribune nhắc một lời tuyên bố từ cảnh sát, nói 79 người, trong đó có 40 sinh viên đã bị bắt sau các cuộc biểu tình.

Trong khi đó, một trang Facebook đã ra mặt kêu gọi biểu tình hôm thứ Năm ở Yêmen, là nơi trước đó đã có một số cuộc biểu tình.

Các cuộc biểu tình ở Tunisia đã châm ngòi cho những cuộc bạo động bùng nổ trong khu vực sau khi Mohamed Bouazizi, một sinh viên 26 tuổi đã tốt nghiệp, tự thiêu để phản đối cảnh sát tịch thu xe rau quả để kiếm sống của anh. Anh đã chết sau đó.

Các cuộc biểu tình đó đã dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Tunisia và khích lệ những cuộc biểu tình tương tự trong các nước khác, trong đó có Algeria, Jordan, Sudan và Yemen.

Các cuộc biểu tình lúc này đã lên đến đỉnh cao ở Ai cập, trong đó nhiều nghìn người Ai cập đã bất chấp lệnh giới nghiêm của chính phủ và đụng độ với cảnh sát, đòi tổng thống Hosni Mubarak từ chức.

Một trang Facebook có nhiều người đọc đã giúp tổ chức các cuộc biểu tình ở Cairo, được dành để tôn vinh Bouazizi.


Nhà báo Isma'il Kamal Kushkush đã đóng góp cho bài này.

HT 010211


                                                __________________________________


2.
Nền dân chủ có thể hoạt động như thế nào ở Trung Đông




Fareed Zakaria
TIME, 03/02/2011
http://www.time.com/time/world/article/0,8599,2045888,00.html
 

Khi Frank Wisner, nhà ngoại giao Hoa Kỳ kỳ cựu và đặc phái viên của tổng thống Obamar gặp Hosni Mubarak hôm thứ Ba, 1 tháng2, quang cảnh này chắc đã quen thuộc với cả hai người. Trong 30 năm, các nhà ngoại giao Hoa Kỳ đã đi vào một trong những nơi giàu có nhất ở Heliopolis, một vùng lân cận Cairo từ đó Mubarak thống trị Ai cập. Tổng thống Ai cập đã tiếp đãi người Mỹ nồng nhiệt, và hai bên bắt đầu bàn bạc về những quan hệ Mỹ Ai cập và số phận của nền hòa bình Trung Đông. Rồi khi đó người Mỹ có thể nhẹ nhàng nêu lên vấn đề cải cách chính trị. Tổng thống sẽ nóng mặt lên và độp lại, “Nếu tôi làm điều các ngài muốn, bọn chính thống Islamist sẽ cướp chính quyền.” Cuộc đàm đạo sẽ trở về những khúc quanh mới nhất trong quá trình hòa bình.
Hoàn toàn có khả năng  một phiên bản của cuộc trao đổi này đã diễn ra hôm thứ ba vừa qua. Mubarak chắc đã cảnh cáo Wisner rằng không có ông ta, Ai cập sẽ làm mồi cho chủ nghĩa cực đoan của Muslim Brotherhood, phong trào chính trị Islamist Ai cập. Ông ta đã thường xuyên nhắc nhở các vị khách của công trình toi tiền của Mỹ ở Iran năm 1979, khi
nó hủy bỏ viện trợ cho một đồng minh trung thành, Shah, để rồi thấy chế độ ấy bị thay thế bới một chế độ chính trị thần quyền chống Mỹ tệ hại. Nhưng lần này, nhà ngoại giao đã có lời đáp khác đối với những lý lẽ của Tổng thống Ai cập. Đó là thời gian cho sự chuyển đổi bắt đầu.
Và đó là thông điệp mà Obama chuyển tới Mubarak khi hai bên nói chuyện qua điện thoại ngày 1 tháng 2. “Đó là một cuộc chuyện trò gay gắt,” một quan chức chính quyền (Mỹ) nói. Đội cận vệ an ninh quốc gia laoax luyện tụ tập xung quanh máy nói trong Văn phòng Bầu dục để nge cuộc nói chuyện. Mubarak làm tõ cuộc nổi dậy đã gây khó khăn cho riêng cá nhân ông ta như thế nào. Obama ép nhà lãnh đạo Ai cập phải kiềm chế không được có bất cứ đối phó bạo lực nào với hàng trăm nghìn người trên các đường phố.Nhưng một ngày sau đó, những đường phố này, đã yên tĩnh một cách lạ thường kể từ khi các cuộc biểu tình bắt đầu - chuyển sang bao lực. Ở Cairo, những người ủng hộ Mubarak-  trong số đó có những người xông vào đám đông trên lưng ngựa, bắt đầu đánh đập những người biểu tình
Đó là một điều nhắc nhở rằng tiến trình chính xác mà cách mạng Ai cập sẽ đi theo trong những ngày những tuần sắp đến không thể nào biết được. Sự đụng  độ giữa các nhóm ủng hộ và chống đối chính phủ đánh dấu một giai đọa mới trong cuộc xung đột này. Chế độ có nhiều người sống nhờ sự bảo trợ của nó, và họ có thể chiến đấu để giữ gìn chính quyền của họ.Nhưng phái đối lập hiện giờ đầy nghị lực và có quyền hành động. Và thế giới - và Hoa Kỳ - đã đặt Mubarak vào tầm chú ý.
Dù cho điều gìxảy ra trong mấy ngày tới, cũng sẽ khồng thay đổi câu chuyệ  trung tâm của cách mạng A rập. Các nhà sử họ sẽ ghi chú rằng ngày 25 tháng Giêng đánh dấu bắt đầu của sự kết thúc 30 năm cầm quyền của Mubarak. Và bây giờ chúng ta sẽ thử nghiệm lý thuyết mà các nhà chính khách và các học  giả đã từ lâu tranh cãi. Một nước Ai cập dân chủ hơn có thể trở thành một nhà nước Islamic cực đoan không? Một nền dân chủ có thể hoạt động trong thế giới A rập hay không?

2


Lạc hậu, tham nhũng, yêu chuộng hòa bình.

Không mấy ai nghĩ nó lại có thể trở nên thế này. Ai cập từ lâu đã được coi như một xã hội tôn trọng quyền uy, có một nhà nước mạnh và một bộ máy quan liêu có thể là hủ lậu và tham nhũng nhưng vẫn giữ được hòa bình. “Đây là một đất nước có kỷ lục nổi bật về ổn định chính trị” Fouad Ajami viết trong một tiểu luận năm 1995, chỉ ra rằng trong hai trăm năm qua, Ai cập chỉ được cai trị bởi hai chế độ, quân chủ thành lập 1805 và Phong trào các Sĩ quan Tự do, nắm chính quyền năm 1952, với Gamal Abdel Nasser. (Để so sánh: Pháp đã trải qua một cuộc cách mạng, hai đế chế, năm nền cộng hòa, và một nền độc tài nửa phát xít trong khoảng thời gian gần đúng như thế) Trong trí tưởng tượng của nhiều người, người Ai cập là giống người thụ động, ngoan ngoãn thần phục tôn giáo và tôn ti trật tự. Nhưng vào cuối tháng Giêng, các đường phố Cairo và Alexandria và các thành phố khác ngập đầy những người khác nhau: những đám đông gồm những con người mãnh liệt, ý chí sắt thép từ mọi tầng lớp xã hội và có cả một số phụ nữ, tất cả đều quyết tâm làm nên số phận của họ và trở thành những người chủ vận mệnh của chính họ.
Điều gì đã thay đổi? À, những người Ai cập chưa bao giờ dễ bảo như người ta vẫn nghĩ về họ. Xã hội Ai cập đã sinh ra nhiều hoạt động chính trị, từ Hồi giáo cực đoan đến marxist đến chủ nghĩa dân tộc A rập, đến chủ nghĩa tự do. Nhưng ngay từ cuối những năm 1950, chế độ Ai cập đã đàn áp thẳng tay xã hội dân sự của nó, cấm các chính đảng hoạt động, đóng cửa báo chí, bỏ tù các nhà chính trị, làm hư hỏng các quan tòa và bịt miệng giới trí thức. Trong ba thập kỷ qua, Ai cập đã trở thành nơi có rất ít sách nghiêm túc được xuất bản, các trường đại học bị giám sát, các báo thận trọng theo một đường lối nhu mì, và người ta chăm chú theo dõi những gì họ đưa ra công luận. Trong 20 năm qua, cuộc chiến chống các nhóm khủng bố Islamist - thường là những kẻ sát nhân thật sự man rợ - cho phép chế độ Mubarak đè nén mạnh hơn đối với xã hội Ai cập dưới danh nghĩa an ninh.

Cải cách và cách mạng

Ai cập đã có một số thành công, và thật mỉa mai, một trong số đó đã giúp khích lệ sự thay đổi. Trong thập kỷ qua, Ai cập đã cải cách nền kinh tế của nó. Từ giữa những năm 1990 trở đi, Ai cập đã thấy rằng để được vay từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, nó phải dỡ bỏ những bộ phận ít hiệu quả nhất của hệ thống kinh tế có hơi hướng xã hội chủ nghĩa. Trong những năm gần đây, Mubarak - được con trai ông ta là Gamal, một nhà ngân hàng được đào tạo ở Phương Tây, thuyết phục - đã chỉ định một nhóm các nhà cải cách mạnh mẽ cho nội các của ông ta, họ bắt đầu một cố gắng đầy tham vọng để tái cấu trúc nền kinh tế Ai cập, giảm thuế và thuế quan, bỏ những quy chế và giảm bao cấp. Nước Ai cập đang thoi thóp bắt đầu vùng dậy mạnh mẽ. Từ 2006 đến 2008, kinh tế tăng trưởng 7% một năm và ngay cả năm ngoái, sau cuộc khủng hoảng kinh tế, tăng trưởng lên tới gần 6%. Bị cách li lâu dài sau bức tường bảo hộ, với truyền thông nằm trong kìm kẹp của chế độ, Ai cập cũng trở nên kết nối nhiều hơn với thế giới thông qua các công nghệ truyền thông mới.
Tại sao tiến bộ kinh tế lại thúc đẩy chống đối? Tăng trưởng khuấy động mọi sự, làm rối loạn trật tự ổn định, tù đọng và tạo ra những bất công và tình trạng không chắc chắn. Nó cũng tạo ra nhiều mong đợi và đòi hỏi mới. Tunisia không tăng trưởng mạnh mẽ như Ai cập, nhưng ở đó cũng có một trật tự cũ mục nát đã bị xé toang ra, và dẫn đến một tình trạng náo động chứng tỏ có quá nhiều thứ chế độ cần phải xử lý. Alexis de Tocqueville đã từng nhận xét rằng “Thời khắc nguy hiểm nhất cho một chính phủ tồi tệ là khi nó bắt đầu tự cải cách nó.” Đó là một hiện tượng mà các nhà khoa học chính trị đã đặt cho cái tên “một cuộc cách mạng của những mong đợi đang tăng lên” các chế độ độc tài cảm thấy chúng rất khỏ xử lý được những thay đổi, bởi vì cấu trúc quyền lực mà chúng đã thiết lập không thể đáp ứng được những đòi hỏi mới và mãnh liệt từ nhân dân của chúng. Ở Tunisia đã là như vậy, ở Ai cập đã là như vậy. Sự thất nghiệp của tuổi trẻ và giá cả thực phẩm tăng cao là những nguyên nhân trực tiếp, nhưng xu hướng cơ bản là một khối quần chúng bất trị đang lớn lên, bị khuấy động bởi những làn gió kinh tế mới mẻ, được liên hệ với một thế giới rộng lớn hơn. (Lưu ý rằng những nước tù đọng hơn như Syria và Bắc Triều Tiên vẫn còn ổn định hơn.)

Mubarak kết hợp những chuyển động tiến lên trong kinh tế với một loạt bước thụt lùi tàn tệ về chính trị. Sau khi đã có những cuộc bầu cử quốc hội tương đối cởi mở năm 2005, chế độ đã đi ngược dòng và gian lận trong các cuộc bầu cử năm 2010, giảm số ghế đại biểu của Muslim Brotherhood trong quốc hội từ 88 xuống zêrô. Ayman Nour, người tranh cử với Mubarak trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2005, bị bắt vì những cáo buộc vu khống, bị cầm tù, bị tra tấn và cuối cùng được thả năm 2009. Mubarak đã nới ra đôi chút tự do ngôn luận và tự do hội họp trước và sau những cuộc bầu cử năm 2005, sau đó lật ngược những gì mới hơi hé mở. Các quan tòa và các luật sư đối lập với chế độ bị ngược đãi, khủng bố.




3

Trong vấn đề gay cấn về kế tục chính trị, Mubarak làm nhiều người Ai cập thất vọng cay đắng, trong đó có nhiều thành viên của nội các, những người tin rằng năm 2011 sẽ là năm chuyển sang một Ai cập không có ông ta. (Nói rõ ra, nhiều người trong đội ngũ thân cận của ông ta hy vọng rằng thủ lĩnh của họ, Gamal Mubarak, có thể sẽ vươn lên trong một không khí chính trị có kiểm soát. Nhưng ngay cả họ cũng đã nghĩ rằng chế độ này lẽ ra đã phải trở nên cởi mở hơn nhiều.) Năm ngoái, Mubarak ra  tín hiệu rằng ông ta có ý định ứng cử thêm nhiệm kỳ thứ sáu nữa, mặc dù đã 82 tuổi và sức khỏe kém. Đó là dấu hiệu cho biết dù kinh tế có thể tiến bộ như thế nào, thì cải cách chính trị nghiêm chỉnh vẫn là điều không thể nghĩ tới.

Trường hợp Hy vọng

Giả sử Mubarak đã tuyên bố hứa không ứng cử thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm ngoái chứ không phải vào 1 tháng Hai năm nay, thì chắc ông ta đã được hoan hô như một nhà cải cách dẫn dắt nước ông vào một kỷ nguyên mới. Hôm nay, thì điều ấy là quá nhỏ, quá muộn. Nhưng thanh danh của ông ta phụ thuộc nhiều vào loại chế độ nào sẽ kế tục ông ta. Nếu Ai cập không rơi vào hỗn loạn hay trở thành một nhà nước thần quyền theo kiểu Iran, thì nhân dân sẽ nhìn lại chế độ Mubarak một cách quý mến. Trớ trêu thay, nếu Ai cập làm tốt hơn nữa và trở thành một nền dân chủ hiệu quả, thì cái di sản của ông ta , một nhà độc tài đã thống trị đất nước trước khi nó chuyển thành tự do, sẽ hỗn tạp hơn nhiều.
Nó sẽ trở thành cái nào? Bất kỳ ai đưa ra những tiên đoán với lòng tin chắc đều đang liều lĩnh một cách điên rồ. Ai cập là một đất nước rộng lớn và phức tạp, và nó đang ở giữa một quá trình thay đổi không thể đoán trước. Chắc chắn có những dấu hiệu lộn rộn rắc rối. Khi Trung Tâm nghiên cứu Pew điều tra nghiên cứu thế giới A rập vào tháng Tư vừa qua, nó thấy rằng người Ai cập có những quan điểm sẽ đập vào mắt Phương Tây như quá khích. Pew thấy rằng 82% người Ai cập ủng hộ việc ném đá như một hình phạt đối với tội ngoại tình, và 84% ủng hộ án tử hình đối với những người Hồi giáo bỏ đạo, và trong cuộc đấu tranh giữa “hiện đại hóa” và “chính thống,” 59% đồng ý với chính thống.
Điều đó là đủ để người ta phải lo lắng về sự vùng lên của một chế độ kiểu Iran. Chỉ có điều đây không phải là tất cả những gì mà cuộc điều tra của Pew cho thấy. Một cuộc thăm dò ý kiến năm 2007 thấy rằng 90% người Ai cập ủng hộ tự do tôn giáo, 88% ủng hộ việc xét xử không thiên vị, và 80% ủng hộ tự do ngôn luận; 75% chống kiểm duyệt, và theo báo cáo năm 2010 đại đa số tin rằng dân chủ được ưa thích hơn bất kỳ loại chính phủ nào khác.
Tôi vẫn cứ tin rằng nỗi lo sợ về một nhà nước thần quyền Ai cập đã bị thổi phồng quá đáng. Iran  Shi'ite không là kiểu mẫu cho bất cứ nước nào, chắc chắn nó không là kiểu mẫu cho một xã hội A rập Sunni như Ai cập. Dân tộc này đã thấy cả Mubarak lẫn mullahs của Iran và không muốn bất cứ ai trong hai thứ đó. Có vẻ có khả năng hơn, là một viễn cảnh một nền “dân chủ tự do” trong đó Ai cập có tự do tương đối và bầu cử công bằng, nhưng cái đa số được bầu lên hạn chế các quyền cá nhân và quyền tự do, cắt bỏ xã hội công dân và sử dụng nhà nước như công cụ quyền lực của nó. Nói cách khác, nguy hiểm ở chỗ nó ít “Iran” mà lại nhiều “Nga” hơn.
Hy vọng của tôi là Ai cập tránh được con đường đó. Thành thật tôi không thể nói với bạn là nó sẽ tránh được. Nhưng có nhiều bằng chứng gợi lên rằng nền dân chủ ở Ai cập có thể hoạt động được. Trước tiên, quân đội, vẫn còn hoàn toàn thế tục, sẽ ngăn cản mọi cố gắng tạo ra một trật tự chính trị tôn giáo. Quân đội Ai cập có thể chống lại những cố gắng của những người dân chủ nhằm loại bỏ một số yếu tố của nền độc tài quân sự - vì những kẻ đặc quyền đặc lợi của các lực lượng vũ trang đã được hưởng quá nhiều lợi lộc từ chế độ đó - nhưng nó đủ mạnh và hợp lòng dân để có khả năng ngừng lại ở một điểm nào đó. Ở Ai cập, và ở Thổ Nhĩ Kỳ, quân đội có cơ hội để đóng vai trò sống còn trong việc hiện đại hóa xã hội và ngăn chặn sự thái quá của chính trị tôn giáo.

4.

Xã hội công dân Ai cập phong phú, phức tạp và có trong lòng nó giọng điệu tự do phóng khoáng dai dẳng liên tục. từ thời Napoleon xâm lược Ai cập năm 1798, người Ai cập đã muốn bắt kịp Phương Tây. Các trào lưu tự do của tư tưởng và chính trị đã nhiều lần nở hoa trên đất nước này - nổi bật nhất là các thập kỷ 1880, 1920, và 1950. Luật Cơ bản Ai cập năm 1882 tiến tiến hơn hầu hết các hiến pháp của các nước châu Á và Trung Đông vào thời kỳ ấy.
Ai cập cũng giữ được một số yếu tố cốt lõi của một trật tự tự do theo hiến pháp, trong đó chủ yếu là hệ thóng tư pháp đã đấu tranh chống sự lạm quyền nhà nước trong nhiều thập kỷ. Trong một cuốn sách hấp dẫn và hợp thời năm 2008, Ai cập hậu Mubarak Bruce Rutherford của Đại học Colgate đã mô tả chi tiết cuộc đấu tranh lâu dài và bền bỉ của tư pháp để khắc họa vai trò độc lập của bản thân nó, ngay cả dưới một nền độc tài quân sự. Những chuyển động gần đây của nền kinh tế theo hướng cởi mở hơn và dựa trên thị trường cũng tạo ra một tầng lớp tinh hoa kinh doanh mới có một vai trò nhất định trong trật tự tự do hiến định.
Tất nhiên cũng có khả năng những cải cashc kinh tế ấy sẽ không tiếp tục nữa. Giống như ở nhiều nước, các chính sách hủy bỏ bao cấp và dỡ bỏ các ngành công nghiệp được bảo hộ gây nên nỗi lo âu của công chúng và tạo nên tâm trạng chống đối từ những đầu sỏ chính trị trong kinh doanh (những kẻ này té ra chính là những kẻ đã từng được bảo hộ). Nhưng vì Ai cập cần phát triển kinh tế, nên vận động cơ bản theo hướng tự do hơn cho thị trường sẽ không có khả năng quay ngược. Những chính sách như thế đòi hỏi có những đạo luật và những tòa án tốt hơn, cộng với những cố gắng để xử lý tham nhũng và cải thiện giáo dục. Và với thời gian, chúng sẽ tạo ra một tầng lớp trung lưu độc lập hơn với nhà nước.

Sức hấp dẫn và những hạn chế của Hồi giáo.

Còn lại thách thức thật sự là vai trò của Hồi giáo, của chủ nghĩa chính thống Islamist và Muslim Brotherhood. Hồi giáo có một sức hấp dẫn đặc biệt ở Ai cập và rộng hơn, trong thế giới A rập, nhưng hiểu lý do tại sao là điều quan trọng. Các nhà độc tài thế tục đã cai trị những mảnh đất này nhiều thập kỷ và đã đàn áp man rợ tất cả các hoạt động chính trị. Chỉ có một nơi mà chúng không thể đóng cửa là các nhà thờ Hồi giáo, bởi vậy những nơi đó trơ thành trung tâm hoạt động và thảo luận chính trị, và Hồi giáo trở thành tiếng nói đối lập.

Điều này không phải là phủ nhận rằngđối với nhiều người Ai cập, “Hồi giáo là giải pháp” nư khẩu hiệu của Muslim Brotherhood tuyên bố. nhưng nhóm này có một sức cám dỗ trong xã hội Ai cập nói chung bởi vì nó đã bị khủng bố và bị cấm nhiều thập kỷ. Một khi nó phải cạnh tranh trên thị trường tư tưởng, nó có thể thấy rằng, giống như trong nhiều nước Hồi giáo, nhân dân quan tâm nhiều hơn đến vấn đề năng lực của chính phủ, tham nhũng và tăng trưởng hơn là những tuyên bố lớn lối về ý thức hệ.
Những vấn đề thiết thân này đang nằm ở trung tâm các cuộc chống đối không chỉ ở Ai cập mà cả ở Tunisia. Thật hấp dẫn khi được theo dõi cái huyền thoại “đường phố A rập” cuối cùng đã bùng ra một cách tự phát và tự do. Hóa ra không phải nó bị phá hủy bằng quá trình hòa bình Trung Đông hay người Palestin. Người Israel phản ứng với sự náo loạn ở Ai cập bằng tâm trạng lo sợ, họ tin rằng bất kỳ thay đổi nào cũng đều có nghĩa là mất an ninh đối với nước họ. Điều đó đúng đên một mức độ nào đó. Hòa bình giữa Ai cập và Israel chưa bao giờ là giữa hai dân tộc, mà chỉ là giữa hai chế độ của họ. Israel có thể phải tự hỏi nó phải theo đuổi chính sách nào để tạo ra ổn định với một nước Ai cập dân chủ. Khó lòng có thể có thuốc trị bách bệnh, nhưng giá Israel đưa ra cách xử lý mà người Palestin chấp nhận, thì chắc chắn nó sẽ giúp thuyết phục Ai cập rằng Israel không tìm cách áp bức người Palestin.

Thách thức đối với Israel là thách thức đối với Hoa Kỳ. Thái độ chung của công chúng Ai cập đối với Mỹ đã bị đầu độc bởi những năm Washington hậu thuẫn những nhà độc tài và giúp đỡ đối với Israel. Cả Mỹ nữa cũng sẽ phải hỏi nó sẽ phải làm gì để có quan hệ tốt hơn với không chỉ tầng lớp thượng lưu quân sự mà với nhân dân Ai cập. và nó sẽ phải tránh phản ứng thái quá - giống như ở Israel - chụp cho mọi chuyển động về phía bảo thủ xã hội cái mũ thánh chiến Hồi giáo. Yêu cầu phụ nữ đeo mạng che mặt khác với bảo đàn ông đeo thắt lưng mang bom tự sát. Nếu Mỹ chống lại mọi biểu hiện của lòng mộ đạo, thì nó sẽ thấy bất lực không hiểu được hay hành động với một Trung Đông mới, dân chủ hơn.
Khía cạnh thú vị nhất của các cuộc biểu tình ở cả Tunisia và Ai cập là vai trò của Mỹ trong trí tưởng của công chúng sao mà nhỏ bé lu mờ đến thế. Những người trên đường phố chủ yếu không quan tâm đến Mỹ, mặc dầu Obama đã trở thành một tiêu điểm khi đã rõ là ông có thể giúp đẩy Mubarak xuống. Ở Tunisia, Mỹ thậm chí đóng một vai trò còn bé hơn. Theo một nghĩa lạ lùng, điều này có thể là hậu quả của những quan điểm của cả George W. Bush và Obama trong khu vực này. Sau sự kiện 11/9, Bush đã đặt một tầm quan trọng đặc biệt vào vấn đề các nhà độc tài A rập theo một cách làm cho chúng không thể bị lờ đi. Nhưng ông ta đã làm mất uy tín sự nghiệp của ông ta với một chính sách ngoại giao cực kỳ mất lòng dân trong thế giói A rập (chiến tranh Iraq, ủng hộ Israel v.v..). Năm 2005, Mubarak đã có thể  làm nhục các nhà hoạt động dân chủ bằng cách chỉ ra rằng họ có lý lẽ ủng hộ chương trình của Mỹ đối với Ai cập.

Obama thì ngược lại, rút lui khỏi vai trò hống hách, xâm lược của Mỹ, khiến cho các nhà dân chủ tự do Ai cập tìm được tiếng nói của họ mà không bị chụp mũ là tay sai của Mỹ. (thậm chí gần đây đám đông ủng hộ Mubarak còn cảnh cáo rằng “các lực lượng bên ngoài” đang cố làm mất ổn định Ai cập, nhưng nó không có tác dụng.) Thật ra những cuộc biểu tình ở Ai cập, Tunisia, Jordan và nhiều nơi khác đã cộng hưởng với công chúng rộng lớn hơn của thế giới A rập bởi vì chúng xuất hiện từ bên trong, đã lớn lên một cách hữu cơ và quan tâm đến điều kiện sống của người dân thường A rập.

Trong năm thập kỷ Trung Đông đã là nơi nuôi dưỡng một diễn ngôn chính trị dựa trên những hệ tư tưởng lớn. Đối với những người biểu tình Iran, Mỹ không phải chỉ là một nước hay thậm chí một siêu cường mà chỉ là “com quỷ Sa tăng khổng lồ”. Những gì diễn ra ở Tunisia và Ai cập có thể là sự quay trở về một nền chính trị bình thường hơn, được tiếp sức bằng những thực tế của thế giới hiện đại, đã bén rễ trong hoàn cảnh của mỗi nước. Theo nghĩa này, đây có thể là những cuộc cách mạng hậu-HoaKỳ đầu tiên.của Trung Đông.


     ______________________________________________________

3 
Mt giai đon mi ca s bt n nguy hi

Daryl Lindsey

Spiegel, 01/02/2011

http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,742936,00.html

Photo Gallery: Showdown in Cairo

Khi các cuộc biểu tình lớn tiếp tục ở Cairo, các lãnh đạo Phương tây và Israel bắt đầu về nghiền ngẫm điều có thể không tránh khỏi: Trật tự thế gới mới trong một nước Ai cập hậu Mubarak. Trên trang xã luận của Đức hôm nay, các nhà bình luận đưa ra những quan điểm trái ngược nhau về mối đe dọa Hồi giáo cực đoan ở nước này 

Hàng trăm ngàn người đứng chật các đường phố thủ đô Ai cập một lần nữa vào hôm thứ Ba trong cái được coi là cuộc biểu tình lớn nhất từ trước đến nay ở quảng trường Tahrir (Giải phóng) của Cairo. Và một lần nữa, những người biểu tình đòi Hosni Mubarak, kẻ thống trị Ai cập trong ba thập kỷ, từ chức.
“Mubarak có thể có da dày, nhưng chúng tôi có móng tay nhọn,” đám đông gào lên. Người ta nghe thấy cả những tiếng hô “Cút! Cút! Cút!” 
“Chúng tôi đã ngửi thấy mùi tự do, và không thể có thỏa hiệp nào nữa với Mubarak” một người biểu tình tên là Mustafa Amer, 35 tuổi, nói với SPIEGEL ONLINE.
Đó là lời kêu gọi được nhắc đi nhắc lại bởi Mohamed ElBaradei, người được nhận giải Nobel Hòa bình và cựu thủ trưởng Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, người tự đặt mình vào vị trí lãnh đạo cuộc chuyển đổi có khả năng xảy ra sau khi Mubarak từ chức. Hãng tin Ai cập Al Arabiya đưa tin về những lời bình luận của ElBaradei rằng Mubarak phải từ chức và ra khỏi nước để tránh đổ máu.
Những người biểu tình cảm thấy được ủng hộ bởi một lời tuyên bố từ quân đội Ai cập hôm thứ Hai rằng nó sẽ không bắn vào những người biểu tình trong những cuộc tuần hành ngày thứ Ba. Quân đội cũng nói những người biểu tình có những “mối bất bình hợp pháp.”
Sự trục xuất lãnh đạo Tunisia hồi tháng Giêng qua một cuộc nổi dậy của dân chúng đã khích lệ những cuộc biểu tình tương tự chống Mubarak ở Ai cập tuần qua. Nước này đã ổn định dưới chế độ độc tài, nhưng chính phủ của ông ta đa bị lên án về những vụ vi phạm nhân quyền lớn - trong đó có những vụ mà Tổ chức Theo dõi Nhân quyền gọi là “tra tấn đặc hữu”  ở nước này - và tham nhũng. Tuy nhiên, mục tiêu chính của những người biểu tình được coi là đòi hỏi một điều kiện xã hội tốt hơn ở một nước mà gần một nửa dân số sống dưới mức nghèo khổ 2$ một ngày. Dưới triều Mubarak, khoảng cách giữa người giàu và người nghèo tiếp tục tăng cao. Tuần trước, oán giận đã bùng nổ thành bạo lực ở Cairo, Alexandria, Suez và nhiều thành phố khác.
Liên hiệp Quốc ước lượng 300 người chết.
Liên hiệp Quốc ước lượng rằng cho đến nay đã có 300 người chết trong cuộc nổi dậy ở Ai cập và trên 3000 người khác bị thương, theo Đại diện Cao cấp về Nhân quyền của Liên Hiệp Quôc Navy Pillay. “Các chính quyền có một trách nhiệm rõ ràng bảo vệ các công dân của mình, trong đó có quyền sống, quyền tự do hội họp và tự do phát biểu,” Pillay nói, “Không được tùy tiện bắt giữ người chỉ đơn giản vì họ phát biển chính kiến của họ, dù những ý kiến ấy có khó chịu cho những người trong chính quyền đến mức nào.”
Nhưng những cuộc biểu tình ngày thứ Ba cũng thu hút cả hàng trăm người ủng hộ Mubarak. Theo phóng viên Spiegel, vào giữa trưa, có thể thấy khoảng 200 kẻ trung thành ở quảng trường Tahrir. “Mubarak tốt hơn các người nghĩ” họ kêu to. “Chúng tôi không muốn một chế độ thần quyền”, họ nói thêm, muốn nhắc đến nỗi sợ đối với ảnh hưởng đang có khả năng lớn lên của phong trào Hồi giáo cực đoan Brotherhood, gần đây bị cấm hoạt động như một chính đảng ở Ai cập. Những nỗi lo lắng này được chia sẻ bởi các nhà lãnh đạo Israel và Phương Tây.
Một khả năng [chính quyền] chuyển sang Hồi giáo cực đoan cũng là một chủ đề trong các cuộc họp giữa Thủ tướng Đức Angela Merkel và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu ở Jerusalem hôm thứ Hai và thứ Ba. Đối với Israel, nguy cơ là cao. Trong ba thập kỷ nó [chế độ này?] đã có một đồng minh quan trọng ở Netanyahu và nếu các nhóm Islamist trỗi dậy, chúng dễ có những quan điểm phê phán mạnh hơn nhiều đối với nước láng giềng của chúng.
“Trong một tình trạng hỗn loạn, một nhóm Hồi giáo có tổ chức có thể chiếm một nước,” Netanyahu nói hôm thứ Hai bằng những lời lẽ mạnh nhất của ông từ trước đến nay, về tình hình ở Ai cập. “Nó đã xảy ra ở Iran. Một cuộc tiếp quản của Hồi giáo cực đoan sau những chế độ độc tài áp bức….tạo ra một nguy cơ khủng khiếp cho hòa bình và ổn định.”
Đức và các nước Phương Tây khác đã từ lâu ủng hộ chế độ của Mubarak chính là vì họ cảm thấy ông ta là bảo đảm tốt nhất để Ai cập không chuyển sang hướng Hồi giáo cực đoan. Một số tờ báo đã lập luận rằng những mối lo ấy không phải là hoàn toàn phi lý. Tờ báo bảo thủ Frankfurter Allgemeine Zeitung lưu ý rằng trong khi các giọng nói chính trị đa nguyên có thể đang nổi lên ở Ai cập, cũng chính nước này đã đưa ra cho thế giới cánh tay phải của Osama bin Laden là Ayman al-Zawahiri, và Muhammad Atta, một trong những tên phi công tự sát trong vụ 11 tháng 9.
Từ báo trung tả Süddeutsche Zeitung viết:
Chính phủ ở Jerusalem bây giờ phải tự tìm xem nó có thể làm gì để tháo ngòi nổ cái nguy cơ mới chớm nở này. Đồng thời, nó cũng phải tự hỏi mình, chính xác điều gì nó đã làm trong 30 năm qua trong đó hòa bình với Ai cập đã mở ra cơ hội để vươn tới các hiệp định hòa bình khác. Israel đã ngạo mạn để mất cơ hội đó. Những cố gắng để tìm một sự hòa giải với Syria đã bị hoãn lại, và một hiệp định với người Palestin bị phá vỡ bởi việc xây dựng các khu định cư. Bây giờ chỉ còn lại đúng hai khả năng: Israel có thể hoặc là đưa ra sáng kiến hòa bình mới để lái chính quyền chuyển sang hướng tích cực. Hoặc nó sẽ chuẩn bị cho bản thân cho một giai đoạn mới bất ổn nguy hiểm ở Trung Đông. Chính phủ ở Jerusalem nên được tư vấn tốt để làm cả hai điều đó.”
Tờ báo trung hữu Frankfurter Allgemeine Zeitung viết:
“Giống như trường hợp ở Tunisia, gần đây ở Ai cập đã trở nên rõ ràng rằng những ai có ý thức về chính trị thì suy nghĩ một cách có sắc thái hơn là rõ ràng có sẵn từ bên ngoài. Nếu chủ nghĩa đa nguyên tốt đẹp hơn thực sự phát triển, nó sẽ cho thấy rằng quang cảnh chính trị ở Ai cập không phải là một khối đồng nhất như trước đây vẫn nghĩ. Hoặc là chế độ này hoặc là Brotherhood Hồi giáo, những quan điểm bên ngoài như thế về sự lựa chọn đang đặt ra trước Ai cập. Mubarak và những lãnh đạo khác của chế độ của ông ta có lợi trong việc duy trí ấn tượng này bởi vì nó đảm bảo viện trợ không hạn chế từ Mỹ và sự hợp tác yên lành với các nước châu Âu.
Tờ báo đó cũng xem xét vấn đề một chủ nghĩa đa nguyên chính trị mới ở Ai cập sẽ có nghĩa như thế nào với Israel:
“Một Ai cập đa nguyên sẽ ít ngả sang chấp nhận các chính sách của Israel như Mubarak đã làm mấy thập kỷ nay. Phần lớn những người biểu tình chắc chắn quan tâm chủ yếu đến việc cải thiện xã hội và đến một quyền tự do ngôn luận về chính trị rộng rãi hơn, Họ cũng căm ghét chế độ gia định trị này tương tự như sự ghê tởm của nhân dân Tunisia đối với Ben Ali. Nhưng những mối đồng cảm với người Palestin cũng như Hamas đang cai trị giải Gaza, chắc chắn cũng sẽ đóng một vai trò lớn hơn. Nếu Hoa Kỳ, để làm cho chúng ta quên đi những cuộc bầu cử gần đây vận động bằng mánh khóe, đòi hỏi những cuộc bầu cử công bằng trong tương lai gần, thì số phiếu bầu có lẽ sẽ có lợi cho các lực lượng chỉ trích Israel. Trung Đông đang đứng trước những thay đổi mà hậu quả hầu như không thể đoán trước.”
Tờ báo phái tả Die Tageszeitung viết:
Mọi thứ vào lúc này đều cho thấy việc Mubarak bật ra khỏi sân chơi chỉ còn là vấn đề thời gian. Nhưng điều gì sẽ đến sau Mubarak?  Một số người sợ hỗn loạn…. nhưng những nỗi sợ đang được gieo rắc ở một số nơi rằng Islamist sẽ chiếm lấy chính quyền, đã bị phóng đại quá đáng. Ai cập năm 2011 không giống Iran năm 1979, khi phong trào Islamist cực đoan vươn lên nắm chính quyền sau khi hất cẳng Shah.Trong khi có thể đúng là Muslim Brotherhood có lẽ chắc chắn đóng một vai trò lớn hơn trong một nước Ai cập dân chủ, điều ấy không hề có nghĩa là nước này sẽ chuyển thành một ‘nhà nước Hồi giáo.’ Muslim Brotherhood từ lâu đã từ bỏ mục tiêu ấy rồi. Ta liban ở Afghanistan hay mullah ở Iran không còn là kiểu mẫu cho phần lớn những người Islamist A rập nữa. Tất nhiên Al-Qaida cũng đã góp phần gây tai tiếng Hồi giáo cực đoan. Ngày nay những người Isalmist có xu hướng về chính phủ AKP của Thổ Nhĩ Kỳ, chính phủ này đã cho thấy có thể tìm một cân bằng giữa Hồi giáo ôn hòa và các nguyên tắc dân chủ, và đã thắng trong các cuộc bầu cử.

Tờ báo bảo thủ Die Welt viết:
“Thật đáng ngạc nhiên là bộ trưởng Ngoại giao Đức Guido Westerwelle bây giờ lại ủng hộ mạnh mẽ dân chủ hóa ở thế giới A rập (biết rằng trong quá khứ Đức đã bao dung các chế độc độc tài trong khu vực)… Việc điều chỉnh lại chính sách của Đức phản ánh nhận thức rằng vẻ ngoài yên tĩnh và ổn định của các chế độ độc tài là nguy hiểm bởi vì trong xã hội tích lũy một nỗi thất vọng khổng lồ, cuối cùng có thể xả ra thành một vụ nổ. Không may, quan điểm này chưa bao giờ chiếm ưu thế trong chính trị châu Âu. Việc cổ võ các chế độ độc tài để chúng thật sự mở cửa xã hội của chúng hóa ra là quá mạo hiểm, và quá mất công.”
Ngày nay châu Âu đã bị ném trứng thối vào mặt và buộc phải thừa nhận rằng trong nhiều thập kỷ các chính sách của nó đã nhằm chống lại nhân dân các nước A rập. Do đó Westerwelle đã làm một thay đổi theo chiều hướng vô cùng cần thiết. Nhưng chỉ tìm lời nói cho hay thì không đủ. Trong khi tình hình ở Ai cập còn đang trong tình trạng nguy ngập, thì các thay đổi đã tiến lên ở Tunisia. Châu Âu nên đưa ra những giúp đỡ cụ thể cho đất nước này. ..Châu Âu nên đầu tư nhanh nhất có thể được vào các cải cách của Tunisia. Dù sao, thí nghiệm Tunisia thành công - có thể tiếp ngay sau đó là một thí nghiệm Ai cập - cũng là mối quan tâm của tất cả mọi người.
Tờ báo thiên tả Berliner Zeitung viết:
“Châu Âu là lục địa đã phát minh ra quyền con người. Người châu Âu đã cố gắng để giành được cho mình hòa bình, thịnh vượng và pháp trị ở hầu như khắp nơi -- họ thật may mắn. Người ta có thể tưởng tượng họ sẽ hạnh phúc cho phần còn lại của thế giới cũng được hưởng những điều như của họ. Nhưng dường như chỉ với điều kiện việc cổ võ nhân quyền và dân chủ không đưa lại cho họ bất kỳ hiểm nguy hay khó chịu nào.”
“Ai cập, Ma rốc, Algeria, Tunisia và Lybia có thể luôn luôn trông mong vào sự thật là ách áp bức của họ không được nêu lên quá lớn tiếng bởi những người châu Âu. Có hai lý do cho điều này: nỗi sợ những cuộc tấn công khủng bố Islamist và những cố gắng của châu Âu ngăn chặn nhập cư bất hợp pháp. Với hai mối bận tâm ấy trong tâm trí, các chính phủ châu Âu phớt lờ sự áp bức trong khu vực Maghreb của Bắc Phi. Họ im lặng đồng lõa với bắt bớ, tra tấn và trục xuất. Tất cả được biện hộ bằng lý lẽ rằng ổn định là quan trọng - nhưng chúng ta lẽ ra đã nên nhận thức rằng thay đổi chính trị đã quá chậm trễ, mà ngăn chặn nó thì có thể chỉ càng cổ võ cho cực đoan hóa thôi.
“Bây giờ những người biểu tình dũng cảm đã làm chúng ta tỉnh ngộ khỏi những lầm lẫn của chúng ta. Niềm khát khao tự do của họ, sự không sợ hãi của họ đã phơi bày tính hai mặt của những người Âu.”



 

 Các nhà độc tài khôn ngoan không đàn áp Internet

Smart Dictators Don't Quash the Internet

EVGENY MOROZOV

Wall Street Journal, 19/02/2011

Nguồn: http://online.wsj.com/article/SB10001424052748704657704576150653606688990.html

[EGYPT] 

 Người dân Ai Cập ở quảng trường Tahrir vui mừng khi nghe tin Hosni Mubarak đã từ chức. Những người biểu tình ở Ai Cập may mắn vì chính phủ không biết nhòm ngó vào Tweet.

Mubarak chẳng biết gì về cách chống lại sức mạnh của các mạng xã hội. Trung Hoa, Nga và Iran biết rõ hơn.


Cái chết thê thảm của Khaled Said, 28 tuổi, người thanh niên vào tháng 6, 2010 bị lôi ra khỏi một tiệm cà phê Internet và bị cảnh sát Ai Cập đánh chết - là sự kiện kích động giới trẻ Ai Cập, thúc đẩy họ chia sẻ nỗi bất bình trên Facebook. Một nhóm mang tên “Tất cả chúng ta là Khaled Said” đã nhanh chóng lên tới hàng trăm nghìn thành viên và đóng vai trò là phương tiện trong việc thúc đẩy các cuộc biểu tình chống đối cuối cùng đã quét Hosni Mubarak ra khỏi chính quyền.
Kinh nghiệm Ai Cập gợi ý rằng các mạng thông tin xã hội có thể thúc đẩy rất nhanh cái chết của những chế độ độc tài đang hấp hối. Nhưng trong khi việc nhận thức vai trò của Internet trong cuộc nổi dậy ở Ai Cập là quan trọng, chúng ta không nên bỏ qua sự kiện là những người chống đối ấy có cái may mắn là chính phủ của họ không biết một tiếng kêu từ một cú thọc - như được minh họa có lẽ nhiều nhất bằng hành động tuyệt vọng (và chậm trễ) trong việc tạm thời đóng cửa đất nước đối với thế giới bên ngoài. Cú đánh chết tươi mà Internet đã giúp giáng vào chế độ Mubarak dễ thúc đẩy các ông bạn bạo chúa đuổi kịp những phát triển mới nhất ở Thung lũng Silicon và học cách tuyên truyền trên mạng.
Ta cứ coi vụ Khaled Said là tai nạn ngẫu nhiên. Mặc dầu hai sĩ quan cảnh sát bị nghi ngờ đã đánh Said cuối cùng đã bị bắt, chính phủ Ai Cập đã làm ngơ cơn giận dữ của cư dân mạng quá lâu. Cơn giận đó đã nguôi đi, nhưng nó không bao giờ biến mất, sự cổ võ của các sự kiện ở Tunisa đã giúp nó lại bùng lên mạnh mẽ.
So sánh kinh nghiệm Ai cập với một trường hợp tương tự ở Trung Hoa năm 2009 Li Qiaoming một nông dân 24 tuổi bị bắt vì đốn gỗ bất hợp pháp, ít lâu sau bị báo cáo là đã chết. Cảnh sát nói với cha mẹ của Li, một cách khó tin, rằng anh đã đâm đầu vào tường trong khi chơi trò trốn tìm với các bạn tù. Sự cố này nhanh chóng tạo ra gần 100.000 comment chỉ trong một blog nổi tiếng của Trung Hoa, và nhà cầm quyền phản ứng tức thì.
Thay vì cố gắng đàn áp các cuộc nói chuyện trên mạng, họ vươn ra tới các công dân mạng đang tức giận, mời họ ký đơn để trở thành thành viên của một ủy ban điều tra về hoàn cảnh cái chết của Li. Tất nhiên ủy ban đó thật ra đã không được phép điều tra gì hết, nhưng từ đó những bất ổn xã hội được dẹp yên.
Nhìn lại, ta thấy những bước chặn trước mà chế độ Mubarak đã tiến hành để kiểm soát Internet thật sốc biết bao. Không có những âm mưu kiểu Trung Hoa trong việc lọc Internet, không có những thủ lĩnh tuyên truyền trên mạng kiểu Kremlin hoặc những blogger được chính phủ trả tiền, hầu như không có cuộc tấn công ảo nào trên các website của các blogger và các tổ chức hoạt động. Việc đánh phá Muabrak vào thế giới của kiểm soát Internet chỉ là đánh đập và bỏ tù các blogger - một chiến thuật chỉ giúp quảng bá cho sự nghiệp của họ.
Như vậy không có gì đáng ngạc nhiên  là các quan chức bị các cuộc biểu tình làm cho bất ngờ, những cuộc biểu tình ấy hầu như được lập kế hoạch và thảo luận công khai trên mạng. Chỉ sau khi phong trào trên mạng đã đạt được xung lực bên ngoài mạng (offline) đầy ấn tượng trên quảng trường Tahrir,  các thuộc hạ của ông Mubarak mới quyết định cho đóng cửa Internet trong vài ngày, bộc lộ rõ hơn sự bất lực của họ. Không phải là chế độ Ai Cập đã bại trận trên mạng. Trước hết là, họ đơn giản chưa bao giờ đi vào trận đấu đó. Không phải là Internet đã hủy diệt Mubarak - chính sự không biết gì về Internet của Mubarak đã hủy diệt Mubarak.
Các chế độ độc tài khác đang nhận tín hiệu từ những sự kiện Ai Cập, xiết chặt thêm việc kiểm soát Internet của họ. Chính phủ Syria đã dỡ bỏ lệnh cấm Facebook và YouTube, trên danh nghĩa là sự “nhượng bộ” đối với các nhóm đối lập - nhưng hầu như chắc chắn việc này được làm để dễ dàng theo dõi hơn những người bất đồng chính kiến công khai. Trong khi cấm, những người bất đồng chính kiến của Syria vẫn luôn luôn có thể truy cập Facebook bằng cách sử dụng nhiều công cụ để lừa kiểm duyệt và che dấu nhân thân của họ. Điều ấy khiến cho Facebook chậm đi và cồng kềnh khó sử dụng, nhưng nó tăng thêm bảo vệ cho họ khỏi con mắt xoi mói của cảnh sát Syria. Bây giờ lệnh cấm đã được dỡ bỏ, dân chúng nói chung sẽ kéo vào Facebook và phơi mình ra trước sự chú ý theo dõi của chính quyền.
ở Sudan, Oman Al-Bashir đã hứa mở rộng mạng điện ra các vùng xa xôi của đất nước để cho những người ủng hộ ông ta có thể lên mạng và bảo vệ ông ta trên Facebook. Trong khi đó, các quan chức cảnh sát của nước này đã phát tán những thông tin sai về các cuộc biểu tình qua các site mạng xã hội và các tin nhắn để nhử vào sau đó bắt bất kỳ kẻ nào lộ diện ở nơi hẹn gặp đã được thông báo.
Sau các cuộc biểu tình trong tuần này ở Bahrain, Twitter tràn ngập những tuyên truyền thân chính phủ trong một âm mưu được che đậy vụng về để biến nó thành một nguồn tin ít đáng tin cậy về những cuộc biểu tình. Về phần nhà cầm quyền Iran, họ đã học được bài học từ cuộc nổi dậy năm 2009 và đã tạo ra một chiến lược kiểm soát Internet toàn diện nhất ở Trung Đông, thành lập những đơn vị “công an mạng” đặc nhiệm và thí nghiệm với những kỹ thuật giám sát Internet tiên tiến nhất thậm chí có thể cho họ phát hiện ra những người bất đồng chính kiến đang sử dụng các công cụ chống kiểm duyệt.
Vấn đề Internet khẩn cấp nhất đối với nhiều nhà độc tài hiện nay là làm gì với những website mạng xã hội Hoa Kỳ như Facebook. Nhiều người dứt khoát đi theo sự dẫn dắt của Nga và Trung Hoa, những nước đã khuyến khích những kẻ cạnh tranh “người nhà”. Một nhóm trên mạng kêu gọi lật đổ chính phủ Nga đã không sống sót được lâu trên Vkontakte - mạng thay thế Facebook ở Nga.
Các site của mạng xã hội Nga đã chi phối quang cảnh trên mạng trong hầu hết các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ, và hầu như không thể có chuyện chúng sẽ đứng về phe những người biểu tình vì dân chủ. Tháng Chạp năm 2010, khi những cuộc biểu tình chống chính phủ sôi lên ở Belarus sau cuộc bầu cử tổng thống có nhiều nghi ngờ, một nhóm trên mạng ủng hộ một trong những ứng cử viên bỗng biến mất một cách bí ẩn khỏi Vkontakte, làm các nhóm đối lập mất đi một công cụ quan trọng để động viên những người cảm tình.
Ở Việt Nam, chính phủ đã cấm Facebook và khởi động site riêng của nó với cái tên kinh khủng goonline.vn, hy vọng biến nó thành mạng xã hội phổ biến nhất do nhà nước quản lý trong nước này.
Xét những thành công tương đối của Moscow và Bắc Kinh trong việc chế ngự tiềm năng dân chủ trên mạng, dường như các nhà độc tài học rất nhanh và có khả năng hoàn hảo làm chủ Internet. Chỉ có cách đoán trước phản ứng của họ thì những ai trong chúng ta quan tâm đến dân chủ ở Phương Tây có thể làm cho những phương pháp của họ bớt hiệu quả. Dầu sao thì những chế độ này đã quay sang các công ty và các cố vấn Phương Tây đế xin những lời khuyên về công nghệ đàn áp.
Say sưa chiến thắng về những sự kiện gần đây ở Trung Đông là quá sớm. Cuộc đọ sức mới ở giai đoạn đầu, và một thời đại mới của dân chủ hóa do Internet thúc đẩy sẽ tồn tại chỉ khi chúng ta học được cách chống lại những biện pháp tinh vi đang được phát triển để dẹp bỏ nó.

 

Cuộc trở lại của những người Islamists

Một dạng tự do đáng ngờ cho Bắc Phi

Clemens Höges và Thilo Thielke
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,788397,00.html
Photo Gallery: The Influence of Islam in North Africa
Photos
Ảnh: AP
Những kẻ độc tài đã ra đi, nhưng ai sẽ thừa kế quyền lực ở Libya, Tunisia và Ai Cập? Ảnh hưởng của Islamist là rất lớn trên khắp khu vực và các nhóm chính trị bảo thủ đang phô trương sức mạnh. Những tháng tới đây sẽ quyết định Bắc Phi có thể ủng hộ dân chủ đến đâu.

Những hòm đạn nay trống rỗng sau cuộc chiến đấu gần đây được chất đống bên ngoài các trại lính ở sân bay Tripoli. Một trong các vị khách, mặc đồng phục quân đội, đang ngồi trong một chiếc ghế da sang trọng bên trong tòa nhà. Ông ta dận đôi úng lên tấm thảm dày, nét mặt ông ta rắn rỏi như đá tạc. Người đàn ông  nói một cách  chăm chú. Ông ta muốn mỗi câu ông ta nói ra được ghi vào băng video, và không điều gì bị hiểu sai.
Trong nhiều năm, các cơ quan tình báo Anh và Pháp đã săn lùng Abdel Hakim Belhaj, chỉ huy lữ đoàn Tripoli của quân nổi dậy Libya, tin rằng ông ta là khủng bố và đồng minh của lãnh tụ al Qaida lúc ấy là Osama bin Laden. Họ còn báo cáo đã cho bắt ông ta, dẫn đến việc ông bị tra tấn bằng các syringe và nước lạnh đóng băng. Tuy nhiên bây giờ Phương Tây và nhiều người Libya đang chăm chú theo dõi và đang nghe từng lời ông ta nói.
"Trong thực tế, đơn vị chúng tôi không có liên quan gì đến al-Qaida vào thời gian ấy" Abdel Hakim Belhaj nói. Belhaj, một cựu chiến binh trong chiến tranh Afghanistan và cựu chỉ huy Đơn vị chiến đấu của Islamist Libya (LIFG), đơn vị này đã bị chế độ của cựu lãnh tụ Libya Moammar Gadhafi khủng bố, phải chạy sang ở Afghanistan trong nhiều năm. Belhaj, người Islamist dạn dày chiến trận, bây giờ là chỉ huy của tất cả quân nổi dậy ở thủ đô Libya.
Người của ông đi tuần trên những chiếc xe tải nhỏ, trang bị súng tự động trong khi các thủ lĩnh dân sự của quân nổi dậy tìm cách vạch ra một con đường cho tương lai của đất nước. Belhaj nói rằng chính quyền nằm "trong tay của nhân dân Libya," và người Libya bây giờ có thể quyết định họ sống cuộc đời của họ như thế nào. "Chúng tôi muốn một đất nước thế tục" ông nói thêm. Nhưng nhiều người Libya không tin một lời nào người Islamist này đang nói.
Những khác biệt sâu sắc
Dầu sao, có nhiều chuyện để đánh cược hơn là chỉ vấn đề về ai là người đang nắm quyền. Đó là về định hướng tương lai của Libya. Những cuộc nổi dậy của Mùa Xuân A Rập ở Bắc Phi đã kết thúc, và theo sau những thay đổi chế đô ở Tunisia và Ai Cập, một liên minh của những người Islamist và những người nổi dậy không theo đạo đã có những thắng lợi nổi bật ở Libya. Nhưng nay khi cuộc chiến đã hầu như chấm dứt, thì những khác biệt sâu sắc giữa hai nhóm này đang trở nên ngày càng rõ.
Như ở Tunisia và Ai Cập, chẳng bao lâu sẽ rõ nước Libya mới có thể dân chủ đến đâu. Liệu nó sẽ phát triển theo mô hình Thổ Nhĩ Kỳ, mà thủ tướng Thổ Recep Tayyip Erdogan gần đây đã cổ võ trong một chuyến đi nổi tiếng qua thế giới A Rập hay không? Hay là, trên một đầu khác của phổ này, nó sẽ theo gương nền chính trị thần quyền của Iran?
Các nền độc tài cũ đã thuận tiện đối với phương Tây, bởi vì chúng giữ những người Islamist trong vòng kiểm soát. Nhưng bây giờ khi nhân dân đã tự giải phóng cho mình, nền tự do của họ áp dụng cho tất cả mọi người, kể cả Islamist lẫn thánh chiến Hồi giáo, muốn thấy luật Sharia được áp dụng trong mỗi nước của họ. Họ đang đòi phần của họ trong chính quyền, mà phần đó không thể là nhỏ.
Các lữ đoàn Islamist chiến đấu tốt ở Libya. Trong thực tế, ngay cả nhiều thập kỷ trước các cuộc cách mạng ở Bắc Phi, họ là phe đối lập được tổ chức tốt nhất trong ba nước đó. Các lãnh tụ của họ bị giam cầm, bị tra tấn và bị giết. Những người Islamist đã trả giá đắt, điều đó làm cho những người ủng hộ họ thêm mạnh bạo. Họ cũng có nguồn tài chính lớn hơn các nhóm đối lập khác, một phần nhờ sự ủng hộ của các tù trưởng Hồi giáo vùng vịnh, như lãnh tụ Qatar.
Trong vòng bốn tuần nữa sẽ tổ chức bầu cử một ủy ban hiến pháp ở Tunisia, và các cuộc điều tra dư luận cho thấy đảng tôn giáo Nahda có thể chiếm tới 20-30 phần trăm số phiếu. Điều này có thể cho những người Islamist nhiều quyền lực hơn bất kỳ một đảng thế tục nào.
Tiềm năng lớn
Điều này không có gì ngạc nhiên vì những người Islamist có bộ máy vận động bầu cử lớn nhất, họ tài trợ cho việc nghiên cứu và các dự án xã hội, họ có mặt ở khắp nơi và truyền bá lòng mộ đạo. Phụ nữ đã than phiền về việc bị tấn công ở nơi công cộng giữa ban ngày. Khi một bộ phim phê phán tôn giáo được chiếu ở Tunis, những người Islamist ào ra dữ dội khỏi rạp và tấn công hành hung những người chủ rạp.
Những người quan sát ở Ai Cập tin rằng những người Islamist ở đó – Huynh đệ Hồi giáo và Salafist – giữ một tiềm lực giữa các cử tri. Huynh đệ Hồi giáo bây giờ tự gọi nó là đảng Tự do và Công lý, đã muốn thiết lập những qui tắc khắc nghiệt đối với những người phụ nữ nước ngoài mặc bikini trên các bãi biển Ai Cập. Các thành viên của giáo phái Salafist đã thành lập một số đảng khác.
Khi hai nhóm này tổ chức một cuộc tập hợp chung trên Quảng trường Tahrir ở Cairo, mười nghìn người đã có mặt để biểu tình ủng hộ một nhà nước Hồi giáo. Một số người trách cứ những  người Salafist về số vụ tấn công hung bạo vào các nhà thờ Cơ đốc Coptic gần đây đang tăng lên ở Ai Cập.
Tình hình ở Libya hỗn loạn hơn nhiều so với hai nước láng giềng, một phần là vì những người nổi loạn vẫn còn đánh nhau với những kẻ trung thành với Gadhafi còn sót lại. Tuy nhiên, Hội đồng Chuyển đổi Quốc gia, do Mustafa Abdul Jalil cầm đầu, và cái gọi là Ủy ban Thường vụ, dưới quyền chủ tịch của Mahmoud Jibril, đã trình bày lộ trình đến dân chủ kêu gọi cuộc bầu cử một quốc hội 200 thành viên trong khoảng tám tháng nữa. Trong khoảng một năm, quốc hội sẽ thảo ra một hiến pháp, tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về hiến pháp và cuối cùng sẽ tổ chức những cuộc bầu cử tự do.
Lãnh đạo quân đội Belhaj đã cảm thấy đủ mạnh để chống lại Jibril, người đang làm thủ tướng de factor (thực tế, không do bầu cử). Thật ra Belhaj đang cố đẩy Jibrrl ra khỏi cương vị của ông này.
Những cáo buộc tham nhũng
 Nhưng hai người Islamist có ảnh hưởng nhất ở Libya có lẽ là anh em Salabi. Ismail Salabi chỉ huy một trong những lữ đoàn quân nổi dậy kiên cường nhất ở Benghazi. Em ông ta, Ali, được coi là một trong những lãnh tụ tôn giáo của đất nước, qua lại giữa Libya và Qatar, nước A Rập vùng Vịnh Persic đã cung cấp vũ khí cho quân nổi dậy và huấn luyện binh lính của nó.
Anh em Salabi đã nhiều lần cố làm mất uy tín của Hội đồng Chuyển đổi Quốc gia bằng những cáo buộc tham nhũng. Ali tuyên bố hội đồng này đầy những "kẻ thế tục quá khích" những người đang cố loại bỏ các nhóm tôn giáo trước các cuộc bầu cử, và rằng Jibril muốn dẫn đến một "thời đại mới của bạo ngược và chuyên chính."
Những người Islamist bây giờ đang có kế hoạch thành lập một đảng tôn giáo. Tuy nhiên, nếu họ không thắng trong cuộc bầu cử, họ sẽ vẫn tôn trọng ý chí của nhân dân, Ali Salabi nói. Salabi khăng khăng nói rằng ông ta tin vào nền dân chủ.
Nhưng nhiều người không tin những kẻ quá khích như anh em Salabi, đặc biệt từ sau vụ giết Andul Fattah Younis. Là cựu bộ trưởng nội vụ của Gadhafi, Younis tham gia quân nổi dậy ít ngày sau khi các cuộc nổi dậy bắt đầu, và, với tư cách tổng tư lệnh của họ, ông đã phát triển quân đội. Đạo quân của ông là một trong ba đạo quân có mặt ở gần Benghazi vào ngày 28 tháng Bẩy. Cho đến nay vẫn chưa rõ ai đã bắn Younis và hai người đồng hành với ông rồi sau đó chôn các thi thể, mặc dù nghi ngờ chĩa vào những người Islamist.
Fathi Bin Issa, tổng biên tập của tờ báo Tripoli Arus al-Bahr, đang ngồi trong văn phòng dài, hẹp của ông, một căn phòng tràn ngập ánh sáng đèn huỳnh quanh lạnh. Lá cờ đỏ, đen và xanh lục của nước Libya mới treo gần bàn làm việc của ông. Bin Issa là người phát ngôn của quân nổi dậy ít lâu sau khi họ chiếm được thủ đô, và các biên tập viên của ông bây giờ viết đều đặn những bài đặc biệt về những người Islamist. Ông nói chỉ mới tuần trước thôi, ông đã nhận nhiều cú điện thoại dọa giết, những người gọi đến đe cho nổ tung văn phòng của ông.
Phần 2: Những mối quan hệ tốt và một chương trình nghị sự
"Ở đây có những người đang cố gắng xây dựng một Hazbollah của Libya," bin Issa nói. "Có một nguy cơ lớn là họ sẽ chiếm chính quyền." Các nhà báo nói, ở một số khu những sắc lệnh tôn giáo, gọi là fatwas, đã ban hành cấm phụ nữ đi ra nơi công cộng một mình. Ông cũng nói rằng một số salon thẩm mỹ đã bị đóng cửa, và những thành viên của một cảnh sát tôn giáo đã bắt đầu xuất hiện trên các đường phố. "Những người này có những mối quan hệ [ô dù] tốt, và họ có một chương trình hành động. Đó là điều khiến họ nguy hiểm đến thế." Theo ý kiến của Bin Issa, mội việc hiện nay phụ thuộc vào xã hội dân sự phản ứng với những thay đổi như thế nào. "Nếu chúng tôi không có khả năng đẩy những người này ra xa, chúng tôi có thể thấy tình trạng như ở Iran hay dưới thời Taliban," Issa nói.
Đại tá Al Ahmed Barathi, 53 tuổi, là chỉ huy mới của quân cảnh ở Tripoli. Đại bản doanh của ông ta đã từng là nơi đóng quân của lữ đoàn 32 khét tiếng, đó là bọn tra tấn và dẫn đầu bởi Khamis con trai Gadhafi. Các trại lính thì ở ngoại ô Tripoli, nơi đại tá Barathi đang ngồi trong văn phòng của ông ta bên một chiếc bàn lớn. Ông ta đang đeo một cặp kính râm và có đôi bàn tay thô ráp của người lính chuyên nghiệp, thế nhưng Barathi là người ăn nói mềm mỏng.
Viên sĩ quan này vốn quê ở Benghazi, ở đó nơi ông tham gia quân nổi dậy ngay lập tức. "Tôi đứng trước đơn vị của tôi và nói rằng tôi có ý định chạy sang phía bên kia. Tôi để cho mỗi binh lính tự quyết định có theo chúng tôi hay không. Toàn bộ đơn vị bỏ ngũ theo tôi."
Cuộc chạm trán nhỏ với những người Islamist
Barathi không lo ngại về các hoạt động của những người Islamist. "Người Libya không muốn bị những người ấy cai trị. Ngay cả Belhaj cũng đã nhận ra điều này và dè dặt trong những phát biểu của ông ta."
Nhưng sau đó ông nói về những cuộc chạm trán nhỏ với những người Islamist và nói rằng người của ông đã đánh tan cả một đơn vị những người Islamist hồi đầu cuộc nổi loạn. "Những người Islamist đã bị các bộ lạc cô lập, những bộ lạc này không hề muốn họ. Sau khi chúng tôi ra tối hậu thư cho họ hoặc là chiến đấu bên cạnh chúng tôi hoặc hạ vũ khí, nhiều người giao lại vũ khí trong khi những người khác bỏ ngũ"
Sự bất đồng giữa những người Islamist và người dân Libya thế  tục thậm chí có thể có kết quả tích cực – chủ nghĩa đa nguyên đích thực – Aref Nayed nói, ông là điều phối viên của cái gọi là đội ổn định của chính phủ nổi dậy. Là một nhà doanh nghiệp giàu có của công nghệ tin học, học giả Hồi giáo và nhà triết học, Nayed thường có mặt ở tiền sảnh của khách sạn Corinthia ven Tripoli cùng với nhiều lãnh đạo chính trị của nước này.
Một con người bặt thiệp với bộ ria xén tỉa gọn ghẽ, Nayed đã từng du học ở Canada và Hoa Kỳ và đã làm việc ở Italy. Ông là người lão luyện trong việc vận động giữa các mặt trận đối nghịch.
"Đưa xã hội vào khuôn khổ"
Sau khi Giáo hoàng kích động những người Hồi giáo chống lại Nhà thờ Công giáo bằng một bài diễn văn vụng về năm 2006, Nayed là một trong số 138 học giả Hồi giáo ký một bức thư khởi động những cuộc đàm phán hòa giải. Khi Nayed tham gia vào Hội đồng Chuyển đổi Quốc gia, Vatican tuyên bố nó vui mừng thấy một người "bạn cũ" đã trở thành một nhân vật quan trọng ở Libya.
Nayed mơ về một cuộc thỏa hiệp giữa những người Libya thế tục và Islamist, một cuộc dàn xếp có thể trở thành một kiểu mẫu cho thế giới A Rập, trong đó những người Islamist có thể được nhìn nhận như một lực lượng chính trị, ngay cả trong khi phụ nữ có thể giữ những cương vị trong chính phủ. Nayed nói trong tất cả những chuyện này không có điều gì mâu thuẫn với những giáo lý của đạo Hồi. Người đứng đầu hội đồng là Abdul Jalil, một tín đồ Hồi giáo rất mộ đạo, cũng ủng hộ một sự thỏa hiệp. Abdul Jalil hình dung một nền dân chủ Hồi giáo ôn hòa với một hệ thống pháp luật dựa trên Sharia. Ngoài ra, Nayed nói, không phải các lãnh tụ chính trị mà chính các bộ lạc đang giữ cho xã hội vào kỷ cương nền nếp"
Trong khi ông đang say sưa trích dẫn những triết gia cổ, một khẩu súng rơi tuột ra khỏi chiếc áo choàng đắt tiền. Chiếc thắt lưng hẹp bản của ông không đủ chắc để giữ khẩu súng 9 ly nặng nề. "Tôi chẳng biết cách sử dụng nó," Nayed thì thầm. Ông nói rằng vệ sĩ của ông năn nỉ  ông đeo súng, để ông không bị rơi vào tình trạng không được bảo vệ khi ra trước công chúng.
Một bức ảnh lớn của viên tướng bị giết Younis treo trên Quảng trường Nghĩa sĩ – trước khi những người nổi dậy đến được gọi là Quảng trường Xanh - ở trung tâm thương mại Tripoli. Viên tướng khởi nghĩa biết cách sử dụng súng, nhưng điều đó đã không ích lợi gì cho ông cả.
Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức
Bản tiếng Việt © 2011 :Hiếu Tân

 5.  Không giờ ở Trung Đông:

Quá khứ của Thế giới A Rập nói gì với chúng ta về Tương lai của nó?

Bernhard Zand
Spiegel, 8/3/2011
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,749537,00.html
Thế giới đang lo sợ và hồi hộp nhìn các dân tộc A Rập đi qua những chuyển biến chính trị của thế kỷ. Nhưng tương lai của vùng này có thể đánh dấu bằng hòa bình dân chủ haynội chiến? Bốn cuộc nổi dậy vừa qua mang nhiều bài học cho những gì sắp đến.


"The riches, power, and honour of a monarch arise only from the riches, strength, and reputation of his subjects. For no king can be rich, nor glorious, nor secure, whose subjects are either poor or contemptible."
“Một ông vua chỉ có thể giàu có, vinh quang và hùng mạnh nếu thần dân của ông sung túc, mạnh mẽ và được coi trọng. Không ông vua nào có thể giàu có, hay vinh hiển, hay an toàn, nếu thần dân của ông ta nghèo hèn hoặc đáng khinh”
THOMAS HOBBES, "LEVIATHAN"

Phần I
Ở Trung Đông khó thấy nơi nào thanh bình hơn thành phố cảng Sohar ở Oman nơi hoa dâm bụt nở đỏ quanh năm, và dân cư thoải mái bên bàn trà điếu thuốc. Tất cả điều này là đúng cho đến Chủ nhật 27 tháng Hai, khi 2000 người tiến hành một cuộc biểu tình ở một bùng binh lớn. Cảnh sát nổ súng giết chết ít nhất một người biểu tình. Anh và các bạn biểu tình đòi tăng lương và phản đồi tham nhũng tăng vọt trong chính phủ của Quóc vương (Sultan) Qaboos bin Said, 70 tuổi.
Trước ngày Thứ Năm 24 tháng Hai, Qatif, một thành phố ốc đảo thuộc tỉnh miền Đông A Rập Saudi được biết đến chủ yếu vì những cây cọ, cát và dầu - mỏ dầu lớn nhất tứ trước đến nay được phát hiện cách đây 60 năm. Nhưng ngày hôm đó một nhóm người Shiite đã chiếm các đường phố để đòi thả ba người đồng bào của họ. Vua Abdullah bin Abd al-Aziz, 86 tuổi, chưa bao giờ gặp một chuyện gì như thế trong vương quốc của ông.
Benghazi ở Cyrenaica, một vùng xanh tươi, xa xôi ở miền đông Libya, cách thủ đô Tripoli khoảng 1000 cây số đường ven biển. Đại tá Moammar Gadhafi đã cai trị vùng này 41 năm. Cho đến cách đây hai tuần, tức là, khi nhiều người lái xe qua thành phố, ăn mặc giống Gadhafi, như trong một cuộc diễu hành ngày hội hóa trang, hô vang “Libya tự do” và “Chúa vĩ đại”
Đến hôm nay dường như sự thống trị của nhà độc tài Trung Đông này, ít nhất, sẽ kết thúc trong năm 2011. Cựu Thứ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Paul Wolfowitz gọi Gadhafi “người chết bước đi” và Kremlin thì nói về một “xác chết chính trị bước đi.”
Hoàn toàn không thể đoán trước
Tuy nhiên những dự đoán của họ vẫn tỏ ra vội vã. Nếu những sự biến của mấy tuần qua, từ Tunisia đến Cairo, từ Bahrain đến Benghazi đã chứng minh một điều, thì đó là các sự kiện chính trị là hoàn toàn không thể đoán trước. Không ai có thể biết trước rằng sự hy sinh thân mình của Mohammed Bouazizi người thất nghiệp bán hoa quả rong ở một thành phố nhỏ của Tunisia lại có thể dẫn đến việc lật đổ một kẻ thống trị mạnh nhất Trung Đông ở Cairo chỉ mấy tuần sau đó.
Nhưng chuyện gì sẽ diễn ra tiếp theo, sau sự ra đi của Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarack? Và điều gì sẽ đến sau sự sụp đổ có thể của Gadhafi? Liệu Libya sẽ biến thành một “Somalia khổng lồ” như Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton đã cảnh báo? Liệu nước sản xuất dầu mỏ lớn nhất A Rập Saudi có rơi vào hỗn loạn? Các nền tự do mới sẽ đưa thế giới A Rập đến đâu?
 Trung Đông đã chi phối chính trị toàn cầu trong nhiều thập kỷ, đến một mức độ hoàn toàn không cân xứng với kích cỡ địa lý và dân số của nó. Các báo cáo về chiến tranh, bạo lực và khủng bố giữa bắc Phi và các nước vùng Vịnh đã trở thành tạp âm trong cuộc sống của cả một thế hệ.
Chỉ tính riêng từ 1945, vùng này đã trải qua hàng chục cuộc chiến tranh quốc tế, nhiều cuộc nội chiến và đảo chính, và hàng ngàn cuộc tấn công khủng bố và ám sát chính trị . Nếu những cuộc xung đột này xảy ra ở một nơi nào khác trên thế giới, phương Tây chắc đã không làm gì hơn là bình thản nói rằng nó rất lấy làm tiếc.
Nhưng những cuộc xung đột Trung Đông  xảy ra trong một khu vực nằm trên gần 60 phần trăm trữ lượng dầu mỏ và 40 khí tự nhiên của thế giới. Nền an ninh của Israel là nhân tố quan trọng trong chính sách ngoại giao của những nước như Mỹ và Đức, và hàu hết các nước trong cộng đồng quốc tế thống nhất với nhau trong nỗi lo ngại về khả năng xảy ra một cuộc chiến tranh về chương trình hạt nhân của Iran. Khi Trung Đông bùng nổ, phương Tây không thể đơn giản biểu lộ lấy làm tiếc và ngó qua hướng khác.
Trở về Năm Số không
Tám tuần trước khi bắt đầu làn sóng bạo loạn gần đây ở Bắc Phi, các quyển lịch đã được đặt lại về năm Zero trong khu vực này, có có tầm quan trọng trung tâm đối với hòa bình thế giới và kinh tế toàn cầu. Khu vực láng giềng của châu Âu này đang bên bờ một khởi đầu mới. Cho đến nay, phương Tây đã đạt được những hiệp định với hầu hết các lãnh đạo A Rập, chủ yếu nhằm bảo đảm ổn định và bảo vệ thị trường dầu. Phải chăng những hiệp định ấy bây giờ đã mất hiệu lực?
Không ai có thể nhìn về tương lai. Nhưng có lẽ một cái nhìn về quá khứ, vào những ghi chép 100 năm của Trung Đông hiện đại, có thể cho chúng ta những kết luận về phần này của thế giới, và phương Tây, bây giờ có thể đối diện với chuyện gì. Cuộc thẩm tra này bắt đầu từ vùng đất đầu tiên nơi mà những người nổi loạn dã tự giải phóng họ ra khỏi sự kiểm soát của Gadhafi, tức là vùng Cyrenaica.
Cách đây một trăm năm, vào mùa thu năm 1911, một viên thiếu tá quân đội Ottoman đến cửa ngõ Benghazi. Như ông viết cho một người bạn, ông từ Istanbul đến để giành lại “những vùng đất biên cương nồng ấm và hữu hảo của tổ quốc.”
Trong hơn 400 năm, Ottoman đã kiểm soát Bắc Phi, Syria và Palestine, Mesopotamia cho đến tận vịnh Ba Tư, từ Hồng Hải đến Aden, và từ Sông Nile đến biên giới Sudan. Nhưng người Pháp chiếm Algeria và Tunisia, và 1882 Ai Cập rơi vào tay người Anh. Lúc này người Ý đã đỏ bộ lên Libya. Giống như người Pháp và người Anh, họ cũng tìm cách thiết lập các thuộc địa ở châu Phi. Vào thời ấy, còn mục tiêu nào dễ dàng hơn là một tỉnh của đế quốc Ottoman yếu ớt, người ốm trên eo biển Bosporus?
Kết liễu một đế quốc
Thiếu tá Mustafa Kemal với 150 sĩ quan Thổ Nhĩ Kỳ và 8.000 lính A Rập, đã chống đỡ được với quân thù trong  nhiều tháng và chặn giữ một đạo quân 15.000 lính Ý không cho xâm nhập qua bờ biển Libya. Nhưng ông sóm nhận ra rằng đây là một trận đánh ông không thể nào thắng được. Các vùng biên giới của đế quốc đã từ từ vỡ vụn ra, không chỉ ở châu Phi, mà cả ở Balkan, dọc sông Danube và trong vùng Caucasus. Tripolitania là một nguyên nhân thất bại. Nó là “vô dụng” ngay cả với cố gắng đánh lại người Ý, ông viết trước khi rở về Istanbul.
Thiếu tá Keman cảm thấy rằng việc mất tỉnh cuối cùng ở châu Phi của Istanbul không chỉ đánh dấu bắt đầu sự kết thúc một đế quốc, mà còn là kết thúc một thời đại. Ông cảm thấy có một cái gì đó mới mẻ hiện ra ở chân trời, một cái gì đó ông có thể đóng vai trò then chốt trong đó. Nhưng ông vẫn khôg biết cái mới ấy là cái gì.
Ngày nay chúng ta biết nó là cái gì, tức là, một thế kỷ trong đó toàn thể Trung Đông biến thành một chiến trường cho các lực lượng chính trị, tư tưởng, và tôn giáo, một ngôi nhà kính của chính trị toàn cầu. Trong 100 năm ấy, các nước được thành lập đã không hoạt động. Các đờng biên giới được vạch ra một cách tùy tiện, những kẻ thống trị được dựng lên căm ghét nhân dân của chúng như nhân dân căm ghét chúng. Các cuộc chiến tranh và nội chiến nổ ra, những kẻ độc tài bị giết. Chỉ có hai nước trong vùng tìm được con đường đến dân chủ, đó là Israel, thành lập 1948, và đất nước mà Thiếu ta Kemal, người sau này được biết đến dưới tên Atatürk, đã xây dựng nên: Thổ Nhĩ Kỳ.
Và trong khi các nước khác và các khu vực khác đã đi vào thời hiện đại giữa những hoàn cảnh thảm họa như nhau, giống như châu Âu chẳng hạn, đã vượt qua được những hận thù của mình trong mấy thập kỷ tiếp theo,  hì Nam Mỹ đã đạt được đôi chút ổn định và Trung Hoa đã dần dần vượt được các nước phương Tây về sản xuất, thì phần lớn các nước Trung Đông và Bắc Phi vẫn còn đông cứng trong chế độ chuyên quyền, bế tắc và vô vọng. Ngay cả việc phát hiện ra trữ lượng dầu mỏ chứng tỏ nó là khu vực sản xuất dầu lớn nhất thế giới cũng không thể làm thay đổi được hiện trạng này. Ngược lại, sự phân phối không công bằng nguồn của cải dầu mỏ chỉ làm sâu thêm các mâu thuẫn, và trong nhiều trường hợp cái phúc có dầu lại thành ra cái họa.
Những ma quỷ vùng Trung Đông
Gần hết 100 năm bắt đầu từ chuyến đi của Thiếu tá Kemal đến Libya, những con quỷ vùng Trung Đông bỗng nhiên hiện ra trên khắp thế giới. Al-Qaida bước lên sân khấu địa cầu, một tổ chức khủng bố đến từ giữa lòng thế giới A Rập mà có khả năng hoạt động với tầm với chưa từng thấy ra toàn thế giới. Vào ngày 11 tháng Chín năm 2001, cuối cùng đã rõ rằng Trung Đông đã sinh ra một con quái vật.
Nhưng chủ nghĩa khủng bố của al-Qaida không phải là tiếng nói cuối cùng của Trung Đông, ngày 11 tháng Chín cũng không phải là kết thúc của lịch sử. Mười năm sau những vụ tấn công ở New York và Wáhington, một cuộc nổi dậy đã bóp nghẹt thế giới A Rập mà không ai thấy nó đến. Nó bắt đầu ở Tunisia và lan sang Ai Cập, Bahrain, Yemen và Jordan. Như thể được giải thoát khỏi m ột nhà tù băng giá của nỗi sợ hãi, nhân dân ngày nay đang đứng lên chống lại những kẻ thống trị, những con người mà phương Tây coi như nếu không là thành viên các nhóm tôn giáo cuồng tín thì cũng là những đám đông thờ ơ chấp nhận số phận của mình.
Bây giờ những con người ấy đang xuống đường, không có dấu vết gì của tính thờ ơ hay sự cuồng tín tôn giáo, từ Morocco đến  Sultanate có vẻ thanh bình của Oman, từ A Rập Saudi giầu có đến Iraq, mà Mỹ coi là đã giải phóng cách đấy tám năm, để đòi hỏi những gì họ có quyền đòi hỏi: công bằng, dự phần vào quyền lực nhà nước, thịnh vượng và tự do. 
Thế giới A Rập, cái thế giới dường như đã tự nhốt mình trong căn phòng hoảng sợ của lịch sử thế giới khi nó liên tục chịu đựng mọi tai ách của cái hiện đại. cuối cùng đã giành lại được tiếng nói của mình.
Và phương Tây, thay vì hoan hỉ reo mừng về những gì nó dã đòi hỏi trong nhiều năm, thì nay đang đứng bên lề há hốc mồm kinh ngạc, sửng sốt, không nói nên lời vì kinh hãi.
Có thể nào trách cứ nó không? Các nước A Rập có thể làm gì nhiều hơn là lật đổ các chính phủ không? Họ có khả năng tiến tới dân chủ không? Những gì đang diễn ra ở Libya có biện hộ nổi cho những kẻ luôn mồm cảnh báo kể từ khi cuộc cách mạng này bắt đầu không?
Hàng trăm người, có lẽ hàng ngàn, đã chết giữa Benghazi và Tripoli trong hai tuần qua. Sự sụp đổ có thể xảy ra của chế độ Gadhafi minh họa cho sự sụp đổ của các chế độ chuyên chế A Rập và những đau thương mà chúng bắt nhân dân của chúng phải chịu. Di sản của chúng là di sản thất bại.
Giáo dục tồi và sản xuất kém
Một vài khu vực khác mà Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) xem xét trong báo cáo thường niên của nó về Phát triển Con người, về nhiều phương diện cũng tồi tệ không kém thế giới A Rập. Hệ thống giáo dục khốn khổ và nạn mù chữ cực kỳ cao trong hầu hết các nước thuộc Liên minh A Rập. Ở Mauritania, Morocco và Yemen, gần một nửa số người trưởng thành trong dân cư không biết đọc biết viết, trong khi tỉ lệ mù chữ ở mối nước Ai Cập, Algeria và Sudan tương ứng là 28, 30 và 38%. Mới cách đây mấy năm, ngay cả Phi châu Hạ Sahara còn có nhiều kết nối Internet hơn thế giới A Rập.
Ít có nơi nào sản xuất kém phát triển như nơi này. Tổng cộng tất cả các nước A Rập, với số dân 350 triệu, về kinh tế sản xuất ra ít hơn 60 triệu dân Italy. Chỉ có 3 phầ trăm dân số Libya làm việc trong khu vực dầu mỏ, là nới cho đến gần đây, chiếm tới hơn 60 phần trăm GDP của nước này. Vậy thật ra số dân còn lại làm gì? Tỉ lệ thanh niên thất nghiệp chính thức trong một nước sản xuất dầu mỏ giầu có như A Rập Saudi là 26%, trong khi con số tỉ lệ không chính thức trong khu vực Maghreb Bắc Phi lên tới 70%.  Một phần ba nhân dân Mauritania và Yemen, và một phần năm dân Ai Cập sống với dưới 2$ một ngày.
Thế giới A Rập không nghèo! Nhưng không có khu vực nào trên thế giới đối xử với các nguồn tài nguyên của mình – và với một nửa lực lượng lao động của minh, tức là phụ nữ - một cách cẩu thả như thế. Trong một vùng trải dài từ Morocco đến Bahrain chỉ có 5 phần trăm đại biểu quốc hội là phụ nữ. Và trong khi ở Hàn Quốc trong những năm từ 1980 đến 1999 có hơn 16.000 đơn xin cấp bằng sáng chế quốc tế, thì ở Ai Cập trong cùng thời gian đó chỉ có 77 đơn đăng ký.
Không có nước A Rập nào, ngoại trừ Lebanon có nền dân chủ vừa phải, là có dấu hiệu một xã hội công dân đang hình thành. Không nước nào có một truyền thống dân chủ có thể cung cấp một cơ sở cho những ai có kế hoạch điều hành đất nước sau các cuộc cách mạng trong những tuần gần đây, chưa nói đến những cuộc cách mạng sẽ còn tiếp tục đến.
“Xin thắt dây an toàn” nhà bình luận và cựu phóng viên Trung Đông của New York Time, Thomas Friedman, gần đây đã cảnh báo. Chuyến đi mà thế giới A Rập hiện giờ đang chuẩn bị khởi hành sẽ “không phải là một chuyến đi vui vẻ,” Friedman viết, mà là “trên một con đường dài và lởm chởm đá.”
Thân thể chính trị của Trung Đông đang ốm yếu theo nhiều cách và chưa bao giờ được hoạt động dưới những điều kiện dân chủ. Nó có khả năng làm thế không? Và nếu có, thì Thế giới và phương Tây làm gì để xúc tiến quá trình này.
Dùng một ẩn dụ trong ý học: bệnh án củ Trung Đông chứa bốn bệnh lây nhiễm trầm trọng. Ba bệnh trong số đó từ ngoài đưa vào, còn một bệnh thì chắc chắn là nội sinh. Căn bệnh đầu tiên đến với cái tên đã nhàm ở phương Tây nhưng vẫn còn rất sống động trong thế giới A Rập ngày nay: chủ nghĩa đế quốc.

Phần 2: Rũ bỏ cái ách Ottoman
Đầu năm 1915, khi đã rõ rằng đế quốc Ottoman không thể sống sót qua khỏi Thế Chiến I, các chính trị gia ở London và Paris đi đến một ý tưởng là phân chia phần còn lại của cái đế quốc ấy. Người Anh và người Pháp có kế hoạch nhằm vào các tỉnh A Rập của Đế quốc Ottoman. Kế hoạch ấy trùng khớp với ước muốn của các lãnh tụ bộ lạc có ảnh hưởng và các yếu nhân muốn rũ bỏ cái ách Ottoman.
Tháng Bảy năm 1915, Cao ủy Anh ở Ai Cập bắt đầu trao đổi thư từ với Hussein Bin Ali, sharif[1] của thánh địa Mecca. Ngày 24 tháng Mười, ông nhất trí rằng Liên Hiệp Anh đã chuẩn bị “công nhận độc lập cho các nước A Rập trong các khu vực nằm trong các đường biên giới mà sharif đã đề nghị”
Tháng Sáu năm 1916, cuộc nổi dậy lớn chống lại Ottoman bắt đầu. Các cuộc nổi dậy này đầy hứng khởi về mặt quân sự và được làm thành bất hủ dưới hình thức thơ ca bởi nhà khảo cổ kiêm nhân viên mật vụ Anh T.E. Lawrence, nổi tiếng dưới cái tên Lawrence của Arabia, trong cuốn sách của ông “Bảy Cột trụ của sự Khôn ngoan.”
Lawrence viết trong hồi ký tình báo của ông hồi tháng Giêng năm 1916 rằng: cuộc nổi loạn ấy là “có lợi cho chúng ta, vì nó phù hợp với mục tiêu trước mắt của chúng ta là phá vỡ khối Islamic và đánh bại và chia xẻ Đế quốc Ottoman, và bởi vì các nhà nước (Sharif Hussein) sẽ thành lập để kế tục người Thổ.. sẽ là vô hại đối với chúng ta...Người A Rập thậm chí còn kém ổn định hơn người Thổ. Nếu được xử lý tốt họ có thể giữ nguyên trong tình trạng chính trị nhiều mầu sắc, một loạt những tiểu vương đầy đố kỵ không thể liên kết với nhau về chính trị.”
Những tài liệu thành lập nhà nước
Tuy nhiên trong cùng thời gian đó, không báo cho những người A Rập đang được cổ võ nổi dậy, người Anh thương lượng về tương lai của các tỉnh A Rập thuộc Ottoman trên hai mặt trận khác. Theo một hiệp định bí mật mà nhà ngoại giao Anh Mark Sykes thương lượng với đối tác người Pháp là François Georges-Picot, London và Paris đã phân chia chiến lợi phẩm mà họ đang mong đợi theo cách là các vùng xung quanh Beirut, Damascus và Mosul sẽ thuộc về Pháp, trong khi Anh sẽ kiểm soát vùng bờ biển Vịnh A Rập, Palestin và các tỉnh Baghdad và Basra. Trong một tài liệu khác, được ký bởi Bộ trưởng Ngoại giao Anh Arthur James Balfour, chính phủ Anh bảo đảm cho Liên đoàn Zionist “thành lập ở Palestin một tổ quốc cho những người Do Thái”
Hiệp định Sykes – Picot và Tuyên bố Balfour, ký lần lượt năm 1916 và 1917, là hai tài liệu thành lập của Trung Đông hiện đại. Chúng làm thành cơ sở của năm nhà nước - Syria, Iraq, Lebanon, Jordan và Israel – và Palestin vĩnh viễn không-nhà nước. Sự tồn tại của những gì vẫn còn là nguồn gốc của chia rẽ và bất ổn cho đến ngày nay. Người A Rập, dù chưa phát hiện ra lời lẽ thật sự của các tài liệu này cho đến sau Thế Chiến I, đến nay vẫn coi chúng là những tài liệu phản bội họ. Dưới mắt của nhiều người A Rập, các đường biên giới mà chúng vạch ra, và những triều đại mà Anh và Pháp dựng lên bên trong những đường biên giới đó, luôn luôn thiếu tính hợp pháp.
Tuy nhiên, sự can thiệp của phương Tây trong việc tạo ra Trung Đông hiện đại đã làm thành một khuôn mẫu nhận thức đã trở nên ám ảnh, thậm chí ám ảnh hơn cả các vùng khác có quá khứ thuộc địa của đế quốc: cái tàn hại  của âm mưu.
Đối với nhiều người A Rập, sự kiện phần lớn các nước A Rập như T.E. Lawrence  đã tiên đoán, vẫn còn là những tiểu vương nhỏ nhen đầy lòng đố kỵ không phải là kết quả của sự yếu kém của chính họ, mà là của sự độc đoán của người Anh và người Pháp. Họ trách phương Tây đã tạo ra những nhà nước nhân tạo, những nước như Lebanon và Iraq bị chia rẽ về chủng tộc và tôn giáo và về thực chất vẫn còn là không thể cai quản được cho đến ngày nay, và về sự kiện là triều đại Hashemite do người Anh dựng lên ở Syria và sau đó là Iraq, và đến nay chỉ còn sống sót ở Jordan.
Thiếu lôi cuốn /.dấn thân
Kết cục của thời đại này, nhìn từ tầm nhìn của hôm nay là những khiếm khuyết  của Trung Đông  do chủ nghĩa đế quốc đẻ ra  dường như đã được khắc phục. Cho đến nay, không có người nổi loạn nào hay người phản đối nào đã nghĩ đến việc đổ lỗi cho phương Tây về cuộc nổi dậy năm 2011, như tổng thống Yemen Ali Abdullah Saleh đã làm, hoặc đổ tội cho al-Qaida, như Gadhafi đã làm. Những cuộc cách mạng này thuộc về những người A Rập, và phương Tây đã làm đúng khi tôn trọng sự kiện đó, bất kể liệu sự thiếu lôi cuốn của nó là cố ý hay đơn giản vì nó chưa được chuẩn bị kỹ cho cơ hội lịch sử này. Người A Rập đã giành lại được một mẩu tự tin mà họ đã đánh mất do kết quả của áp bức.
Phải chăng điều đó có nghĩa là Hoa Kỳ và Châu Âu không nên làm gì cả và chỉ ngồi chờ xem sắp tới lịch sử sẽ nhỏ giọt thêm cơ hội nào nữa? Họ nên, chẳng hạn, suy nghĩ lại về mối quan hệ của họ với Thổ Nhĩ Kỳ, một đất nước đã tự mình tìm được đường đi đến dân chủ và trở thành một kiểu mẫu cho nhiều cư dân trong khu vực này. Việc thiết lập những liên hệ chặt chẽ hơn với nước này sẽ là hữu ích cho châu Âu, cho dù có những khó khăn mà việc đó kéo theo.
Nhưng trên hết, Washington, London, Paris và Berlin cần có một lựa chọn chính trị, thậm chí là một bổn phận, là điều rõ ràng đến nỗi không ai còn chú ý đến nó nữa.
Cơ hội có một không hai
Chưa bao giờ từng có một thời gian nào thuận lợi hơn để kiến tạo hòa bình ở Palestin. Israel, bất ngờ bởi cuộc cách mạng ở Ai Cập và quan tâm một cách chính đáng đến an ninh của nó, không có lựa chọn nào khác ngoài việc công nhận giải pháp hai nhà nước nếu nó hy vọng vẫn giữ nguyên là một đất nước vừa Do Thái vừa dân chủ.
Còn về lãnh đạo Palestin, cũng lạc hậu và xa rời nhân dân như  kẻ bảo trợ của họ vừa bị lật đổ Mubarak? Bây giờ họ có nhiệm vụ gì, nếu không phải là thành lập một nước mà mọi người đã biết trong nhiều thập kỷ, sẽ hình thành như kết cục thắng lợi của một quá trình hòa bình.
Và cho dù ai nắm được quyền lực từ các chế độ A Rập láng giềng của Israel đã bị lật đổ hay vẫn còn chưa bị lật đổ, trong trường hợp tốt nhất, sẽ  phải hàm ơn một giải pháp cho vấn đề Palestin, hay trong trường hợp xấu nhất, sẽ không có cơ hội nào để sử dụng  cái di sản phiền hà của cuộc xung đột Trung Đông để lập nên chính sách.
Đối với phương Tây, bước này là một món nợ từ quá khứ đế quốc của nó vẫn chưa được trang trải giữa nó và thế giới A Rập: việc tạo ra các nước A Rập trong vùng này từ vùng đất Ottoman Palestin xưa, bên trong những đường biên giới của năm 1967, mà thế giới ghi nhận trong Nghị quyết 242 của Liên Hiệp Quốc.

Phần 3: Thời đại của các bạo chúa  
Trong ba tuần qua, phiên bản tiếng A Rập của đại bách khoa toàn thư mở Wikipedia trên Internet đã đưa vào hai mục từ dưới thuật ngữ “cách mạng Ai Cập”: cuộc cách mạng ngày 23 tháng 7, 1952 và cuộc cách mạng ngày 25 tháng Giêng, 2011. Ngày trước đánh dấu quốc khánh của Ai Cập, nhưng việc ngày 25 tháng Giêng thay thế nó chỉ còn là vấn đề thời gian.
Đến lúc đó, cuộc cách mạng tháng Bẩy 1952 sẽ là lịch sử - nhưng là một mẩu lịch sử mà không có nó thì người ta không thể hiểu được “Ngày Phẫn nộ” bắt đầu ở Ai Cập cách đây năm tuần. Với một cuộc đảo chính do “Phong trào Sĩ quan Tự do” xung quanh Gamal Abdel Nasser dàn dựng tháng Bẩy năm 1952, nhà nước cảnh sát và quân đội đã tự dựng lên trong thế giới A Rập, đánh dấu sự khởi đầu của những chế độ bạo tàn mà ngày nay nhân dân trong vùng đang tự giải thoát ra khỏi chúng. Đây là căn bệnh trầm trọng thứ hai mà phần này của thế giới đã chịu trong 60 năm.
Phe nhóm xung quanh vua Farouk I, một tay máu mê cờ bạc phì nộn và nghiện rượu, mà các sĩ quan Ai Cập đầy sang Italy, là một lũ người thối nát và vô dụng như những ông vua và tổng thống khác vẫn còn trong dinh sau các thời kỳ thuộc địa và nửa thuộc địa dưới sự ủy trị của Anh và Pháp – từ Baghdad đến Tripoli đến Damascus.
Chán ghét sự nhu nhược của các chế độ này so với các chính quyền thực dân trước kia và và một Israel đang ngày càng mạnh lên, Nasser, con người có sức lôi cuốn, đã làm một tấm gương cho Ai Cập. Ông xây dựng một nhà nước dân tộc chủ nghĩa, liên A Rập, mà ông dần dần cai trị bằng nắm đấm thép. Ông quốc hữu hóa các doanh nghiệp, đầu tiên từ những công ty lớn rồi đến những công ty nhỏ hơn, và bằng cách làm thế, đã đuổi các cộng đồng thiểu số Armenia và Hy Lạp cố thủ trong cộng đồng doanh nghiệp. Mặc dầu đã trở thành bộ phận chính thức của Phong trào Không Liên kết, Ai Cập vẫn rơi  vào ảnh hưởng của Liên xô đầu những năm 1960.
Sự tôn sùng đối với Nasser
Nasser đã khủng bố dã man các kẻ thù chính trị và các thành viên của Tổ chức Islamist Huynh đệ Hồi giáo. Ông ta đã cho các nhân viên gián điệp xâm nhập các nước láng giềng không hoan nghênh mô hình xã hội của ông, các nước như A Rập Saudi và Jordan, cả hai nước này có những ảnh hưởng bộ lạc mạnh mẽ. Ông ta ủng hộ các nước khác chiến đấu chống lại các kẻ thù của ông ta, như Syria và Cộng hòa A Rập Yemen, với những hoạt động quân sự nói chung thất bại thảm hại.
Nhưng các sĩ quan đầy tham vọng trong các nước A Rập khác bị tấm gương Nasser gây ấn tượng sâu đậm. Nhiều nhà độc tài và bạo chúa tương lai ở Trung Đông, như Saddam Hussein ở Iraq, Gadhafi ở Libya và Saleh ở Yemen, mặc dầu không luôn luôn nhất trí với nhau, trước sau đều tôn sùng lãnh tụ Ai Cập. Cuộc đảo chính của Phong trào Sĩ quan Tự do ở Cairo được kế tiếp bởi các cuộc nổi loạn cung đình ở Baghdad (1958), Sana’a (1962) và Tripoli (1969).
Các chế độ lên nắm quyền ở các nước này giống như chế độ của Nasser. Chúng là Liên A Rập, dân tộc chủ nghĩa và là những nhà nước cảnh sát và phe đối lập mau chóng bị đưa vào khuôn phép. Con người cá nhân A Rập bị đập nát trong các nhà tù tra tấn ở Ai Cập, Iraq, Syria và Libya. Những hậu quả của việc hủy hoại phẩm giá con người A Rập phải mấy thập kỷ sau mới hiện ra. “Thảm kịch Mỹ ngày 11 tháng Chín được sinh ra trong các nhà tù A Rập,” Tác giả Mỹ Lawrence Wright viết trong cuốn sách của ông “Ngọn tháp mờ: Al-Qaida và con đường đến ngày 11/9.”
Nasser tạo ra nguyên mẫu của nhà nước cảnh sát đàn áp, mà tuổi trẻ của thế giới A Rập ngày nay đang nổi lên chống lại. Thậm chí những kẻ thống trị ở Vịnh Persic một thời đã là những kẻ thù tệ hại nhất của ông ta, cũng tổ chức lực lượng cảnh sát của họ trên cơ sở kiểu mẫu của ông.
Những đất nước của kẻ cướp tham nhũng
Di sản chính trị của Nasser cũng có hàm ý về kết quả tiềm tàng của các cuộc cách mạng A Rập. Phương Tây có lẽ đã sai khi theo gương của cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush ở Iraq và đối xử với những tàn dư thảm hại của các chế độ này giống như nó đã làm với các chế độ toàn trị ở châu Âu, ủng hộ việc giải tán các chính phủ và các bộ máy đảng, như Bush đã làm ở Iraq năm 2003. Những nhân vật như Mubarack, cựu tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali hay Gadhafi không nên so sánh với những người như Hitler và Stalin, như tác giả Libya Hisham Matar nói tuần này, mà nên so sánh với những tội phạm như Al Capone.
Họ để lại dằng sau các nước băng đảng trộm cướp tham nhũng và những xã hội được tổ chức tồi đòi hỏi phải giáo dục lại hàng triệu người. Các đảng chính trị đã đánh mất cái cốt lõi tư tưởng của chúng từ nhiều thập kỷ trước, nếu ban đầu chúng có một cốt lõi tư tưởng. Tư cách đảng viên của nhiều đảng cầm quyền chưa bao giờ là cái gì hơn một phương tiện để kiếm chác ít ra là những món lợi nhỏ mà tổ chức của họ ban cho trong một chế độ hoang tàn ảm đạm. Việc trừng trị tất cả mọi đảng viên sẽ là sai lầm.
Đặc biệt khó giải quyết đối với Trung Đông sau cách mạng là cái di sản của tệ sùng bái cá nhân Nasser đã in sâu vào thế giới A Rập: khuynh hướng của toàn hệ thống đối với những gương mặt cá nhân mà sự giống nhau của chúng được tả trong một quang cảnh phát ngán từ Mauritania đến Muscat, dưới dạng hàng ngàn hàng ngàn áp phích, tranh ảnh và những bức tượng phô trương.
Điều này thậm chí áp dụng cho những nước có tệ quan liêu như Ai Cập và Tunisia, nhưng đặc biệt cho những nước như Libya và Yemen nơi thực chất không có chính phủ và hệ thống hành chính ngoài phe nhóm lãnh đạo. Những nước này có lẽ chỉ có những cơ may bảo đảm ổn định tệ hại nhất trong tương lai có thể thấy trước, bởi vì những người như Gadhafi và Tổng thống Yemen Saleh sẽ không để lại đằng sau dù chỉ một cái khung cơ bản của một cấu trúc quyền lực mà một người khác có thể điền vào. Những nước này có thể được lợi nhiều nhất từ sự can thiệp trực tiếp của phương Tây để phòng ngừa sự sụp đỏ chính phủ giống như Somalia, dù là viện trợ nhân đạo từ cộng đồng quốc tế, viện trợ thiết lập một xã hội công dân hay thậm chí can thiệp quân sự.

Nắm lấy quân đội
Chỉ có một trong số những di sản của Nasser  có lẽ tỏ ra có giá trị trong những cuộc nổi dậy hiện nay trong thế giới A Rập, là quân sự hóa các xã hội A Rập, và truyền thống quân đội mạnh. Được chuẩn bị kém để đối phó với chiến tranh như Ai Cập và Tunisia, trong các cuộc cách mạng lãnh đạo quân sự tại hai nước này đã xử sự thận trọng và khôn ngoan, không tự cho phép họ bị lạm dụng để đàn áp cuộc nổi dậy.
Điều này mang lại hy vọng cho những nước có thể vẫn còn phải đối mặt với biến động cách mạng. Giống như Ai Cập và Tunisia, các nước Syria, Morocco và Algeria  cũng có chế độ cưỡng bức quân dịch, và các tướng lĩnh các nước này sẽ suy nghĩ kỹ càng và căng thẳng trước khi ra lệnh cho quân lính của họ bắn vào những người biểu  tình.  Tình hình này là khác ở những nước như Libya, kẻ độc tài đã sử dụng lính đánh thuê nước ngoài để đè bẹp sự chống đối của dân chúng, và các nước vùng Vịnh như Bahrian và A Rập Saudi, những kẻ thống trị các nước này duy trì lực lượng dân quân của các bộ lạc hoặc quân đội riêng, có một bộ phận là người nước ngoài.
Vẫn chưa rõ rằng sự điềm đạm của lãnh đạo quân đội Ai Cập và Tunisia có vượt qua được cuộc khủng hoảng  nghiêm trọng về cung cấp, có thể bùng ra bất cứ lúc nào, hay không. Cũng còn cần chờ xem liệu các tướng ở Cairo có theo  gương người Tunisia quay về doanh trại và chuyển giao quyền lực cho giới dân sự  hay không.
Hoa Kỳ có lẽ sẽ chịu các quân đội của Trung Đông, nhưng cả châu Âu nữa cũng buộc phải chấp nhận cái ý tưởng rằng đôi khi một trật tự quân đội còn hơn không có trật tự gì cả, và rằng ngay cả nhà nước toàn trị của Nasser có thể cũng đã để lại một công cụ có thể giúp Ai Cập vượt qua khỏi một thời kỳ quá độ khó khăn.

Phần 4: Giã biệt chủ nghĩa cộng sản, xin chào những người Islamit chiến đấu.
Phương Tây lúc đó đang trong thời kỳ khá tốt đẹp với người kế vị Nasser, Anwar al-Sadat. Đây phần nào là kết quả của cách thức đánh bóng bản thân của ông ta, nhưng cũng là  kết quả của sức mạnh thấy rõ; với sức mạnh ấy, vào đầu thập kỷ 70, ông ta bước chân lên con đường ký một hiệp ước hòa bình với Israel, lấy lại phẩm giá cho người Ai Cập. Tuy nhiên, trên hết, nó là một kết quả của Chiến tranh Lạnh.
Sadat đã vứt đi những cố vấn quân sự Liên xô mà Nasser đã mang vào. Ông hòa giải Ai Cập với các nước phương Tây mà bản thân Nasser đã xa lánh. Cuối cùng, ông thả các lãnh đạo của Huynh đệ Hồi giáo khỏi nhà tù, ít nhất là những người mà Nasser chưa hành hình.
Đây là một xu hướng rộng rãi trong những năm 1970 và đầu 1980, được phương Tây đặc biệt ủng hộ, để củng cố các lực lượng Islamist nhằm làm yếu các đảng cộng sản hoặc các nước và các tổ chức thân Liên xô, như PLO. Nhìn lại, rõ ràng là các hậu quả của chiến lược này là thê thảm. Nó gây ra căn bệnh thứ ba làm khốn khổ Trung Đông, và rốt cuộc cả phương Tây: chủ nghĩa Islamist chiến đấu.
Dù là Sadat ở Ai Cập, cựu Tổng thống Muhammad Zia ul-Haq ở Pakistan, cựu Thủ tướng Turgut Özal ở Thổ Nhĩ Kỳ hay tổ chức Wahhabite của A Rập Saudi, hay thậm chí Israel trong các lãnh thổ Palestin và Hoa Kỳ ở Afghanistan – trong cuộc Chiến tranh Lạnh mà mọi người theo đuổi thì nguyên tắc vẫn là kẻ thù của kẻ thù ta là bạn ta. Ai cũng được hoan hô, miễn là người đó chống cộng.
Những hậu quả không lường trước
Những hậu không lường trước của chính sách này gồm có Liên xô thất bại ở Afghanistan và sự sụp đổ của đế quốc Xô viết. Tuy nhiên, những hậu quả không lường trước của nó còn gồm cả những cuộc tấn công khủng bố ngày 11 tháng Chín, 2001 cũng như sự Islamist hóa rộng rãi các xã hội A Rập, khiến nhiều người chào đón các cuộc cách mạng 2011 với quá nhiều lo âu bối rối.
Liệu có lý do gì để lo lắng như thế không? Liệu Ai Cập, Tunisia và những nước theo chân chúng có đi con đường mà Iran đã đi năm 1979 không?
Những sự kiện trong mấy tuần gần đây đã cho thấy, ít nhất là ban đầu, rằng không một nước nào trong số đó đến bây giờ đã có một dấu hiệu dù nhỏ nhất của một nhân vật nổi lên có thể so sánh với Ayatollah Ruhollah Khomeini, con người đã xúc tiến và cuối cùng đã cướp đoạt cuộc cách mạng Iran năm 1978 và 1979.
Trái lại ở Ai Cập, chiếc nôi của Hồi giáo chính trị, Huynh đệ Hồi giáo chỉ tham gia nổi dậy sau một thời gian dài ngập ngừng do dự. Cho đến nay, không có ai trong số các đại diện của nó hô hào cấm rượu, đòi hỏi phụ nữ phải đeo mạng che mặt hay kêu gọi một cuộc nổi dậy trong toàn thế giới Hồi giáo.
Tại Bahrain nơi giống như Iran năm 1979, ban đầu những người Shiite biểu tình chống chế độ, lãnh đạo của họ, Sheikh Ali Salman, đã nói rõ rằng ông không tin vào những nguyên tắc "Velayat-e faqih" của Khomeini hay “những nguyên tắc luật Islamist.” Ngược lại, ông luôn nói rằng ông và các đồng bào Shiite của ông, những người cảm thấy bị chế độ phân biệt đối xử, chỉ muốn cái cách và có một phần trong chính quyền. Tuy nhiên thứ Tư tuần trước một dòng người biểu tình ở Manâm lần đầu tiên đã trở nên chia rẽ. Đàn ông đàn bà đi tuần hành tách riêng.
Sự tập trung méo mó vào mối đe dọa Islamist
Sự vắng mặt đáng chú ý trong các cuộc cách mạng 2011 là giọng nói của lãnh tụ al-Qaida Osama bin Laden. Không có một lời nào phát ra từ ông hoàng của bóng tối, một người ít khi thấy không sẵn lòng lên tiếng trong những năm gần đây. Mặc dầu người phó của bin Laden, giáo sĩ Ai Cập Ayman al-Zawahiri, đã bình luận về các cuộc nổi dậy A Rập, nhưng bài diễn thuyết của ông ta đã bị chìm đi trong tiếng reo mừng của những người nổi dậy. Có vẻ như al-Qaida đã bị những cuộc nổi dậy của dân chúng A Rập làm cho bất ngờ như chính bản thân những kẻ độc tài A Rập.
Điều này không có nghĩa là chủ nghĩa thánh chiến Hồi giáo quốc tế, chưa nói đến Hồi giáo chính trị nói chung, đã kết thúc. Các nước cực nghèo và được tổ chức yếu nằm trong nguy cơ trầm trọng, đặc biệt những nước như Yemen, nơi các phong trào Islamist cực đoan đã ăn rễ sâu. Ở Yemen tuần này, giáo sĩ kiệt xuất Abdul Majeed al-Zindani, biệt danh "sheikh đỏ[2]" và là một cố vấn của Osama bin Laden, đã tham gia vào cuộc nổi dậy và yêu cầu tạo ra một “nhà nước Islamist.” Ngay cả những nước như Tunsia và Ai Cập cũng không thoát khỏi cơn lở đất Islamist.
Nhưng cũng phi lý và khinh suất là đòi hỏi ngược lại, tức là các cuộc cách mạng 2011 nhất định phải kết thúc với sự quét sạch những người Islamist. Việc phương Tây gắn chặt mối đe dọa Islamist từ những cuộc tấn công 11/9 đã làm méo mó cái nhìn của nó về căn bệnh thứ tư và có lẽ là cấp tính nhất, đã làm khốn khổ Trung Đông, những điều kiện ngay từ đầu đã gây nên làn sóng nổi dậy hiện nay: nghèo đói và bất công xã hội, và việc các chế độ ở Trung Đông đã không thể tìm ra câu trả lời cho những hậu quả kinh tế của toàn cầu hóa.
Phần 5: Một kế hoạch Marshall cho Thế giới A Rập?
‘Chủ nghĩa Nasser đã chết, chủ nghĩa Baath đã thất bại và đạo Hồi chiến đấu đã đến gần kết cục đẫm máu của nó. Chủ nghĩa tư bản A Rập muôn năm!” tác giả Ai Cập Youssef Ibrahim tuyên bố cách đây sáu năm. Ông ta đang ngồi trong căn hộ của mình ở Dubai, đăm đăm nhìn ra những công trường xây dựng trong một thành phố, không giống những thành phố khác, tượng trưng cho tinh thần thầu khoán đang chiếm lĩnh thế giới A Rập vào thời gian đó.
Sự bùng nổ này, phần nào do việc tăng giá dầu sau chiến tranh Iraq gây nên, đã hấp dẫn hàng trăm ngàn người Ai Cập, Morocco, Palestin, và Lebanon đến vùng Vịnh. Nhiều người là thanh niên giống như chuyên gia công nghệ thông tin Wael Ghonim là người sau này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc cách mạng A Rập, với tư cách là một nhân viên của Google.
Khi họ trở về nhà, họ mang theo hai thứ: thu nhập mà họ khó nhọc mới kiếm được bằng cách làm kỹ sư, kế toán, và quản lý khách sạn và một thế giới quan mới mẻ, không có tính đầu óc hẹp hòi và những hạn chế như ở quê nhà. “Trong nhiều năm, tất cả những người công nhân từ nước ngoài đến A Rập Saudi làm việc trở về chỉ mang theo những áo choàng tôn giáo và những tư tưởng cuồng tín,” Youssef Ibrahim nói. “Nhưng từ Dubai họ mang về những quần jeans xanh cho vợ, những áo hai dây, những điện toại di động và kiến thức về cách kiếm tiền.”
Những chế độ ù lì ở phía tây của thế giới A Rập đã phải mất một thời gian để điều chỉnh theo những thay đổi. Nhưng sau đó tất cả đã diễn ra rất chóng vánh. Đặc biệt là giới thượng lưu cầm quyền, như ở Ai Cập và Tunusia, đã chia chác với nhau những ngành công nghiệp then chốt của đất nước, muốn đầu tư vào sự tăng trưởng kinh tế này. Trong vài năm thị trường chứng khoán trong các thành phố như Cairo, Amman và Tunis đã bùng phát. Các tầng lớp cao trong xã hội hái ra tiền, nhưng không có chút nào nhỏ giọt xuống các giai cấp thấp hơn. Chủ nghĩa tự do mới đã đến với Trung Đông. Nó là chủ nghĩa Reagan-kinh tế dưới bóng cọ.
 Một quang cảnh ngoạn mục
Những người như ông trùm thép Ahmed Ezz, bạn thân của Gamal con trai Mubarack, người bị bắt từ ngày ấy, đã xây những cao ốc chọc trời trên hai bờ sông Nile có thế tranh đua với những ngọn tháp Dubai và Doha. Công nhân trong các doanh nghiệp của chính phủ điều hành theo lối xã hội chủ nghĩa không có gì ngoài những quang cảnh ngoạn mục.
“Làm thế nào mà những kẻ có sự bảo kê từ bên trên có thể kiếm những công việc béo bở mà không phải cố gắng gì,” bác sĩ trẻ Rana Khalifa hỏi “Trong khi tôi cày như trâu trong phòng cấp cứu với số lương cơ bản 30€, và phải cảm thấy hạnh phúc khi tìm được việc?” Một cảm giác bất công xã hội cơ bản bắt đầu lan rộng. Nó đúng là cái cảm giác đã đẩy người thanh niên Tunisia Mohammed Bouazizi đến chỗ tự thiêu ngày 17 tháng 12, 2010. Chính là nỗi oán hận sâu sắc tích lũy trong nhiều năm đã châm ngòi cho các cuộc cách mạng A Rập.
Qủa thật, vấn đề cấp thiết nhất giờ này không phải là những người Islamist hay các đảng thế tục sẽ lên nắm quyền ở Ai Cập, Tunisia, Libya và sau này có lẽ là Syria và Jordan. Vấn đề cấp thiết nhất là: Ai sẽ giải quyết những vấn đề kinh tế khổng lồ của các nước này, và ai sẽ lấp cái vực sâu ngăn cách giầu nghèo? Hơn một nửa dân số các nước Maghreb trẻ hơn 30 tuổi. Ai sẽ tạo ra 700.000 việc làm mà chỉ riêng Ai Cập đã cần, để cung cấp tiền lương và thực phẩm cho số sinh viên tốt nghiệp trung học chỉ trong một năm?
Hiển nhiên là các nước Trung Đông này không thể thực hiện nhiệm vụ đó một mình, dù là ai gánh vác. Ngoài các nước sản xuất dầu giầu có, phương Tây và đặc biệt các nước châu Âu láng giềng, nên tiến lên nhận lấy trách nhiệm.
Khi Hoa Kỳ ngó sang cựu lục địa hoang tàn sau Thế Chiến II, nó nhận ra thách đố lịch sử nằm trước mắt. Chỉ đánh bại chủ nghia phát xít thôi thì chưa đủ. Châu Âu cần được giúp đỡ để ngăn chặn những cuộc chiến tranh mới, những cuộc nội chiến và sự khủng hoảng tị nạn khỏi phát triển. Để xử lý thách thức này, Washington đã tạo ra kế hoạch Marshall, chương trình viện trợ dân sự lớn nhất mọi thời đại. năm 1948, Quốc hội Hoa Kỳ đã thông qua một ngân sách bốn năm 13 tỉ đô la cho chương trình này. Nó là nền tảng để xây dựng hòa bình và an ninh trên lục địa này. Những người Mỹ thông minh đang suy nghĩ về những điều khoản tưong tự hiện nay, rất lớn thậm chí khổng lồ. Chẳng hạn nhà bình luận của New York Times Thomas Friedman đã đề nghị sử dụng những thay đổi triệt để ở Trung Đông như một cơ hội để cuối cùng giải thoát phương Tây và thế giới A Rập ra khỏi cái tai ương dầu hỏa.
Tầm nhìn châu Âu thấu đáo
Nghe cứ như một ý tưởng ngược đời. Làm thế nào thế giới A Rập có thể sống sót nếu nó mất đi nguồn tài nguyên hầu như duy nhất của nó? Tuy nhiên, tiến thêm bước nữa, đề nghị của Friedman bộc lộ một tầm nhìn hoàn toàn khác và có tính châu Âu sâu sắc.
Hai năm trước, do sự khơi gợi của Câu lạc bộ Rome, một côngxoocxiom của các công ty Đức, Pháp, Ý, và Anh đã lập một dự án cơ sở hạ tầng khổng lồ gọi là Desertec. Mục tiêu của cái dự án năng lượng có lẽ tham vọng nhất hiện nay là xây dựng những nhà máy nhiệt điện năng lượng mặt trời ở Trung Đông và Bắc Phi có thế sản xuất ra điện cho khu vực này và, trong dài hạn, đáp ứng được những nhu cầu năng lượng của cả châu Âu nữa.
Đã có những dự toán chính xác cho dự án này. Trung tâm Aerospace của Đức dự tính tổng vốn đầu tư là 400 tỉ € vào năm 2025 – Kế hoạch Marshall châu Âu cho Bắc Phi.
Hoàng thân Hassan Bin Talal, chú của vua Jordan Abdullah II, kêu gọi một dự án có tầm cơ tương tự, một quỹ mà, ngoài những người khác, các sheikh siêu-giàu của vùng Vịnh sẽ đóng góp. Vị hoàng thân đó nói, Alm là một phần của nền tảng văn  hóa đạo Hồi. Quỹ này sẽ khuyến khích sự phát triển đồng đều của toàn bộ khu vực, đó chính xác là những gì mà kế hoạch Marshall đã đạt được ở châu Âu sau Thế Chiến II.
Chính trị và những tỉ bạc
Ông hoàng cũng hy vọng vay mượn được một quan niệm từ châu Âu. Đúng như Robert Schuman và Jean Monnet thành lập Cộng đồng Than và Thép Châu Âu, hạt nhân của sự đoàn kết châu Âu cuối cùng đã lớn lên thành Liên Hiệp Châu Âu hiện nay, một thiết chế đa dân tộc cần được thành lập trong khu vực này sẽ giảỉ quyết vấn đề nước và cung cấp năng lượng của khu vực.
 Nhưng tất cả những cái này là những dự án tương lai. Cấp bách hơn là nỗi lo ai sẽ cung cấp trợ giúp tức khắc và ai có thể giúp các lãnh đạo mới sống sót qua những tuần lễ đầu tiên lên cầm quyền.
Khi Ngoại trưởng Đức Guido Westerwelle sang thăm Tunisia mấy ngày sau cuộc cách mạng, ông đă hứa cho nước này 3,2 triệu € để chuẩn bị những cuộc bầu cử đầu tiên của nó. Đó là một cử chỉ cảm động, biết rằng có những thách đố mà lãnh đạo mới của Tunisia phải đối phó.
Và đó cũng là một sự hiểu lầm. Ở Trung Đông không còn là vấn đề những cử chỉ và những triệu bạc. Trái lại, nó là một vấn đề chính trị - và những tỉ bạc.
Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức 



 

Mùa xuân A rập đã ngưng lại?

Các nền độc tài đã giành được đất ở Trung Đông?

 Alexander Smoltczyk và Volkhard Windfuhr
SPIEGEL, 18/05/2011
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,762861,00.html
Photo Gallery: The Arab Spring Loses Momentum

Những nhà thờ cháy ở Cairo, những người chết và bị thương ở Libya và Yemen, và một sự im lặng chết chóc ở Bahrain. Phong trào chống đối A rập đã đi đến một điểm dừng, và các vua chúa, các tiểu vương và Sultan đang tập hợp lại để phát động một cuộc phản cách mạng.

Theo “Quy luật Cơ bản của Cách mạng,” các chế độ sụp đổ khi các tầng lớp ở dưới đáy không thể chịu đựng được tình trạng hiện tại nữa, và các tầng lớp trên đỉnh không thể tiếp tục nắm quyền được nữa.
Đó là kinh nghiệm của Vladimir Ilyich Lenin.

Nhưng khó khăn nổi lên khi có chuyện những kẻ ở trên đỉnh vẫn còn đủ khả năng hành động, tức là, dùng xe tăng để nói chuyện với các đối thủ của chúng – như trong trường hợp Syria và Libya.

Tuần trước, chế độ Syria đã đưa trọng pháo vào thành phố nổi dậy Dara’a, trong khi các lực lượng của nó tấn công các sinh viên chống đối bằng dùi cui trong thành phố Aleppo trước đó còn yên tĩnh, ở Banias trên bờ Địa Trung Hải, và trong  thành phố tây bắc Syria Homs. Theo Tổ chức Ân xá Quốc tế, vào thứ Ba vừa rồi 580 người đã chết trong bạo loạn. Theo Cơ quan Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, số người chết lên đến 850.

Ở Libya, Đại tá Moammar Gadhafi đang tấn công những người nổi dậy bằng lính bắn tỉa và súng cối. Được yểm trợ bởi các cuộc không kích của NATO, những người nổi dậy đã cố chiếm được sân bay trong thành phố ven biển Misurata. Tuy nhiên,không hề có cảm giác như nhà lãnh đạo đã đến giờ tận số, mặc dầu có tin đồn rằng Gadhafi đã bị thương và đã rời thủ đô Tripoli. Trong một phát biểu trên đài truyền thanh sau đó, Gadhafi thông báo cho “những kẻ hèn nhát tham gia bạo động” rằng ông ta đang sống tại một nơi mà “họ không thể tìm ra và giết tôi.”

Các cuộc cách mạng có thể thất bại

Tình hinh đã trở nên khó khăn hơn khi nhiều công dân bình thường quay ra chống lại cách mạng, như trường hợp đã xảy ra ở Tunisia và Ai cập, cũng như Yemen và Oman. Như sau này mới rõ, nó chỉ là tầng lớp đặc quyền đặc lợi gắn bó nhất với các lãnh đạo chuyên chế, những kẻ đang sợ hãi cho địa vị đặc quyền đặc lợi của chúng. Những nỗi sợ ấy còn được chia xẻ bởi hàng nghìn hàng nghìn những kẻ dính líu với bộ máy béo mập của những chính đảng và chính phủ. Và địa vị và thu nhập của họ càng thấp xuống, thì họ càng điên cuồng bấu víu vào hệ thống sẵn có, đặc biệt là vì những công chức bình thường không có khả năng vơ vét cho đầy túi và mở những tài khoản (trương mục) ở các ngân hàng Thụy sĩ.

Cuộc cách mạng A rập đã đi đến một giai đoạn ngưng trệ và tất cả mọi dấu hiệu đều cho thấy sự lập lại trật tự hiện hành. Thế giới A rập đã đến một điểm tại đó nhiều cuộc cách mạng đã mệt lử và những kẻ đang cầm quyền không chịu từ bỏ. Chịu ảnh hưởng của các hình ảnh reo mừng từ  Tunis, Benghazi và Cairo, nhiều người đã quên rằng các cuộc cách mạng cũng có thể thất bại.

Những gì thành công ở Trung và Đông Âu hai mươi năm trước, không nhất thiết lặp lại ở Trung Đông. Người Tunisia và người Ai cập chắc chắn đã làm nên lịch sử, nhưng các chế độ ở các nước mà con virus cách mạng của họ đã tràn sang không có ý định để cho các chính phủ của chúng vỡ bục ra.

Màn đầu tiên trong vở kịch cách mạng ở thế giới A rập kết thúc khi Đại tá Libya Gadhafi từ chối đi lưu vong, như cựu Tổng thống Tunisia Zine El Abidine Ben Ali, hay rút lui, như Tổng thống Ai cập Hosni Mubarak, thay vì ra lệnh cho bọn đầu trâu mặt ngựa bắn vào chính nhân dân của mình. Sự ngoan cố của Gadhafi đã cổ võ nhiều tên độc tài khác. Nếu nhà độc tài Libya theo chân cựu tổng thống Tunisia Ben Ali và thoái lui, thì sẽ không có xe tăng trên đường phố hay nhân dân bị dồn vào sân bóng đá ở Syria.

Ba cách tiếp cận khác nhau.

Màn thứ hai của cái gọi là “Mùa xuân A rập” ngửi thấy mùi khói thuốc súng và khói các nhà thờ cháy sặc sụa hơn mùi hoa nhài. Dưới ánh sáng đầu hè, một số sự vật trông khác hơn cái vẻ của chúng chỉ mới cách đây tám tuần. Trong nhiều trường hợp, tình trạng hiện hành dường như cố thủ vững đến nỗi chỉ một cuộc cách mạng Facebook không thôi không còn có thể đột ngột chuyển nó thành những hình ảnh nhân dân nhảy múa trên đường phố.

Những tên bạo chúa thường dựa vào một bộ phận tiêu biểu những doanh nhân, quan chức đảng, công chức nhà nước và sĩ quan quân đội, là những kẻ không có gì để mất ngoài những xiềng xích của chúng. Trong nhều thập kỷ, những kẻ thống trị như Ali Abdullah Saleh ở Yemen, Gadhafi ở Libya, gia đình Assad ở Syria và bè lũ Khalipha ở Bahrian đã cố gắng xây dựng một mạng lưới bảo trợ và những phe phái chống đối nhau.

Dưới ánh sáng gay gắt mấy tuần gần đây, đã hình thành ba cách tiếp cận mà các chế độ cũ dùng để đối phó với khủng hoảng.

Đầu tiên là cách mà lãnh đạo Trung Hoa đã chọn trên Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 – man rợ đè bẹp mọi sự phản kháng. Các chế độ ở Libya, Syria và Yemen hiện nay đang thử cách này để xem tác dụng của nó. Bahrain hình như đã khai thác nó thành công.

Phương pháp thứ hai được giới quân sự Thổ Nhĩ Kỳ sử dụng sau các cuộc đảo chính của nó vào các năm 1960, 1971 và 1980 - một nền dân chủ chật hẹp nhưng có thể mở rộng, do quân đội kiểm soát. Đây là kịch bản đã được triển khai ở Tunisia và Ai cập.

Và sau đó có con đường thứ ba, nhỏ hẹp, con đường cải cách trực tiếp từ bên trên. Các nền quân chủ ở Jordan, Oman, Saudi Arabia và Morocco, cũng như Tổng thống Algeria Abdelaziz Bouteflika, biết rằng thế hệ trẻ đang đòi được tham dự nhiều hơn và về lâu dài sẽ không thỏa mãn với những xoa dịu theo cách độc tài. Các nhà thống trị này đang cố gắng bám lấy chính quyền bằng cách thực hiện những nhân nhượng nho nhỏ.

2.                                                     

‘Hãy chọn chúng tôi, nếu không là loạn’

Cuộc đàn áp thẳng tay của chính phủ Syria đối với những người biểu tình rất giống với cách làm của Trung Hoa. Bouthaina Shaaban, bạn gái và người phát ngôn của Tổng thống Bashar Assad, đã cho phép một nhà báo Phương Tây duy nhất vào nước này tuần trước, một phóng viên Trung Đông cho tờ New York Times. Trong một cuộc nói chuyện với phóng viên này, Shaaban nói cuộc nổi loạn là việc làm của “một tổ hợp những kẻ chính thống, quá khích, bọn buôn lậu, những kẻ tù cũ và chúng đang được sử dụng để gây rối.” Kết cục của những cuộc phản kháng đang đến gần, bà ta nói thêm rằng chế độ đã vượt qua được thời điểm xấu nhất của cuộc nổi loạn, và rằng đây là thời gian để khởi đầu một cuộc “đối thoại dân tộc.”

Trong khi đó, chính phủ đánh lại những người biểu tình còn dữ dội hơn trước. Nhiều thành phố ở miền Nam Syria đã hoàn toàn bị cắt lìa khỏi thế giới bên ngoài. Theo luồng thông tin từ Dara’a, cung cấp điện và nước đã bị cắt, rất hiếm thực phẩm có thể đến được thành phố này, và những cuộc nổ súng vẫn tiếp tục. Các nhà hoạt động nhân quyền Syria báo cáo chỉ riêng hôm thứ Tư vừa qua đã có 13 người chết và lưu ý rằng trong số những người bị giết có một em bé tám tuổi.

Được biết bộ máy an ninh Syria cũng đã sử dụng phần mềm và phần cứng do Iran cung cấp cho chế độ làm ngưng hoạt động của dịch vụ điện thoại di động. Tehran chối cãi điều này, tuy vậy nó vẫn là một trong số ít đồng minh ủng hộ cho chế độ thế tục của đảng Baath ở Damascus.

Chế độ này bào chữa cho những hành động của nó bằng những lý lẽ nó vẫn luôn luôn dùng để bảo vệ nhà nước cảnh sát của nó. “Nếu ở đây không có ổn định thì sẽ không bao giờ có ổn định ở Israel.,” anh họ của Assad, thương gia Rami Makhlouf nói. Thông điệp là: Hãy chọn chúng tôi, nếu không thì sẽ loạn.

Syria cũng đã bị lên án vì xúi giục bạo lực ngày 16 tháng Năm dọc biên giới Israel, nơi lính Israel bắn và giết khoảng 15 người Palestin tham gia vào cuộc diễu hành thường niên ở đó để đánh dấu nabka, hay “thảm họa” của việc dời chỗ của họ sau khi nhà nước Israel được thành lập năm 1948. Washington cáo buộc rằng chính phủ Syria đã khuyến khích sự tham gia chưa từng có, với những người đến từ Lebanon, Gaza và Syria để làm tràn ngập Israel và gây nên sự cố này để đánh lạc hướng chú ý khỏi cuộc đàn áp dã man những người biểu tình và chứng tỏ rằng sự ổn định mong manh trong vùng này chỉ có thể được duy trì nếu Assad còn nắm quyền. Assad khó có thể theo cách làm dã man này nếu ông ta không tin rằng các quan chức ở Washington, Ankara, và một số thủ đô châu Âu và ngay cả Jerusalem lặng lẽ yên tâm rằng đất nước ông ta vẫn còn chưa bị chia cắt, như Libya sau cách mạng, và chưa lao vào một cuộc nội chiến tôn giáo hoặc như Iraq cách đây mấy năm. Đối với những chính sách thực dụng này trong khu vực của ông ta và ở Phương Tây, Assad vẫn là một nhà độc tài có thể  đoán trước. Tối thứ Sáu vừa qua, báo chí Anh đã không bình luận về sự kiện rằng vợ ông ta, người lớn lên ở Anh, cùng với ba con nhỏ của họ đã bay sang London.

Vinh danh phản cách mạng

Tổng thống Yemeni Ali Abdullah Saleh hình như đang có những tính toán tương tự , khi ông ta êm ái vượt qua được cuộc nổi dậy đã sôi sục trong bốn tháng và từ chối mọi cố gắng của các láng giềng thuyết phục ông ta ra đi trong danh dự. Ông ta thỉnh thoảng cũng gợi ý đến khả năng rút lui, và đôi khi ông ta đe dọa, như ông ta đã làm ngày thứ Sáu vừa rồi, khi nói rằng “Chúng ta sẽ chọi lại mọi thách thức bằng những thách thức của chính chúng ta.”

Những người chống đối sợ rằng con người đã cai quản đất nước trong hơn ba mươi năm có thể thành công trong việc chặn họ lại. “Thêm một ngày ông ta còn giữ được quyền lực, ông ta sẽ làm cuộc cách mạng non trẻ yếu đi,” họ nói. Hôm thứ Tư, những tay bắn tỉa lại một lần nữa bắn vào một nhóm những người biểu tình tuần hành, làm bị thương hàng chục người và giết chết một thanh niên.

Ở Bahrain, hoàng tộc Sunni đã hoàn toàn dập tắt những người phản đối bằng những người Shiite và những người cải cách. Các lãnh đạo của phong trào đã bị bắt, các nhà hoạt động bị đuổi việc và báo chí bị bịt miệng. Ỏ thủ đô Manama, Quảng trường Pearl - trung tâm của các cuộc biểu tình, đã được lát gạch và thiết kế lại. Bây giờ trên truyền thông người ta gọi nó là “Quảng trường Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh,” để vinh danh những đội quân từ A rập Saudi  và các Tiểu vương quốc Thống nhất đã giúp đỡ đàn áp cuộc biểu tình ở đó hôm 14 tháng Ba. Bây giờ thậm chí phản cách mạng A rập cũng có quảng trường anh hùng của nó.

Hoa Kỳ, hạm đội Năm của nó chỉ đóng cách đó vài kilômet, đã im hơi lặng tiếng về những sự kiện ở Bahrain.

Các chính phủ ở Manama, Riyadh và Abu Dhabi biết rằng Washington quan tâm đến việc duy trì tình trạng ổn định ở vùng Vịnh và Syria hơn ở Bắc Phi. Bởi vậy, họ đã phớt lờ đồng minh lớn của họ và theo đuổi chính sách “Vâng, chúng tôi có thể” mà không có Washington.

Những trở ngại phía trước

Các tướng lĩnh điều hành mọi việc ở Tunis và Cairo từ khi chính phủ của họ bị lật đổ không dám nhìn tương lai với sự tự tin như thế. Nếu tin vào những tuyên bố của họ, họ hình dung một cuộc chuyển đổi từ độc tài sang những trạng thái dân chủ dựa trên mô hình Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên để đạt điều này, họ phải phụ thuộc phương Tây để vượt qua những đối thủ mạnh.

Ở Tunisia chính phủ mới phải bằng lòng với những người do chế độ Ben Ali để lại, những người này vẫn giữ những chức vụ cũ trong Bộ Nội vụ và trong kinh doanh.

Ở Ai cập, chính là nhiều tội phạm được tha hoặc trốn thoát khỏi các nhà tù trong những ngày cuối cùng của chế độ Mubarack cũng như những lực lượng quá khích trong Hồi giáo chính trị là người đang thử những quyền tự do mới. Mối đe dọa bắt nguồn từ những chiến binh này được phản ánh trong những cuộc tấn công đốt phá nhà thờ Chính thống St. Mina Coptic trong vùng lân cận Imbaba ở Cairo cách đây hai tuần trong đó có 12 người chết. Bạo lực giáo phái lại bùng nổ ở đây ngày 15 tháng Năm, khi cuộc đụng độ giữa hai bên làm ít nhất 55 người bị thương.

Trong khi những sự cố này xảy ra, không có bằng chứng về một cuộc chiến tranh tôn giáo, giống như mô hình Thổ Nhĩ Kỳ, chúng càng chứng tỏ rằng con đường đến đa nguyên và dân chủ còn đầy trở ngại.

Tình hình ở Cairo gần đây đã thay đổi “từ xấu đến tồi tệ hơn,” Mohamed ElBaradei, người Ai cập được giải Nobel và là người có thể ứng cử tổng thống cảnh báo. “Tôi lo ngại về bọn người Salafist hơn là về Huynh đệ Hồi giáo. Chính bọn Salafist, những thành viên của một phong trào chính thống là những kẻ đã viện đến cái mà họ gọi là Hồi giáo nguyên bản, những kẻ đã ám sát cựu Tổng thống Ai cập Anwar Sadat năm 1981. Họ mơ về thời Trung Cổ, đòi tái lập mọt sắc thuế đặc biệt lên những người không theo Hồi giáo đã bãi bỏ từ thế kỷ 7, và cầu nguyện – trong một thánh đường Hồi giáo gần nhà thờ Coptic ở Cairo – cho linh hồn của lãnh tụ al Qaida Osama bin Laden sau khi ông ta bị giết.

Những người Islamist cũng có mặt trong những cuộc biểu tình lớn trên Quảng trường Tahrir hồi đầu năm. Vào thời gian đó, những người biểu tình dựa vào Facebook để quảng bá những thông điệp của họ, cố gắng duy trì đặc tính thế tục của cuộc cách mạng của họ. Nhưng vẫn còn cần chờ xem nước Cộng hòa A rập Ai cập thế tục như thế nào sau cuộc bầu cử quốc hội ấn định vào tháng Chín. Những người Islamist Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều thập niên để chuẩn bị cho các quá trình dân chủ. Những bạn cùng cảnh ngộ và chí hướng của họ ở Ai cập chỉ có bẩy tháng.


3. Những biện pháp phòng ngừa

Trong khi đó, các nước A rập đã dư thừa những cuộc náo loạn lớn nay đang cố gắng thử một cách tiếp cận mới: con đường ngăn ngừa phản cách mạng

Ngày càng nhiều những camera theo dõi được lắp đặt ở các Tiểu vương quốc A rập Thống nhất (UAE) và rong vương quốc A rập Saudi, các công dân đang được yêu cầu báo cáo bất kỳ một dấu hiệu nào của tư tưởng quá khích cho cảnh sát. Trong cả hai nước trên cũng như ở Oman và Algeria, chính phủ đã loan báo những dự án xây dựng nhà ở tốn kém và những chương trình tạo việc làm.
Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC), một nhóm tự lực ngày càng mạnh của sáu nước quân chủ liên quan, đã phát triển thành trung tâm phản cách mạng khai sáng trong mấy tuần gần đây.

Tại cuộc họp của nó ở Riyadh tuần trước, hội đồng này đã thông qua chương trình viện trợ cho Oman và Bahrain đã bị suy kiệt sau những cuộc chống đối, và chấp nhận đơn gia nhập của Vương quốc Hashemite thuộc Jordan, cũng như đề nghị kết nạp Vương quốc Morocco làm thành viên.

Điều này có thẻ có những hậu quả sâu rộng và chia rẽ thế giới A rập thành những phe mới – câu lạc bộ các nước quân chủ A rập có uy thế và đặc quyền, và các nước trong đó các phong trào dân chủ non trẻ đã thay thế hoặc vẫn đang cố gắng để thay thế các nền độc tài thối nát.

Quyền lực xây trên cát?

Morocco cách vịnh Ba Tư hơn 5,000 kilomet. Chấp nhận vương quốc này làm thành viên mới, GCC đang làm bẽ mặt các nước gần hơn nhiều với tầm quan trọng trung tâm: 24 triệu người Yemen, phụ thuộc viện trợ kinh tế và ủng hộ về chính trị hơn nhiều so với những người Morocco; và 85 triệu người Ai cập, trong đó có ít nhất 2 triệu công nhân nước ngoài ngày nay đang kiếm tiền trong các nước quân chủ vùng Vịnh, đặt gánh nặng lên nền kinh tế Ai cập vốn đã căng thẳng một cách tệ hại.

Sự hình thành những khối mới làm xuống cấp Liên minh A rập, khiến cho sự đối đầu chính trị với các nước nghèo, đông dân, những nước hoặc đã rũ bỏ được chế độ cũ (như Tunisia và Ai cập) hoặc đang cố gắng thoát khỏi chúng (Syria, Yemen), nhưng cả hai trường hợp đang đối mặt với một tương lai không chắc chắn.

Nghị viện Saudi và các gia đình thống trị ở Qatar, Kuwait và UAE, dù thế nào cũng chỉ quyết định chia quyền lực cho nhân dân, nếu có chút nào, theo lối nhỏ giọt.

Ở Dubai, có tiếng là theo chủ nghĩa thế giới, năm nhà hoạt động nhân quyền đang ngồi tù vì dám ký đơn thỉnh nguyện đòi có tiếng nói lớn hơn trong các vấn đề chính trị.

Chỉ riêng điều này đã đủ nghi ngờ các lãnh tụ Hồi giáo và các tiểu vương A rập. Họ sợ tình trạng ở Ai cập và theo nhà bình luận Sultan al-Qasimi của tiểu vương quốc Sharjah, cái cảm thấy một cuộc “hôn nhân tạm thời vì tiện lợi” giữa những người Islamist và các lực lượng vì tự do.

Các hình ảnh từ các quảng trường ở Tunis, Cairo, Manama và Sana'a đã khiến những kẻ thống trị dọc theo vùng Vịnh sợ chêt khiếp. Họ cảm thấy quyền lực của họ có thể được xây trên cát và rằng không thể làm nguôi giận tất cả những người phản đối bằng theo dõi chặt chẽ và tiền bạc.

Trong thế giới A rập hiện nay đang có nhiều bối rối hốt hoảng. Một bình luận thông minh khác về quá trình cách mạng không đến từ Lenin mà đến từ nhà triết học Pháp Alexis de Tocqueville. Năm 1856, ông viết: “Thời khắc nguy hiểm nhất đối với một chính phủ tồi tệ thường đến khi nó bắt đầu tự cải cách nó.”

Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức





Nhìn vào những nguyên nhân gốc rễ của cách mạng A Rập

(Phỏng vấn nhà xã hội học Pháp Emmanuel Todd)


SPIEGEL, 20/5/2011
Trong một cuộc phỏng vấn của SPIEGEL, nhà xã hội học Pháp Emmanuel Todd bàn về những gốc rễ nhân khẩu học của cuộc cách mạng A Rập, mà ông cho là bị thúc đẩy bởi việc số người biết chữ tăng lên và tỉ lệ sinh sản giảm đi nhanh chóng. Ông còn suy ngẫm về bóng ma Osama bin Laden, cho rằng “al-Qaida đã chết rồi,” và tại sao Đức không phải là một phần của “Phương Tây cốt lõi”
Photo Gallery

SPIEGEL: Thưa ông Todd, ngay giữa Chiến tranh Lạnh, trong thời kỳ của Brezhnev, ông đã tiên đoán sự sụp đổ của chế  độ Xô viết. Năm 2002, ông miêu tả sự xói mòn kinh tế và uy thế của Hoa Kỳ, một siêu cường thế giới. Và, cách đây bốn năm, ông và đồng nghiệp của ông, Youssef Courbage đã tiên đoán cuộc cách mạng không tránh khỏi trong thế giới A Rập. Phải chăng ông nhìn thấu tương lai?
Todd: Một học giả như một người thày bói – một ý tưởng hấp dẫn. Nhưng Courbage và tôi chỉ phân tích những nguyên nhân để một cuộc cách mạng có thể xảy ra – hay ta hãy nói rất dễ xảy ra – trong thế giới A Rập, một biến động cũng đã mở ra như một cuộc cách mạng từ từ. Công trình của chúng tôi cũng giống như công trình của những nhà địa chất về những dấu hiệu của một trận động đất sắp xảy ra hoặc một núi lửa sắp phun. Nhưng chính xác bao giờ thì nó xảy ra, hình thức của nó và tính nghiêm trọng của nó – những sự việc như thế không thể nói trước một cách chính xác.
SPIEGEL: Những phép tính xác suất của ông dựa trên những chỉ báo nào?
Todd: Chủ yếu trên ba nhân tố: sự tăng nhanh số người biết đọc biết viết, đặc biệt trong phụ nữ, sự giảm nhanh tỉ lệ sinh đẻ, và sự giảm nhiều trong cái tập quán nội giao phổ biến, hay sự kết hôn giữa những anh chị em con chú bác cô cậu ruột. Điều đó cho thấy các xã hội A Rập đang trên con đường tiến tới hiện đại hóa văn hóa và tinh thần, trong tiến trình ấy cá nhân trở thành quan trọng hơn như một thực thể tự trị.
SPIEGEL: Và hậu quả là gì?
Todd: Đó là: cuộc tiến triển này kết thúc với sự biến chuyển của một chế độ chính trị, một làn sóng đang lan rộng của dân chủ hóa và biến cải thần dân thành công dân. Mặc dầu chuyện này đi theo một xu hướng toàn cầu, nó có thể cần một ít thời gian.
SPIEGEL: Ấn tượng mà chúng tôi đang có lúc này là sự tăng tốc nghẹt thở của lịch sử, tương tự như sự sập đổ bức tường Berlin năm 1989.
Todd: Tại thời điểm này, không ai có thể nói các phong trào giải phóng trong những nước này sẽ biến thành cái gì. Các cuộc cách mạng thường kết thúc như một cái gì khác với những gì những người ủng hộ chúng tuyên bố lúc ban đầu. Các nền dân chủ là những chế độ mỏng manh đòi hỏi có những gốc rễ lịch sử sâu xa. Cần đến cả một thế kỷ từ cuộc Cách mạng Pháp năm 1789 đến hình thức dân chủ của chính phủ, dưới dạng nền Đệ Tam Cộng hòa, cuối cùng hình thành sau khi Pháp thua cuộc chiến tranh chống Đức năm 1871. Trong thời kỳ chuyển tiếp, có Napoleon, sự phục hồi nền quân chủ, và Đệ Nhị Đế chế dưới triều Napoleon III, "Napoleon bé tí" như Victor Hugo đã nhạo báng.
 SPIEGEL: Những khủng hoảng ở thời kỳ quá độ tiếp theo sau các cuộc cách mạng có thể làm lợi cho những người Islamist không?
Todd: Điều này không thể loại trừ hoàn toàn khi chính quyền nằm trong các đường phố. Hỗn loạn tạo ra mong muốn chuyển sang ổn định, theo nghĩa một phương hướng. Nhưng tôi không tin điều đó sẽ xảy ra. Những người Islamist không đóng vai trò gì ở Tunisia, còn ở Ai Cập thì tiến trình các sự kiện dường như đã làm cho Huynh đệ Hồi giáo bị bất ngờ. Những người Islamist lúc này đang cố gắng tổ chức như những chính đảng trong một hệ thống đa nguyên. Những phong trào tự do này không chống phương Tây. Ngược lại, ở Libya, những người nổi dậy đã kêu gọi trợ gíup nhiều hơn từ NATO. Cuộc  cách mạng A Rập đã bỏ qua một bên cái khuôn sáo của sự độc tôn văn hóa và tôn giáo tưởng chừng làm cho đạo Hồi xung khắc với dân chủ, và tưởng chừng số phận dành riêng cho người Hồi giáo là phải  bị thống trị bởi may lắm là những nhà độc tài sáng sủa.
SPIEGEL: Điều dễ nhận thấy là ông đã hạ thấp tầm quan trọng cuả nhân tố tôn giáo và kinh tế trong cách diễn giải của ông. Điều gì làm ông tin chắc như thế?
Todd: Tôi không coi nhẹ nó, tôi chỉ nghĩ nó là thứ yếu. Tôi là một nhà thống kê, một "học giả cosin," nếu bạn thấy cách nói này là ngộ nghĩnh. Điều kiện cho mọi cuộc hiện đại hóa là hiện đại hóa dân số. Nó đi đôi với sự suy giảm lòng mộ đạo qua trải nghiệm và huân tập. Chúng ta đã trải nghiệm một sự phi Hồi giáo hóa của các xã hội A Rập, một sự làm sáng tỏ thế giới, như cách gọi của Max Weber, và nó sẽ tiếp tục không tránh khỏi, đúng như quá trình phi Thiên chúa giáo hóa ở châu Âu.
SPIEGEL: Nhưng giả thuyết của ông có mâu thuẫn. Phụ nữ không  bỏ khăn trùm đầu, và chủ nghĩa khủng bố Islamist chưa hề bị đánh bại bởi bất kỳ sự suy diễn nào.
Todd: Những sự rối loạn của Islamist là bạn đường muôn thuở của sự mất phương hướng đặc trưng cho mọi cuộc biến động. Nhưng theo quy luật của lịch sử nói rằng tiến bộ về giáo dục và giảm tỉ lệ sinh sản là những dấu chỉ của tình trạng duy lý hóa và thế tục hóa đang lớn lên, chủ nghĩa Islamism là phản ứng tự vệ nhất thời đối với cú sốc của hiện đại hóa và không hề là điểm hội tụ ảo của lịch sử. Đối với thế giới Hồi giáo, điểm ảo là phổ biến hơn nhiều so với điều người ta sẵn sàng thừa nhận. Khái niệm về một 'đạo Hồi bất biến' và 'bản chất Hồi giáo' đơn thuần là cấu trúc tri thức của Phương Tây. Con đường mòn mà nhiều văn hóa và tôn giáo khác nhau của thế giới đi qua đang hội tụ về một cuộc chạm trán hơn là một trận đánh mà Samuel Huntington đã tin rằng sẽ xảy ra.
SPIEGEL: Osama bin Laden tìm cách dẫn đến cuộc đụng độ của các nền văn minh bằng những hành động khủng bố được dàn dựng ngoạn mục. Cái chết của ông ta có đánh dấu sự kết liễu của al-Qaida về mặt chính trị không?
Todd: Bóng ma của ông ta có thể vẫn tiếp tục làm mê hoặc mọi người. Những người ngưỡng mộ ông ta có thể giữ ngọn lửa ấy cháy mãi. Nhưng hành động tàn bạo khủng khiếp mà Hoa Kỳ tiến hành thật sự đã đến vào thời khắc xấu nhất có thể có. Al- Qaida đã chết về mặt chính trị trước cái chết của bin Laden. Tổ chức này chưa bao giờ trở thành một phong trào quần chúng. Nó chỉ tồn tại thông qua sự tuyên truyền của hành động ấy, giống như những kẻ vô chính phủ châu Âu thế kỷ 19. Bin Laden có chung với họ cái tầm cỡ lãng mạn của kẻ anh hùng cô độc, trả thù việc bị đẩy ra ngoài xã hội
SPIEGEL: Ông ta cũng kêu gọi lật đổ các nhà độc tài A Rập.
Todd: Các phong trào quần chúng của Mùa Xuân A Rập không có gì chung với những cái nhìn hoang tưởng như Liên A Rập (pan-Arabism) hay Liên Hồi giáo (pan- Islamist). Ảo tưởng cơ  bản vốn nằm trong cách nhìn những cuộc khủng hoảng tư tưởng và tôn giáo trong các nước A Rập như một hiện tượng thụt lùi. Ngược lại, đây là những cuộc khủng hoảng của một quá trình hiện đại hóa làm mất ổn định các chế độ. Cái sự kiện cuộc rối loạn trong khu vực này trùng hợp với sự tiến lên của trào lưu chính thống là một hiện tượng cổ điển. Nghi ngờ và cuồng tín là hai mặt của cùng một diễn biến. Có thể thấy các ví dụ ngay trong lịch sử tri thức châu Âu. Descartes, người sáng lập của thuyết hoài nghi có phương pháp, tự cho mình một nhiệm vụ khẩn cấp là chứng minh sự tồn tại của Thượng Đế. Còn Pascal, nhà toán học và vật lý, nhận thức một nhu cầu tôn giáo mạnh mẽ đến nỗi ông đã làm một cuộc cá cược vừa nổi tiếng vừa đáng ngờ, lập luận rằng bằng cách tin vào Thượng Đế người ta có thể không mất gì mà lại được tất cả. Ông trở thành một tín đồ Giăngxênit, một dạng của đạo Cơ đốc ở thời ông.

Thất nghiệp và thất vọng xã hội xúi giục bạo động
SPIEGEL: Giàu nghèo có phải vấn đề cốt tử không? Tunisia, Syria, Egypt và Yemen đâu có những thu nhập béo bở về dầu mỏ.
Todd: Tất nhiên, người ta có thể làm cho nhân dân bớt giận bằng bánh mì và tiền, nhưng chỉ nhất thời thôi. Các cuộc cách mạng thường nổ ra trong những giai đoạn tăng trưởng về văn hóa và suy sụp về kinh tế. Đối với tôi, một nhà nhân khẩu học, biến số chủ chốt không phải là thu nhập tính theo đầu người mà là tỉ lệ người biết chữ. Nhà sử học Anh Lawrence Stone đã chỉ ra mối quan hệ này trong nghiên cứu của ông về cách mạng Anh ở các thế kỷ 16 và 17. Ông thấy các ngưỡng tới hạn này là 40 và 60 phần trăm.
SPIEGEL: Vâng, đa số thanh niên A Rập bây giờ biết đọc biết viết, nhưng tỉ lệ sinh đẻ thật sự phát triển như thế nào? Dân số các nước A Rập là cực kỳ trẻ, một nửa số công dân dưới tuổi 25.
Todd:  Vâng, nhưng đó là vì thế hệ trước có quá nhiều con. Tuy nhiên trong khoảng thời gian đó, tỉ lệ sinh đẻ đã giảm đột ngột trong một số trường hợp. Nó đã giảm đi  một nửa trong thế giới A Rập chỉ trong một thế hệ, từ 7,5 đứa con trên một phụ nữ vào năm 1975 xuống 3,5 vào năm 2005. Tỉ lệ sinh sản trong giới phụ nữ có học chỉ dưới 2,1, mức cần thiết để duy trì dân số. Tunisia nay có tỉ lệ sinh sản ngang với Pháp. Ở Morocco, Algeria, Libya và Egypt, nó đã giảm xuống dưới ngưỡng kỳ diệu là ba trẻ em trên một bà mẹ. Điều đó có nghĩa là những người trẻ trưởng thành chiếm đa số trong dân cư và, không giống như cha mẹ họ, họ biết đọc biết viết, và họ cũng áp dụng các biện pháp tránh thai. Nhưng họ chịu thất nghiệp và thất vọng về xã hội. Không đáng ngạc nhiên là những cuộc nổi dậy là không tránh khỏi ở phần này của thế giới.
SPIEGEL: Đó có phải là lý do tuổi trẻ đang đưa cách mạng vào các đường phố, trong khi thiếu những nhà lãnh đạo và nhà tư tưởng lớn tuổi hơn có tầm nhìn xa trông rộng được thừa nhận?
Todd: Cái đó không có gì đáng ngạc nhiên. Những người trẻ tuổi lãnh đạo các cuộc cách mạng ở Anh và Pháp. Robespierre  mới có 31 tuổi vào năm 1789, và ông 36 tuổi khi bị đưa lên máy chém. Đối thủ của ông là Danton và đồng minh của ông là Saint-Just cũng là những người trẻ, một người mới ngoài 30 và người kia giữa lứa tuổi 20. Mặc dầu Lenin già hơn, những đội quân xung kích Bolshevik gồm toàn những người trẻ cũng như lực lượng xung kích của Đức Quốc Xã. Chính những người trẻ đã đối đầu với xe tăng Liên xô ở Budapest năm 1956. Cách giải thích rất tầm thường: người trẻ có sức mạnh hơn và có nhiều cái để được hơn.
SPIEGEL: Tại sao những giá trị của thời hiện đại đến được thế giới Hồi giáo lại mất một thời gian dài lâu đến thể? Dầu sao, thời hoàng kim của nền văn minh A Rập kết thúc vào thế kỷ 13.
Todd: Có một cách giải thích đơn giản, vừa có lợi mà cũng vừa có thể áp dụng cho Bắc Ấn Độ và Trung Hoa, tức là cho ba cộng đồng tôn giáo hoàn toàn khác nhau: đạo Hồi, đạo Hindu và đạo Khổng. Đó là vấn đề cấu trúc của gia đình truyền thống trong các địa phương này, với sự hạ thấp phẩm giá của nó và với sự tước quyền bầu cử của phụ nữ. Và ở Mesopotamia chẳng hạn, nó mở rộng đến tận thế giới tiền Hồi giáo. Mohamed, người sáng lập đạo Hồi đã cho phụ nữ nhiều quyền hơn nhiều so với họ đã có trong hầu hết các xã hội A Rập cho đến ngày nay.
SPIEGEL: Điều đó có nghĩa là những người A Rập tuân theo những lề luật địa phương cũ và mở rộng chúng ra khắp cả Trung Đông?
Todd: Đúng. Chế độ phụ hệ patrilocal[3] trong đó chỉ có quyền thừa kế của nam giới được coi là có hiệu lực, và những đôi vợ chồng mới cưới, tốt nhất là các anh chị em họ, trong một gia đinh A Rập lý tưởng sống dưới mái nhà và dưới quyền người cha, bị hạn chế mọi tiến bộ về mặt xã hội. Việc tước quyền công dân của phụ nữ đã lấy đi của họ cái khả năng nuôi dạy con cái một cách tiến bộ, năng động. Xã hội bị xơ cứng và theo một nghĩa nào đó, đang ngủ gà ngủ gật. Các năng lực của cá nhân không thể phát triển. Thành tựu tư sản về hôn nhân vì tình yêu, và tự do lựa chọn bạn đời đã thay thế kiểu môn đăng hộ đối ở châu Âu thế kỷ 19 và làm tăng khao khát tự do.
SPIEGEL: Việc giải phóng phụ nữ có phải là điều kiện tiên quyết cho hiện đại hóa trong thế giới A Rập không?
Todd: Nó hoàn toàn dao động. Cuộc tranh luận xung quanh chiếc khăn trùm đầu đã đi không đúng trọng tâm. Số lượng cuộc hôn nhân giữa anh em họ đã giảm  ngoạn mục như tỉ lệ sinh đẻ, bằng cách đó đẩy bật một rào chắn. Cá nhân tự do hay công dân tích cực có thể đi vào đấu trường xã hội. Khi hơn 90% thanh niên biết đọc biết viết và có chút ít học vấn, thì không có chế độ độc tài cổ truyền nào có thể kéo dài. Bạn có nhận thấy bao nhiêu phụ nữ đi tuần hành trong các cuộc biểu tình? Ngay cả ở Yemen, nước lạc hậu nhất trong thế giới A Rập, cũng có hàng ngàn phụ nữ tham gia biểu tình.
SPIEGEL: Gia đình là lĩnh vực riêng tư nhất. Tại sao những thay đổi trong cấu trúc của nó nhất thiết  phải lan rộng sang lĩnh vực chính trị?
Todd: Mối quan hệ giữa những kẻ ở trên đỉnh và những kẻ ở dưới đáy đang thay đổi. Khi quyền lực của người cha bắt đầu suy giảm, thì quyền lực chính trị nói chung cũng sụp đổ.  Đó là bởi vì gia đình mở rộng của chế độ phụ hệ, nội giao đã tái tạo bên trong tầng lớp lãnh đạo của đất nước. Tộc trưởng trong gia đình như nguyên thủ nhà nước đưa các con mình và những họ hàng là đàn ông vào các vị trí quyền lực. Các triều đại chính trị phát triển, như trong trường hợp Assad cha và Assad con ở Syria. Tham nhũng nảy nở bởi vì phe cánh điều hành mọi việc nhằm lợi riêng cho họ. Nhà nước tất nhiên được tư nhân hóa thành doanh nghiệp của gia đình. Chính quyền của sự tuân phục dựa trên một kết hợp của lòng trung thành, đàn áp và khoa kinh tế chính trị.

Mùa Xuân A Rập giống với "Mùa Xuân châu Âu 1848" hơn là sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản.
SPIEGEL: Khoa thống kê làm bộc lộ những khác biệt đáng kể. Tunisia không thể so sánh với Yemen. Làm thế nào mà tia lửa cách mạng vẫn có thể bay tới được Yemen?
Todd: Còn có một tiền lệ của chuyện này trong lịch sử châu Âu.
SPIEGEL: Ông muốn nói cuộc cách mạng 1849 -1849?
Todd: Vâng. Mùa Xuân A Rập giống với Mùa Xuân Châu Âu 1848 hơn nhiều so với mùa Thu 1989, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ. Tia lửa ban đầu ở Pháp đã châm ngòi náo loạn ở Phổ, Saxony, Bavaria, Áo, Ý, Tây Ban Nha và Romania.  – một phản ứng dây chuyền kinh điển, mặc dầu có những khác biệt rất lón về địa phương.
SPIEGEL: Nếu thế giới A Rập bây giờ bước vào thời hiện đại, liệu những giá trị phổ quát của Phương Tây – như tự do, bình đẳng, nhân quyền và phẩm giá con người – có dứt khoát thắng lợi không?
Todd: Tôi đã thận trọng về phương diện này. Các phong trào dân chủ có thể có những hình thức rất khác nhau, như chúng ta có thể thấy với tiền lệ của Đông Âu sau năm 1990. (Thủ tướng Nga Vladimir) Putin chắc chắn là được sự ủng hộ của đa số nhân dân Nga, nhưng điều đó có làm cho Nước Nga thành một nền dân chủ không tì vết không?
SPIEGEL: Ông vạch biên giới của Phương Tây đến đâu?
Todd: Thật ra, chi có Anh, Pháp, và Mỹ, theo thứ tự lịch sử, là cốt lõi của Phương Tây. Nhưng không có Đức.
SPIEGEL: Ông nói nghiêm túc đấy chứ?
Todd: Ồ, thật vui khi chọc tức được một đại diện của tờ tạp chí lớn của Đức. Tôi đang nói rằng Đức không đóng góp gì cho phong trào dân chủ tự do ở châu Âu.
SPIEGEL: Thế còn Festival Hambach năm 1832, cuộc Cách mạng tháng Ba năm 1848, ở Nhà thờ St. Paul ở Frankfurt, cuộc Cách mạng tháng Mười Một năm 1918, việc thành lập Cộng hòa Liên bang Đức năm 1949 việc sáp nhập của (cựu Thủ tướng Konrad) Adeanuer với Phương Tây và việc mở thông Bức tường Berlin năm 1989 do nhân dân tiến hành một cách hòa bình?
Todd: Vâng vâng, lịch sử sau chiến tranh rất hay và rất tốt, nhưng nó phải được Đồng minh đưa vào vận động. Tất cả những điều xảy ra trước đó đều hỏng. Hệ thống chính quyền chuyên chế vẫn thắng thế trong một thời gian dài, trong khi các điều kiện dân chủ đã chiếm ưu thế ở Anh, Mỹ và Pháp từ lâu. Nước Đức đã tạo ra hai hệ tư tưởng toàn trị tồi tệ nhất của thế kỷ 20. Ngay cả các nhà triết học vĩ đại nhất, như Kant và Hegel, cũng không giống như David Hume ở Anh hay Voltaire ở Pháp, không báo trước chủ nghĩa tự do chính trị. Không, đóng góp to lớn của Đức cho lịch sử văn hóa châu Âu là chuyện hoàn toàn khác.
SPIEGEL: Và bây giờ ông sắp nói một cái gì dễ chịu chứ?
Todd: Phong trào Cải cách, và cùng với nó, sự củng cố cá nhân, được chống đỡ bằng tri  thức của nó – việc mở rộng đọc thông qua in ấn  – đó là đóng góp của Đức. Cuộc tranh luận về Cải cách được phát động theo cách của báo chí, với những cuốn sách mỏng (pamphlet) và  những tờ rơi. Việc phổ cập biết chữ cho quần chúng được sáng tạo ra ở Đức. Phổ và ngay cả các nhà nước Thiên chúa giáo đã có tỉ lệ biết chữ cao hơn Pháp từ lâu. Phong trào biết chữ đến Pháp từ phía Đông, tức là từ Đức. Đức là một dân tộc có giáo dục và là một quốc gia lập hiến từ lâu trước khi nó trở thành một nền dân chủ. Nhưng Martin Luther cũng đã chứng minh rằng những cải cách tôn giáo không hề đòi hỏi sự hậu thuẫn của một tinh thần của chủ nghĩa tự do.
SPIEGEL: Nhưng Sonderweg, hay "con đường đặc biệt" của Đức, nay vẫn chưa kết thúc
Todd: Đúng, tôi nghĩ rằng người Đức vẫn còn cảm thấy một nỗi sợ bí ẩn và đồng thời hơi tự yêu mình, như thể họ có cảm giác rằng họ không hoàn toàn là một phần của Phương Tây. Tôi thấy dường như hình thức chính quyền ưa thích của họ là liên minh lớn, không có những thay đổi độ ngột về chính quyền như xảy ra ở  Pháp và các nước Anglo-Saxon. Có lẽ Đức thích giống như một nước Thụy Sĩ lớn hay một Thụy Điển lớn, một nền dân chủ nhất trí trong đó các phe phái tư tưởng đi đến chỗ tương đồng với nhau và gia đinh chính trị mở rộng trong chính phủ chăm lo cho mọi việc.
SPIEGEL: Điều ấy có gì sai?
Todd: Không có gì sai. Sự khác nhau về văn hóa giữa Đức và Pháp không nên bị chôn vùi dưới những lời tuyên bố hữu nghị. Pháp cá nhân chủ nghĩa và quân bình chủ nghĩa, ít ra là hơn Đức nhiều; ở Đức ngày nay truyền thống gia đình bất bình đẳng, có tính bộ lạc độc đoán vẫn còn có ảnh hường, như trong cuộc tranh luận về hình ảnh đúng đắn của người mẹ. Có lẽ điều đó cũng giải thích tại sao Đức, mặc dù tỉ lệ sinh sản thê thảm của mình, lại có nhiều rắc rối đến thế trong vấn đề nhập cư, tuy rằng nó vưọt xa Pháp về các khả năng kỹ thuật và công nghiệp.
SPIEGEL: Điều đó cỏ nghĩa là tình hữu nghị Đức-Pháp chỉ là một ảo tưởng?
Todd: Không, nhưng mối quan hệ này chắc chắn được hình thành bởi một sự kình địch không nói ra. Tuy nhiên, nếu Liên Hiệp châu Âu thừa nhận tính đa dạng của nó, thậm chí với những khác nhau về nhân loại học, thay vì cố ép mọi người vào một cái khuôn chung với những bùa chú giả hiệu của một nền văn minh châu Âu chung, thì châu Âu cũng sẽ có thể đối xử với chủ nghĩa đa nguyên văn hóa trên thế giới một cách duy lý và khai sáng. Tôi không chắc Mỹ có thể làm được điều đó.
SPIEGEL: Cảm ơn mơxiơ Todd về cuộc phỏng vấn này
Cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi Romain Leick, Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức


9. Những bước đi ngập ngừng đến dân chủ
Cuộc cách mạng A Rập bị kẹt giữa hồ hởi và thất vọng
Bộ Biên tập SPIEGEL
10/08/2011
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,779071,00.html
Photo Gallery: Struggle for Democracy Continues in Arab World
REUTERS
Hơn nửa năm sau khi bắt đầu cuộc Cách mạng A Rập, các phong trào ngả về dân chủ trong nhiều nước có vẻ đã ngưng lại. Những tên bạo chúa ở Syria và Libya đang đàn áp khốc liệt những người nổi dậy trong nước chúng, trong khi Yemen có nguy cơ trượt vào hỗn loạn. Phiên tòa xử Hosni Mubarak ở Cairo liệu có đem lại một sức đẩy mới cho những người chống đối?
Con lừa của Gilamo là một dấu hiệu vui về hy vọng ở Hama. Ông chủ của con vật này đã nhấc nó đặt lên chiếc bệ không trước đây đã từng đỡ một pho tượng của cựu Tổng thống Syria Hafez Assad cho đến hôm 10 tháng Sáu. Binh lính của chế độ đã rút khỏi thành phố miền tây Syria này. Chính nơi đây năm 1982 Hafez Assad, cha của tổng thống hiện tại Bashar Assad đã nêu một tấm gương man rợ khi ông ta nghiền nát một cuộc nổi dậy do tổ chức Huynh đệ Hồi giáo dẫn đầu. Khoảng 20.000 người đã chết trong cuộc tàn sát ấy.
Thật là trớ trêu chính trong tuần lễ tháng Sáu ấy, quân đội chính phủ đã rút khỏi Hama, một thành phố đã bị đốt cháy thành ký ức tập thể của xã hội đa sắc tộc Syria như một biểu tượng của khả năng phạm những tội ác hung tàn của chế độ. Thành phố này, mà những người con mang những cái tên của cha chú bị giết trong cuộc thảm sát năm 1982, đã giành lại số phận của nó vào trong tay chính nó.
"Chúng tôi đã chiến thắng nỗi sợ hãi của mình," một người tham gia những cuộc biểu tình diễn ra mỗi buổi tối trên Quảng trường Assi ở trung tâm Hama – đã được đổi tên thành "Quảng trường Tử đạo" – nói. Từ ba tháng trước các đơn vị tinh nhuệ của chính phủ đã nghiền nát mọi cuộc tuần hành chống đối bằng súng đạn, giết chết hàng chục và bắt hàng trăm người biểu tình. Bỗng nhiên quân đội biến đi, nhưng chỉ sau khi đã dỡ bức tượng của Assad cha và mang đi theo họ, nhờ vậy có chỗ cho con lừa Gilamo được nâng đặt lên bệ thay thế trong tiếng hò reo tán thưởng khản cổ của những người đứng xem. "Chúng ta đã đánh đổ Assad," họ hô lên," và đặt một con lừa lên thế chỗ hắn!"
Bản thân thành phố này đã bị bao vây sáu tuần lễ. Giáo viên , người quét rác và cảnh sát giao thông đã trở lại làm việc. Một ủy ban gồm các bác sĩ, luật sư và kỹ sư, do thầy tế Mustafa Abdul Rahman 60 tuổi dẫn đầu, đã thương lượng với chính phủ. "Hama đã được tự do và sẽ mãi mãi tự do," đám đông hô to khi mỗi buổi tối nó lại lớn thêm lên, hưởng niềm vui đơn giản có thể đi ra đường mà không sợ hãi.
Hama đã tự do, nhưng rồi tự do của nó chẳng sống được lâu.
Thú tội, nếu không thì bị đưa đi
Tổng thống ra lệnh cho xe tăng của ông ta trở lại thành phố này vào cuối tháng Bẩy theo bước người cha của ông phát động chiến tranh chống Hama. Khoảng 150 ngưởi bị trúng lựu đạn và bị giết bởi bọn lính bắn tỉa.
Xe tăng đang chặn lối vào Bệnh viện Trung tâm Hunrani, do đó không thể đưa những người  bị thương vào trong được. Người của cục tình báo rà soát các bệnh viện, tại đó họ ra cho những người bị thương một lựa chọn: hoặc ký giấy thú nhận rằng họ là khủng bố hoặc bị đưa đi tức khắc. Không ai biết những người bị thương bị đưa đi đâu, nhưng rõ ràng không có ai quay trở lại bệnh viện.
Bọn kiêu binh của chế độ, dân quân và côn đồ đã hoành hành khắp đất nước, chỉ trừ những khu trung tâm thương mại ở hai thành phố chính của Syria, Damascus và Aleppo. Các bác sĩ chữa trị những người bị thương và dược sĩ đưa thuốc cho họ đã bị bắt. Ở Daraa miền nam và Idlib miền tây bắc, các lực lượng của chính phủ thậm chí đã tràn vào các tiệm in và lôi đi những người đã in thông cáo về cái chết của những nạn nhân. Cho đến nay, những người chống đối khẳng định, 1.800 người đã bị giết và 12.000 người bị bắt  trong khi 3000 đã biến mất không để lại dấu vết.
Không ai có thể thẩm tra lại những con số này. Nhưng điều đó không thật sự quan trọng. Hàng ngàn đoạn video ngắn, mờ đã được post lên YouTube, chứng thực những cái chết, cảnh những người chống đối, tiếng rên la của những người bị thương, những phát đạn từ binh lính bắn ra và cảnh khóc than của những bà mẹ bên xác chết của con mình.
Liều chết
Từ tháng Ba người dân Syria đã đổ ra các đường phố, tại đó họ phải liều đương đầu với dùi cui hoặc có thể bị bắn chết. Cho đến nay, họ vẫn kiên trì phản đối vào các chiều thứ Sáu sau khi dự lễ cầu nguyện chung ở các thánh đường Hồi giáo. Những người chết được đưa đến nghĩa trang vào thứ Bảy;  những ngày còn lại trong tuần tương đối yên tĩnh – cho đến thứ Sáu tuần sau. Nhưng vào tháng này điều ấy có khả năng thay đổi. Trong dịp lễ Ramadan, mọi người tập hợp hằng ngày sau khi đến nhà thờ để ăn chay. Thời gian này họ có thể đổ ra các đường phố vào mọi buổi tối.
Đây là nối lo của chế độ. Nó cũng giải thích cuộc tấn công hiện nay vào Hama, qua đó Assad ngày nay đã vứt bỏ chút vẻ ngoài còn sót lại tỏ ra nhân đạo hơn cha của ông ta. Đồng thời hành vi của ông ta đang trở nên ngày càng kỳ quái hơn. Ông ta đã tự thăng chức cho mình lên hàng đại nguyên soái và thường xuyên nhắc tới "những âm mưu" mà Syria rõ ràng đã "miễn dịch."
Hôm thứ Tư các nhà hoạt động đã báo cáo rằng xe tăng đã tiến vào các thành phố Taftanaz, Sarmin, và Binnish  gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, như một phần của cố gắng đè bẹp các cuộc biểu tình. Hôm thứ Tư, hãng tin AP cũng tường thuật rằng Hama có vẻ đã nằm dưới sự kiểm soát hoàn toàn của chính phủ.
Bộ máy an ninh của Assad vẫn còn chưa được dùng đến, ngoài mấy trường hợp lẻ tẻ với những cá nhân binh lính hoặc những đơn vị nhỏ đào ngũ. Quân đội vẫn kiểm soát hoàn toàn đất nước, tuy nhiên nó không nghiền nát được các cuộc nổi dậy. Syria đang kẹt trong một thế vô cùng bí.          
Hoàn toàn không thể đoán trước
Chế độ Damascus còn kéo dài được bao lâu nữa? Liệu Assad có sẵn sàng tàn phá đất nước của ông ta, như Moammar Gadhafi đã nói ông ta sẽ làm với Libya không? Hay là cả hai bạo chúa này sẽ chịu chung số phận với nguyên Tổng thống Ai Cập Hosni Mubarack?
Nửa năm sau khi người Ai Cập buộc ông ta từ chức, vị tổng thống đã có thời rất mạnh đã phải ra trước tòa vào hôm thứ Tư tuần trước. Chỉ cách đây mấy tuần, ngay cả những người lạc quan nhất ở Cairo vẫn cho rằng đó là điều không thể thực hiện. Nhưng nay có tin đồn rằng chủ tịch hội đồng quân quản, Thống chế Mohammed Hussein Tantawi, có thể sẽ bị gọi ra để làm chứng chống lại tổng tư lệnh cũ của ông.  
Nếu có một điều mà những sự kiện trong mấy tháng gần đây chứng tỏ, thì đó là: cuộc cách mạng A Rập bắt đầu bằng việc hy sinh của Mohamed Bouazizi, một người thất nghiệp bán hàng rong rau quả ở Tunsia, là hoàn toàn không thể đoán trước.    
Phần 2: Xem Lịch sử được Làm ra trên Truyền hình
Liệu phiên tòa lịch sử đánh dấu lần đầu tiên một kẻ chuyên quyền A Rập bị đưa ra xử trước một tòa án bình thường của chính đất nước ông ta, có làm nên một sức đẩy mới cho phong trào dân chủ trong khu vực hay không? Những cảnh từ Học viện Cảnh sát Cairo, nơi Mubarack, nằm trên giường bệnh viện, được đẩy vào một cái cũi được dựng sẵn trong phòng xử án, chắc hẳn là "kịch" lắm. Hầu như toàn bộ Trung Đông đã xem phiên tòa phát trên truyền hình.
Ngược lại, truyền hình nhà nước Syria, dường như không quan tâm đến phiên tòa và cho chiếu phim hoạt hình để thay thế. Al-Baath, tờ báo của đảng, chỉ chạy một báo cáo ngắn trong ngày đầu của phiên tòa. Đài tuyên truyền của Gadhafi Al-Jamahiriya, chế giễu việc mở phiên tòa và nhận xét rằng người Ai Cập sống dưới thời  Mubarack khá giả hơn bây giờ.          
Hình ảnh bị cáo trong bộ quần áo trắng, màu vô tội, đã là một biểu tượng của cách mạng. Trong vòng mấy phút, những người Ai Cập trẻ tuổi đã góp những hình ảnh lên Facebook và Twitter. Và trong vòng mấy giờ, những lời của Mubarack, "Tôi hoàn toàn phủ nhận những lời buộc tội," đã được dùng làm chuông điện thoại di động một cách phổ biến.               
 Cựu Tổng thống Ai Cập đang bị qui trách nhiệm về cái chết của 846 người, và ông ta bị kết tội đã ra lệnh cho các lực lượng của mình bắn vào những người biểu tình. Một lời kết tội khác phản ánh thái độ thân Palestine đang lớn lên ở Ai Cập: người ta nói Mubarack đã đảm bảo cho Israel được cung cấp khí tự nhiên của Ai Cập với giá rẻ, dẫn đến chính phủ Ai Cập bị lỗ mất 200 triệu (715 triệu$)
Không có bạo chúa nào được an toàn
Dù hình phạt nào đang chờ đợi vị tổng thống bị lật đổ vào cuối phiên tòa, có một việc mà ngày khai mạc phiên tòa 3 tháng Tám đã cho thế giới thấy rõ: không có kẻ chuyên quyền nào cảm thấy chắc chắn rằng một ngày nào đó y không bị gọi ra trước tòa. Phiên tòa này cũng củng cố vai trò lãnh đạo của Ai Cập trong thế giới A Rập và công nhận dứt khoát vị trí của nó như trung tâm của phong trào cách mạng ở Trung Đông.
Nhưng niềm vui về phiên tòa không che dấu được cái sự thật là lực lượng đối lập đang bị chia rẽ. Xung đột quyền lợi của các nhóm riêng rẽ đang tăng lên rõ rệt từ tuần này sang tuần khác. Hơn 60 đảng đã đăng ký chạy đua trong cuộc bầu cử quốc hội, dự định vào tháng Mười Một. Cuộc tranh đua đang gay gắt, đặc biệt là trong phe tự do.
Những người Islamist được lợi từ sự gãy vỡ này. Vào hôm thứ sáu trước tuần vừa rồi, mười nghìn người ủng hộ Huynh Đệ Hồi giáo và các phong trào Hồi giáo khác đã tập hợp trên Quảng trường Tahrir ở Cairo. Ban đầu là một cuộc tập hợp chung những người không theo đạo và các phong trào tôn giáo, sau đó biến thành cuộc biểu dương sức mạnh của những kẻ cực đoan.
Ngay cả Huynh Đệ Hồi giáo nay cũng được xem như những người ôn hòa. Mặc dầu họ muốn thấy tôn giáo chi phối chính trị, họ cũng khẳng định là tự do. Thậm chí họ đã chọn một cách phóng khoáng một người Cơ đốc giáo, Rafik Habib, làm phó chủ tịch đảng mới thành lập của họ, Đảng Tự do và Công lý.
Ngược lại, những người cách mạng Ai Cập lại cực kỳ khó chịu về những người Salafists đang ngày càng trở nên tự tin. Phong trào này, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của  mô hình tôn giáo cực đoan của A Rập Saudi và được báo cáo là đã nhận tài trợ từ nước này, muốn cuộc sống hằng ngày của Ai Cập giống như các công xã nguyên thủy đã tồn tại vào thời của Tiên tri Muhammad. "Chúng ta là đội quân của Chúa, và chúng ta đến đây để thực thi ý nguyện của Chúa trên trái đất," một người phát ngôn nói thế trên Quảng trường Tahrir. Những lá cờ A Rập Saudi bay bên cạnh những lá cờ Ai Cập, và một số người dương cao những tấm ảnh lớn của cố lãnh tụ al-Qaida Osama bin Laden.
Có những người sợ rằng Mubarack bị lật đổ cuối cùng lại được chứng minh là đúng. Ông ta tìm kiếm tính hợp pháp của chế độ đàn áp của ông ta qua câu nói: "Hoặc là tôi, hoặc là loạn."
Những người nổi loạn ở Lybia chia rẽ
 Trong khi đó thì Libya đã chìm trong hỗn loạn. Cách mạng Libya bắt đầu bằng những cuộc biểu tình vào giữa tháng Hai, sau ít ngày biến thành những cuộc nổi dậy vũ trang, và nhà độc tài Moammar Gadhafi từ bấy đến giờ vẫn cố gắng để nghiền nát. Binh lính của ông ta đã phạm những tội ác chiến tranh, đã bắn và dội bom vào dân thường trong các thành phố miền Biển Misrata và Zawiyah. Rất có thể sau đó sẽ xảy ra một cuộc tàn sát trong pháo đài Benghazi nếu trong ngày 19 tháng Ba các phản lực cơ chiến đấu của Pháp không kịp thời can thiệp vào phút chót.
Có lý do chính đáng để NATO can thiệp quân sự vào Libya. Nhưng gần nửa năm đã trôi qua kể từ khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc chấp thuận cuộc can thiệp, và sự phát triển của tình hình dường như đã chứng tỏ những người hoài nghi là đúng. Những người nổi dậy được vũ trang và tổ chức rất kém, và họ không tiến thêm được bước nào từ căn cứ của họ ở phía đông Libya về phía thủ đô Tripoli.
Trong khi đó những người nổi dậy ở miền tây đã giành được quyền kiểm soát một khu vực xung quanh núi Nafusa chỉ cách Tripoli 80 km. Nhưng họ không có kế hoạch tiến thêm về thủ đô, vì có rất ít hy vọng thành công.
Ngoài việc thiếu những thắng lợi quân sự, phe nổi dậy còn bị chia rẽ nữa. Sau khi chỉ huy quân nổi dậy, Abdul Fatah Younis, bị giết cách đây hai tuần, có lẽ bởi người trong nội bộ, phong trào này có nguy cơ tan rã. Ở Benghazi, đã nổ ra những cuộc tranh cãi giữa những người không theo đạo và những người Islamist. Saif al-Islam, con trai của Gadhafi, đã khôn ngoan xúi giục cuộc xung đột này bằng cách tuyên bố trong một cuộc phỏng vấn rằng chế độ đang thương lượng với những người Islamist để mời họ chia chác quyền lực.
Một cuộc chiến tranh bộ tộc có thể còn gây chia rẽ những người nổi loạn hơn nữa. Từ khi Younis chết, căng thẳng đã tăng lên giữa những phe cánh khác nhau ở Benghazi. Ở miền tây đất nước, cái ban đầu là một cuộc cách mạng đã mang những đặc điểm của một cuộc nội chiến trong đó những bộ lạc chống Gadhafi đánh nhau với những bộ lạc ủng hộ nhà độc tài này. Có lẽ chỉ có cái chết của Gadhafi mới có thể ngăn được đất nước này trượt vào một cuộc nội chiến có thể kéo dài nhiều năm. Vào tháng Tám, những hy vọng của tháng Hai đã từ lâu đầu hàng trước một tâm trạng vô vọng.
Nền dân chủ độc hại
Ở Tunisia bên kia bên giới, sự vật có khác. Đất nước này đã lật đổ tên bạo chúa A Rập đầu tiên, Zine El Abidine Ben Ali. Những cuộc bầu cử tự do đầu tiên được dự kiến vào ngày 23 tháng Mười.
Tuy nhiên, những người phản đối vẫn có mặt khắp nơi ở thủ đô Tunis, mặc dầu so với mấy tháng trước thì ít hơn nhiều. Thành phố này tràn đầy những cuộc tranh luận giữa những người Islamist và những người ủng hộ phái tả. Cả hai phe đều cố gắng bôi nhau bằng những mầu đen tối nhất. Và những cuộc điều tra ý kiến cho thấy hai bên ngang ngửa. Những cuộc xung đột giữa các bên dữ dội và đôi khi bạo lực, còn trên Internet và truyền thông thì đầy những tin đồn, những lời phỉ báng và dối trá. Cái không khí này thật là độc hại, nhưng đây rõ ràng được coi là dân chủ.
Nhiều người cho những phiên tòa xử vắng mặt nhà cựu độc tài Ben Ali là trò đánh đố. Trong khi tình hình ngày càng trở nên xấu hơn đối với nhân dân của ông ta, thì Ben Ali đang sống lưu vong thoải mái ở A Rập Saudi. Vương quốc trên sa mạc này tự coi nó là con đê chắn sóng đối với mọi cố gắng cải cách. Vào tháng Hai, khi các nhà dân chủ phát đi lời kêu gọi biểu tình trên Internet, rất ít người đủ can đảm để xuống đường, và những ai xuất hiện đều bị bắt.
Gia đình thống trị này dùng những phương pháp thường lệ của nó để dập tắt những tia lửa cách mạng. Vua Abdullah hứa chi 120 tỉ $ cho trợ cấp thất nghiệp, xây nhà ở và giáo dục. Làm thế, ông ta đã mua chuộc một cách hiệu quả những người chống đối và trung hòa ý chí theo đuổi các cải cách dân chủ trên đường phố. Nhiều cuộc biểu tình phản đối lớn, bất chấp những lời cảnh cáo, nổ ra ở miền đông A Rập Saudi, nơi có cộng đồng lớn người thiểu số Shiite, đã bị đàn áp dã man.
A Rập Saudi thậm chí đã gửi trọng pháo đến nước láng giềng Bahrain khi cộng đồng dân cư đa số Shiite của nước này nổi dậy chống nhà cai trị của Sunni họ, Vua Hamad bin Isa Al Khalifa. Riyadh, sợ ảnh hưởng của đối thủ đáng ghét Iran, cũng gửi những đơn vị đặc biệt của mình đến, coi như theo yêu cầu của Bahrain.
Hơn 1.000 lính giúp đàn áp những cuộc biểu tình ở thủ đô Manama của Bahrain. Đối với Khalifa, cái giá để tiếp tục nắm quyền là ít nhất 30 người chết và hàng trăm người bị thương. Tình hình đã ổn lại, cho đến thứ Sáu tuần trước nữa, khi bạo loạn lại nổ ra sau khi cái gọi là đối thoại dân tộc thất bại.
Phần 3: Những lo ngại về Yemen
Hoàng gia Saudi còn lo lắng về Yemen, nước láng giềng phía nam của nó hơn, tại đây tổng thống Ali Abdullah Saleh, lên nắm quyền năm 1978, ban đầu chiến đấu điên cuồng để giữ lấy quyền lực. Saleh bị thương nặng khi các đối thủ của chế độ tấn công lâu đài của ông ta hồi đầu tháng Sáu, và chạy trốn sang Riyadh. Phong trào dân chủ, đã tổ chức những cuộc biểu tình phản đối trên những quảng trường công cộng ở thủ đô Sana'a và nhiều nơi khác trong nước, đã ăn mừng sự ra đi của ông ta như một thắng lợi của mình.

Nhưng một sự chia rẽ sâu sắc đang lan rộng trên khắp nước này. Yemen là nước luôn luôn bị thống trị bởi các bộ  lạc, có nguy cơ bị chia cắt. Một số phe ủng hộ con trai của Saleh, người đã được chọn như kẻ kế vị ông ta trước Mùa xuân A Rập, và hy vọng sự trở lại của tổng thống, ông này đã rời bệnh viện Riyadh nơi ông ta vào điều trị từ hôm Chủ nhật. Những người khác chiến đấu cho một khởi đầu dân chủ mới. Một nhóm mà cả những người ủng hộ Saleh lẫn những đối thủ của ông ta trong phái cải cách đều sợ đang được lợi từ sự lộn xộn này. Cả chính quyền địa phương A Rập Saudi lẫn Hoa Kỳ đứng nhìn một cách vô vọng những chi bộ al Qaeda Yemen giành được sức mạnh. Những chiến binh của chúng ở miền nam, theo báo cáo, đã đến vùng ngoại ô thành phố Aden.
Nếu Yemen tan rã, điều càng ngày càng trở nên có thể, nhiều người tin rằng bọn thánh chiến Hồi giáo sẽ chiếm quyền kiểm soát – một ác mộng cho hoàng gia ở Riyadh và những người khác.
Jordan tương đối bình ổn
Nước láng giềng tây bắc của A Rập Saudi dường như tương đối bình ổn so với các nơi khác. Tuy nhiên, để phòng ngừa, Riyadh đã cấp cho Jordani nghèo túng 1tỉ $  để bù cho khoản thiếu nợ ngân sách kinh niên của đất nước trên sa mạc này. Để mua bình ổn, Vua Jordani Abdullah II đã loan báo chính phủ có thể sẽ tăng lương cho công chức và trợ giá thực phẩm, khí đốt và điện.
Amman đang phụ thuộc nặng nề vào viện trợ tài chính của A Rập Saudi. Nhà vua, được coi là tương đối phóng khoáng, cai trị một đất nước không có dầu mỏ không có cả công nghiệp gì đáng nói, nhưng lại có một dân chúng gồm những người Bedouin và người Palestine tị nạn rất dễ thay đổi.
Mặc dầu những người Jordani bất mãn vẫn đang biểu tình trên các đường phố Amman, nỗi tức giận của họ không trực tiếp chĩa vào nhà vua mà chỉ chống lại chính phủ của ông – tuy chính phủ này vẫn nằm dưới quyền kiểm soát vững chắc của ông. Lòng tôn trọng triều đình Hashemite vẫn còn gắn kết được đất nước, nhưng bất ổn có nguy cơ từ Syria tràn sang. Các nhóm chống đối ở Syria rõ ràng có liên hệ với Jordani thông qua các mối quan hệ gia đinh và bộ lạc. Thậm chí còn có tin là họ đã nhận vũ khí từ vương quốc của Abdulah II. Liệu tia lửa cách mạng có bay từ Syria sang Jordani không?
Tổ chức Huynh đệ Hồi giáo hình như là lực lượng chủ động đằng sau những cố gắng tổ chức một cuộc nổi dậy ở Amman. Tình báo Mỹ được cho là đã cung cấp bằng chứng về việc này cho vua Jordani. Điều chắc chắn đúng là Huynh đệ Hồi giáo được tổ chức tốt cả ở Jordani lẫn Syria. Ở Syria, thành trì của nó là thành phố nổi loạn Hama.
Đổ thêm dầu vào đám lửa giận dữ
Bằng những cuộc tấn công tuần qua vào thành phố này, Assad đã làm một bước ngoặt quyết định hướng về nguyên tắc truyền thống của các bạo chúa: bạo lực gây nên sợ hãi, và càng nhiều bạo lực càng nhiều sợ hãi.
Nhưng còn có một bài học khác mà các chế độ ở Damascus và Tripoli chắc đã học được từ sự phát triển của tình hình gần đây: nhân dân của thế giới A Rập, từ Tunis đến Cairo, và từ Manama đến Benghazi, không còn có thể kiểm soát bằng bạo lực được nữa. Ngày nay, đây không còn là cách mà thế giới A Rập – kể cả Syria – hoạt động nữa.
Các nguyên tắc của bạo chúa đã bị đảo ngược: càng nhiều bạo lực càng sinh ra nhiều giận dữ, tiếp sức cho lòng can đảm của những người bị áp bức – và không chỉ ở Hama.
DIETER BEDNARZ, VOLKMAR KABISCH, CHRISTOPH REUTER, MATHIEU VON ROHR, DANIEL STEINVORTH, CHRISTOPH SYDOW và VOLKHARD WINDFUHR tường thuật.
Christopher Sultan dịch từ tiếng Đức.


Cuộc cách mạng thầm lặng ở Rabat:

Tuổi trẻ Morocco muốn thay đổi theo cách của họ

Helene Zuber, Rabat
Spiegel, 25/5/2011
http://www.spiegel.de/international/world/0,1518,764898-2,00.html
Photo Gallery: Terror and Reform in Morocco
Ảnh: AFP
Lớp trẻ trên khắp đất nước Morocco đang đòi hỏi những thay đổi và nhiều tự do dân chủ hơn. Vua Mohamded VI đã cho phép cải cách hiến pháp của đất nước, nhưng một vụ đánh bom tháng trước ở Marrakech làm 17 người chết đã đe dọa tiến trình này.
Najib Chaouki và các bạn anh bố trí trên Facebook để gặp nhau ở gần Témara, ngoại ô của thành phố Rabat thủ đô Morocco. Ké hoạch là vào Chủ nhật 15 tháng Năm sẽ gặp nhau để làm một cuộc picnic trước trụ sở cục tình báo nội địa. Họ muốn phản đối cái nhà nước cảnh sát trong đất nước của họ.
Témara là một nơi mà chính phủ không muốn nói đến. Đó là nơi mà người ta cho rằng CIA của Mỹ và MI5 của Anh đã đưa đến và tra tấn dã man những kẻ bị tình nghi là khủng bố sau các vụ tấn công ngày 11 tháng Chín, 2011.
Chaouki, 32 tuổi, một blogger của Rabat, và những người bạn cùng phản đối với anh, động viên được mười nghìn người biểu tình mỗi tháng, tự hào về kế hoạch của mình. “Chúng tôi muốn cho công luận biết về các chiến thuật phi pháp của cục tình báo,” chàng trai có mớ tóc quăn dài giải thích.
Họ đã không đi làm được điều đó. Các đơn vị đặc biệt đã đợi chàng trai từ sáng sớm. Chaouki đang ở trong siêu thị thì những cảnh sát mặc thường phục bắt đầu đánh đập những người bên ngoài bằng dùi cui. Bọn sĩ quan đã theo dõi khoảng 100 người phụ nữ và đàn ông trong hai giờ, thậm chí săn lùng họ trên mái các tòa nhà quanh đó. Mười người phản đối cuối cùng đã bị thương phải đưa vào bệnh viện.
Những cải cách của vua Mohammed VI
Cuộc picnic thất bại chứng tỏ ba tháng sau khi giới trẻ Morocco kêu gọi các cuộc biểu tình vào ngày 20 tháng Hai, mở rộng phong trào A Rập đòi dân chủ sang đất nước của họ, thì tự do phát biểu ý kiến công khai vân còn đang bị đe dọa ở đây.
Sự kiện ngày 15 tháng Năm cũng bộc lộ một bước thoái lui nghiêm trọng trên con đường đi đến một xã hội tự do, từ khi vua Mohammed VI  hứa, vào đầu tháng Ba, thiết lập một hệ thống dân chủ hơn và một nhà nước được điều hành bằng các quy tắc của pháp luật. Nhà vua đã chỉ định một hội đồng quốc gia về nhân quyền và thành lập một ủy ban để xây dựng bản hiến pháp mới. Ông tuyên bố rằng ông sẵn lòng đi những bước mà ông thấy là cần thiết để Morocco đạt được một cách hòa bình những gì Tunissia và Ai Cập chỉ có thể đạt được bằng cách truất phế những kẻ đương quyền.
Nhưng tất cả những cái đó là trước khi hai quả bom, rõ ràng được điều khiển từ xa, nổ trong quán cà phê du lịch có tiếng Argana ở quảng trường Djemaa el-Fna nổi tiếng giữa trung tâm Marrakech hôm 28 tháng Tư, giết chết 17 người. Cảnh sát đã bắt bẩy người tình nghi - tất cả la những kẻ ủng hộ al-Qaida, theo thông tin từ bộ nội vụ Morocco.
Nhưng giống như những cuộc đánh bom liều chết ở Casablanca cách đây tám năm, ở đây cũng thế, các tin đồn bắt đầu lan truyền ngay lập tức rằng cục tình báo trong nước đã nhúng tay vào vụ này. Các tin đồn ám chỉ rằng những kẻ chơi rắn này, cố bám chặt lấy quyền lực của chúng, đã không vừa lòng khi nhà vua thả khoảng 100 tù vào giữa tháng Tư, trong đó có nhiều người bị kết án là khủng bố.
Một phong trào bị đe dọa
Từ đó đến nay, phong trào đòi dân chủ dường như lại bị đe dọa trở lại, nhưng giới trẻ Morocco không để cho mình bị đẩy lùi bật ra khỏi các đường phố một cách dễ dàng. “Họ đã vượt qua bức tường sợ hãi” Fahd Iraqi nòi - anh là chủ bút tạp chí phê bình chính trị Tel Quel, tạp chí này ủng hộ những đòi hỏi của những người biểu tình trẻ tuổi.
“Chúng tôi theo chủ nghĩa hòa bình” Chaouki tuyên bố, anh học xong trung học ở Đức và học đại học ở đó. Sự bất bình lớn nhất của giới trẻ Morocco không phải là với chế độ quân chủ. Không giống như những đồng trang lứa của họ ở các nước láng giềng, họ không kêu gọi lật đổ những người đang cai trị họ. Theo ý kiến của họ, Mohammed VI vẫn có thể là quốc trưởng – chỉ có điều ông ta không nên tiếp tục điều hành quốc gia nữa.
Đây là một khía cạnh lạ thường của mùa xuân Morocco: phong trào không nhằm lật đổ một kẻ thống trị, thế nhưng nó là một cuộc cách mạng. Nhà vua tự coi mình là hậu duệ của đấng Tiên tri Mohammed, điều này khiến ông vừa là lãnh tụ tôn giáo tối cao của các tín đồ, vừa là một nhà cai trị thế tục.
Tuy nhiên, quyền lực tuyệt đối này, mà tuổi trẻ nổi dậy của đất nước muốn cắt bớt đi, đã không cho phép nhà vua thực hiện những cái cách thích đáng – đã gặp phải sự chống đối từ hệ thống chính trị cứng rắn và những người Islamist khi cần thiết. Ông đã thúc đẩy thông qua một cải cách luật gia đình cho phụ nữ các quyền bình đẳng, ông theo đuổi việc hòa giải với phe đối lập cánh tả của đất nước, bị đàn áp lâu dài dưỡi triều của cha ông, Hassan II.
Tiến hành thay đổi từ bên trong.
Bây giờ Mahommed VI đã tuyên bố xem xét lại hiến phap: trong tường lai nhà vua sẽ không còn có thể chỉ định bất cứ ai mà ông thích đứng đầu chính phủ nữa. Ngược lại, người lãnh đạo này sẽ đến từ một đảng thắng trong các cuộc bầu cử tự do. Nhà vua cũng muốn tiếp tục tách các quyền lực ra và làm cho ngành tư pháp trở nên độc lập. “Hãy sáng tạo” là lời khuyên của nhà vua đối với các thành viên của ủy ban hiến pháp mới, mà ông lấy từ các đại diện của xã hội công dân, các học giả và các nhóm nhân quyền.
Cuộc chiến chống tham nhũng cũng có công lao của nhà vua. Những khám phá liên quan đến thói quen của các tầng lớp chính trị nhét đầy túi tham của họ, có trong các bức điện của tòa đại sứ Mỹ do diễn đàn Internet WikiLeaks tiết lộ, gây nên rất nhiều bất bình rong dân chúng Morocco, kích động những người chống đối trẻ tuổi đòi những kẻ vô sỉ trơ tráo nhất trong số những kẻ cơ hội này rời khỏi các vị trí của chúng gần với nhà vua. Họ đạt được một thành công khi nhà vua chỉ định Abdesselam Aboudrar, người sáng lập chi nhánh Morocco của tổ chức Minh bạch Quốc tế làm chủ tịch một cơ quan chính phủ hành động chống tham nhũng.
Trong những năm 1970, Aboudrar âm mưu cùng với những người hoạt động cánh tả khác lật đổ nhà vua, sau đó qua năm năm trong một nhà tù bí mật dưới tầng hầm của một đồn cảnh sát ở Casablanca. Bây giờ viên kỹ sư và chuyên gia tài chính này tin rằng ông có thể đẩy nhanh các cải cách bằng cách hợp tác với nhà vua.
Người có thời đã là kẻ thù của nhà nước nói: vấn đề của Morocco không phải là quyền lực to lớn của nhà vua, mà là bản thân các đảng chính trị. Chính những thành viên của “Makhzen”, giới đặc quyền xung quanh nhà vua , vẫn thường xuyên phân phát chức vụ cho những thành viên của 20 nhóm quan trọng nhất của chính phủ, và họ đã mất tín nhiệm của cử tri. Trong các cuộc bầu cử nghị viện năm 2007, 63% những người đủ tư cách đi bầu đã không làm thế.
Phần 2: Cái thời tự kiểm duyệt đã qua rồi.
Omar Balafrej, 37 tuổi, một cựu đảng viên đảng xã hội chủ nghĩa Morocco, nói ông hài lòng về những thay đổi hiến pháp của nhà vua đã cho các đảng chia phần trách nhiệm. Ông nói, đây đúng là lúc để thế hệ các nhà chính trị trẻ tuổi thể hiện “lòng can đảm để tiến hành những cải cách xa rộng hơn.”
Balafrej, người đứng đầu một cơ sở bán công ươm mầm tài năng cho khu vực công nghệ thông tin, thích thú khi thấy trong phong trào 20 tháng Hai giới trẻ đang dấn thân vào chính trị. “Cái thời tự kiểm duyệt đã qua rồi,”ông nói. “Bây giờ chúng ta có thể phê phán mọi thứ.” Ông không lo sợ về tương lai: “Nếu cải cách hiến pháp không đầy đủ như chúng ta mong muốn, chúng ta có thể bác bỏ nó.”
Vào lúc này, những đối tác khó ngờ có thể là đối tác - giới trẻ chống đối và nhà vua thích tự xưng là nhà cải cách từ bên trên – đang dựa vào nhau. Họ là những tác nhân duy nhất cho thay đổi giữa những đảng phái chính trị cứng rắn.
Không giống như các nước A Rập khác, những người nổi dậy Morocco phải hoạt động với giả định rằng đa số của đất nước 31 triệu dân này đang hết sức hài lòng với một vị vua gia trưởng ngồi trông coi đất nước. Hơn bốn mươi lăm phần trăm dân số là dưới 35 tuổi, khiến họ trở thành thế hệ “M6”, những người đến tuổi thành niên dưới triều trị vì của Mohammed VI.
Nói chuyện với thế hệ trẻ qua làn sóng điện.
Thái độ của thế hệ trẻ đối với cuộc sống đặc biệt gần gũi với đội ngũ đã dùng năm năm qua vận hành đài phát thanh ưa thích nhất của giới trẻ Morocco, Hit Radio. Một triệu thính giả hằng ngày tìm chương trình của Hit Radio, được làm bởi một đội ngũ nam nữ nhân viên sống ở vùng Agdal kế cận Rabat.
Người sáng lập đài này, Younès Boumehdi, 40 tuổi, nói ông là người đầu tiên cho những người trẻ tuổi trong thế giới A Rập cơ hội nói công khai trên đài về những đề tài quan trọng đối với họ. Đặc biệt, đài phát thanh của ông nổi tiếng vì tiết mục biểu diễn rap ở Darija, ngôn ngữ hằng ngày mạnh mẽ của nhân dân, và Boumehdi tin rằng những cuộc biểu diễn này báo trước những bất bình và những đòi hỏi của tuổi trẻ nổi dậy.
Là một chuyên gia thị trường có bằng cấp ở Paris, Boumehdi biết rằng phần lớn thính giả của ông không ủng hộ cuộc đấu tranh trên các đường phố. “Chúng tôi không muốn hỗn loạn,” họ viết trên Facebook. Các thành viên của thế hệ “M6” không muốn tự do họ mới giành được gặp nguy hiểm – nhưng họ cũng muốn thấy thay đổi tiếp tục diễn ra.
Ella Ornsteindịch từ tiếng Đức



Thư từ Yemen

SAU CUỘC NỔI DẬY
Những người chống đối có thể tìm thấy một con đường giữa chế độ độc tài và vô chính phủ hay không

Dexter Filkins

NEW YORKER , 11/4/ 2011


Ảnh:
GETTY IMAGES
Đầu tháng Ba, khi hàng ngàn người đang kêu gọi cách mạng, thì Ali Abdullah Saleh, người đã là Tổng thống của Yemen trong ba mươi ba năm qua, mở một cuộc ăn mừng khổng lồ cho ông ta. Những cuộc nổi dậy trên khắp vùng Trung Đông đã quét bay hai bạn đồng cảnh của Saleh và đang đe dọa hạ bệ chính chế độ của ông ta. Ở thủ đô Sanaa, hàng ngàn người Yemen đổ vào đầy Sân vận động Cách mạng, lòng trung thành của họ  được bảo đảm bằng những lời hứa trả công sau cuộc mít tinh. Một số leo lên những khán đài không mái, những người khác tập hợp ở trên sân, nơi đặt những ghế nhựa trắng và xanh trên bãi cỏ trước mặt một bục cao dành cho Tổng thống và người của ông ta. Bên ngoài sân vận động, cách khoảng một dặm, những người biểu tình phản đối, đã tập hợp cả tuần nay, lên án Saleh, hô to “Cút!” Hàng giờ liền những người Yemen trong sân vận động giơ những tờ báo che đầu tránh cái nóng ngột ngạt. Tiếng loa om sòm, “Thưa quý vị, tổng thống của toàn dân Yemen, người bảo tồn thống nhất, Vị Cứu tinh của Dân tộc, bình an ở cùng Ngài, Ngài Ali Abdullah Saleh!”[4]
Đám đông reo hò, hàng ngàn người vung tay, một số người dương cao những áp phích. Những người đàn ông hôn gió; phụ nữ mặc những áo choàng đen nhánh, vỗ những bàn tay đeo găng. Saleh, mặc bộ com lê xẫm màu và Ray-Bans, ngồi xuống một chiếc ghế chạm khắc thủ công dát ngà. Tiếng hoan hô vang lên nhiều phút, cứ một hay hai đợt, Saleh lại giơ tay phải lên. Rồi một đám đông do một người trên khán đài dẫn đầu, bắt đầu hô lặp lại nhiều lần “Máu của chúng tôi, linh hồn của chúng tôi, chúng tôi sẽ hy sinh cho ngài!”
Trước cuộc xâm lược Iraq của Mỹ, năm 2003, người Iraq cũng hát những bài tụng ca như thế với Saddam Hussein, người thầy và bạn của Saleh. Người Yemen thường gọi Saleh là “Saddam nhỏ.” Năm 1990, khi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc bỏ phiếu trục xuất những lực lượng của Saddam khỏi Kuwait, Yemen là nước A rập duy nhất bỏ phiếu chống. Để trả đũa, Saudi Arabia và những nước vùng vịnh khác đã đuổi hàng triệu dân Yemen, khiến đất nước này mất đi nguồn tiền gửi về - một trong những nguồn tiền chủ yếu của nó. Nền kinh tế Yemen sụp đổ, và không bao giờ hồi phục lại được hoàn toàn. Gần như mọi khía cạnh của cuộc mít tinh của Saleh bắt chước những cuộc diễu hành phô trương từng được tổ chức cho Saddam - thậm chí những áp phích, vẽ nhà lãnh đạo này trẻ trung hơn và có khí lực hơn ông ta trong thực tế.
Trong khi người Yemen bày tỏ lòng ngưỡng mộ với ông ta như thế, thì Saleh tỏ ra bồn chồn trong ghế của ông ta, liên tục quay sang nói chuyện riêng, lúc đầu với Thủ tướng và Phó tổng thống, sau với một nhóm phụ tá đằng sau ông ta. Người ta bảo Saleh có một trí thông minh hiểu rộng biết nhiều và sức chú ý của một thiếu niên. Cuối cùng, sau khi liếc nhìn đồng hồ tay, chiếc đồng hồ mặt vuông kính màu tím trang điểm đầy châu báu, ông ta đứng lên nói.
Saleh lùn và chắc mập, với cử chỉ thô kệch và một giọng nói thô ráp. Trong một diễn văn trước đó một tuần, ông ta thật sự đã hét vào mặt những người tập hợp trước ông, thề đánh những người biểu tình “đến giọt máu cuối cùng.” Trong một bài diễn văn sau đó, ông ta đổ tội biểu tình cho Mỹ và  Israel. “Tại Tel Aviv có một phòng điều khiển để làm mất ổn định thế giới A rập,” Saleh nói. “Nó được quản lý bởi Nhà trắng.” Đó là loại nhận xét thường phục vụ rất tốt cho ông ta.
Nhưng lần này giọng điệu của Saleh mềm mỏng lắm. “Đồng bào thân mến” ông ta bắt đầu - một sự nhún nhường khác thường. Ông ta cám ơn những người Yemen đã ra đường để ủng hộ ông, và ngay cả những người phủ nhận tính hợp pháp của chính phủ ông. Saleh nói ông ta đã ra lệnh cho các lực lượng an ninh tiếp tục bảo vệ những người biểu tình của cả hai bên. Từ “tiếp tục” làm cho câu nói thành dối trá: từ khi bắt đầu các cuộc biểu tình, nhiều đoàn người, đôi khi có cả cảnh sát và quân đội tham gia, đã tấn công những người biểu tình bằng gậy gộc, dùi cui và súng.
Bây giờ hình như Saleh đang đề nghị ngừng bắn. Ông ta phác thảo nhiều đề xuất thay đổi đối với Hiến pháp Yemen, hứa hẹn chuyển nhiều quyền của ông ta cho quốc hội. Đây là lần thứ hai ông ta đề xuất nhân nhượng bởi vì những rắc rối ở Trung Đông đã bắt đầu. Đầu tháng Hai, khi những người biểu tình vừa bắt đầu thu hút sự chú ý của quốc tế, Saleh tuyên bố rằng ông ta sẽ rút lui vào cuối nhiệm kỳ của mình, năm 2013, và hứa hẹn rằng Ahmed con trai ông ta, chỉ huy Vệ binh Cộng hòa, sẽ theo ông ta ra khỏi dinh. Bây giờ ông ta nói “Tôi cầu xin Chúa hướng dẫn tất cả chúng ta vì quyền lợi của đất nước ta.”
Đến đây, những người Yemen tuôn ra đường leo lên các xe buýt và nhận tiền của mình.
Người Yemen đã tranh cãi trong suốt nhiều tuần về việc liệu Saleh có đánh như Gadhafi hay là  ra đi trong hòa bình như Mubarack. Dường như nhiều người nhất trí rằng Saleh sẽ rơi vào khoảng giữa hai cực đó, nhưng không ai biết rõ ở đoạn nào. Ông ta không điên khùng, nhưng ông ta cũng không phải là một lão già mỏi mệt.
Đáp lại bài diễn văn trên sân vận động, John Brennan, cố vấn về chống khủng bố của Tổng thống Obama phát đi một tuyên bố từ Nhà Trắng khen Saleh và tuyên bố rằng, “Tất cả các thành phần đối lập của Yemen nên đáp ứng có tính xây dựng với lời kêu gọi của Tổng thống Saleh đi vào một cuộc đối thoại nghiêm túc để kết thúc tình trạng bế tắc hiện nay.”
Không có ai cắn câu. Các lãnh tụ đối lập bác bỏ sáng kiến của Tổng thống và kêu gọi ông ta từ chức.
Buổi sáng hôm sau, cảnh sát và binh lính đã tấn công một nhóm người biểu tình chống chính phủ tại Đại học Tổng hợp Sanaa, xịt hơi cay, bắn đạn cao su, và đạn thật. Những người biểu tình ném đá vào binh lính. Khi cuộc đụng độ kết thúc, bốn người Yemen chết, và hơn ba trăm người bị thương, gần như tất cả số đó là những người biểu tình. Ngày hôm sau nữa, cảnh sát và binh lính lại lao vào những người biểu tình, giết chết hai người và làm bị thương hơn một trăm người. Cuộc nổi dậy ở Yemen đã đi vào một giai đoạn đẫm máu.
Nhà trắng nói tuyên bố của Brennan không có ý định cho phép Saleh tấn công những người biểu tình. Nhưng, từ khi những cuộc náo loạn bắt đầu, chế độ Saleh đã nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ khác thường từ chính quyền Obama. Nhà Trắng đã nói rõ nó tin rằng cần phải tránh thay đổi đột ngột ở Yemen, thậm chí với giá của nhiều sinh mạng người Yemen. Brennan, một trưởng cơ quan CIA ở Trung đông, duy trì một quan hệ gần gũi với Saleh, và đã sang thăm Sanaa bốn lần từ khi nhận chức vụ chống khủng bố năm 2009. Sau bài diễn văn ghê gớm trách Israel và Mỹ về những cuộc biểu tình phản đối, Saleh gọi cho Brennan để xin lỗi. Chính quyền Obama trách Saleh sau cuộc tấn công vào những người biểu tình ở Đại học Sanaa, nhưng nó không thúc ép ông ta từ chức. Một sĩ quan cao cấp quân đội Mỹ giải thích tại sao: “Nếu Saleh ra đi, sẽ có hai kết quả có thể xảy ra nhất: hoặc là vô chính phủ hoặc là một chính phủ không thân thiện.”
Vị sĩ quan đó nói, dù là kết quả nào trong hai cái đó thì cũng sẽ khích lệ Al Qaeda ở Bán đảo Arab, bọn này đã có chỗ trú chân chắc chắn ở Yemen. Một quan chức cao cấp trong chính quyền nói rằng có khoảng từ một trăm đến hai trăm chiến binh Al Qaeda trung kiên đang ở Yemen và có hàng trăm người Yemen ủng hộ chúng. Cùng với những vùng thuộc các bộ lạc của Pakistan và Somalia, Yemen hiện giờ được coi như một trong những vị trí có khả năng nhất cho Al Qaeda mở một cuộc tấn công vào Mỹ. Hai âm mưu thất bại gần đây hóa ra xuất phát từ các thành viên Al Qaeda ở Yemen: âm mưu của Umar Farouk Abdulmutallab bố trí gài bom trên máy bay vào Ngày Giáng sinh 2009, và chất những ống mực máy in chứa thuốc nổ lên những máy bay vận tải có hợp đồng với Mỹ, tháng Mười 2010. Các quan chức Mỹ nói rằng họ đã tìm thấy mối liên hệ giữa Abdulmutallab với Anwar al-Awlaki, một giáo sĩ người Mỹ gốc Yemen, hiện nay là phát ngôn nhân nổi bật cho Al Qaeda trên bán đảo Arab. Mùa xuân năm ngoái, Tổng thống Obama cho phép giết Awlaki, được biết hiện đang ẩn náu ở Yemen.
Quan hệ giữa Mỹ với Saleh đã có lúc căng thẳng. Năm 2000, sau khi Al Qaeda đánh bom tàu khu trục USS Cole, ở cảng Aden, các quan chức Mỹ phàn nàn rằng chính phủ Saleh chẳng làm gì ngoài việc cản trở cuộc điều tra của họ, và rằng những thành viên cao cấp của chính phủ ông ta dường như thông đồng với nhóm khủng bố. Tuy nhiên bản thân Saleh không bị coi là một Islamist, hay ngay cả một người đặc biệt mộ đạo, giống như Saddam trước ông ta, ông ta chỉ quan tâm nhất đến chuyện duy trì quyền lực. Thật ra, sau vụ tấn công ngày 11/9/2001, Saleh, phụ thuộc vào Saudi và viện trợ của phương Tây, đã hứa hợp tác với cuộc chiến chống khủng bố.
Từ đó, ông ta đã cho phép Mỹ bắn tên lửa vào các chiến binh nghi vấn, ra lệnh cho các lực lượng của ông ta bắt giữ những kẻ tình nghi khủng bố theo yêu cầu của Mỹ, và tạo điều kiện cho các hoạt động thu thập tin tức tình báo kể cả do thám bằng máy bay không người lái. Mỹ phối hợp đưa người vào một trung tâm chỉ huy quân sự ở Yemen.
Trong những năm gần đây, Mỹ đã tăng đột ngột viện trợ cho chế độ Saleh, tập trung vào huấn luyện và trang bị cho các đội quân chống khủng bố của Yemen những vũ khí hiện đại, camera quay ban đêm, và trực thăng. Chương trình này mãi đến gần đây, năm 2008, vẫn còn chưa đáng kể, thì năm ngoái đã có một ngân sách một trăm năm mươi triệu đô la. Mỹ cũng tăng đáng kể viện trợ kinh tế và phát triển cho Yemen, phần lớn nhằm vào những vùng có đông những kẻ cực đoan.
Như các quan chức ở cả Washington và Sanaa nhiều lần nhắc tôi, Yemen không phải là Ai Cập, nó về thực chất không có giai cấp trung lưu, một xã hội công dân yếu, một tầng lớp trí thức đứng bên lề, và không có thiết chế xã hội nào hoạt động độc lập đối với Saleh. Phe đối lập Yemen bao gồm những người Islamist nổi tiếng, trong đó có Abdul Majeed al-Zindani, một giáo sĩ mà Mỹ chỉ rõ là một tên khủng bố.
Một nhà ngoại giao phương Tây ở Yemen nói, “O.K., tuyệt, Saleh ra đi. Thế rồi bạn làm gì? Không có một thiết chế nào có khả năng - trong bộ máy quan liêu, trong quân đội, hay trong bất kỳ một tổ chức nào trong xã hội này - thực sự bước vào và nhặt lên những mảnh vụn và điều hành một cuộc chuyển đổi.” Một nhà nước thất bại ở Yemen, kết hợp với một tình trạng vô chính phủ đã có sẵn ở Somalia, có thể cung cấp cho các chiến binh Islamist hàng trăm dặm bờ biển không có người canh giữ, cắt đứt đường tàu biển chạy từ Kênh Suez đến Ấn Độ Dương.
Vị quan chức cao cấp trong chính quyền (Mỹ) thì nói toạc ra: “Mục tiêu của chúng tôi là ngăn ngừa một cuộc đảo chính hay một vụ tiếm quyền của loại như Huynh Đệ Hồi giáo hoặc Al Qaeda.”
Ngay trong tình trạng rối loạn, Yemen vẫn là một chốn đẹp một cách giản dị. Ở Sanaa, cổng lớn Ottoman ở lối vào khu phố cổ dẫn đến một mê cung những con đường nhỏ và những ngôi nhà đá có tháp cao với những akmar, hay những “mặt trăng”, những cửa sổ hình lưỡi liềm lắp kính nhiều màu. Những con đường nhỏ tạo cho Sana cái vẻ cổ kính. Người ta đi bộ trên các đường phố mang những jambiyas, những dao găm cong hai mặt cắm trong những vỏ bao rực rỡ sắc màu và đeo ngay trên bụng. Phụ nữ, trong những áo choàng đen nhánh, đôi khi đội nón rơm, trông nghiêng như những bà phù thủy.
Sau vài giờ hoạt động buổi sáng, nhịp độ ở Sanaa giảm xuống, khi những người Yemen ngồi xuống với những túi là khat của mình - một loại dây leo vạn niên thanh có chất ma túy mà những chiếc lá mềm mại của nó được nhét đầy mồm. Cho đến đầu buổi tối, nhiều cư dân thành phố đi vào một nhà tắm hơi tập thể. Ali Saeed al-Mulaiki, một nhà báo Yemen nói đùa với tôi rằng Saleh nên cám ơn hiện tượng này, “Nếu người dân Yemen không nhai những lá khat, họ sẽ nghĩ về tương lai của họ và về cuộc sống của họ, và sẽ có thể có một cuộc cách mạng.” Khat không chỉ hủy hoại tinh thần làm việc của người Yemen, nó còn hút cạn khô đất nước này. Mỗi một túi lá dùng hàng ngày cần khoảng năm trăm lít nước để làm ra nó, và các nhà khoa học tiên đoán rằng Sanaa sẽ bắt đầu khô cạn từ thập kỷ sau, vào khoảng thời gian mà dầu mỏ của nó cũng hết.
Bên ngoài các thành phố phong cảnh mở ra những dòng suối cạn, những khe núi, những vách đá dựng đứng, từ đó những ngôi làng đá không cây cối có vẻ như không ngừng mọc lên. Trong những vùng nông thôn, phép vua thua lệ làng, lệnh của chính phủ hết hiệu lực, thay vào đó là truyền thống của bộ lạc. Những cuộc giao tranh lẻ tẻ thường xuyên nổ ra giữa các bộ lạc, quân của một số bộ lạc sử dụng cả súng máy và súng cối. Thật ra, người Yemen đánh nhau từ năm 1962, khi một nhóm sĩ quan quân đội lật đổ triều đại trị vì phần hiện nay là miền bắc của đất nước. Vương triều ở miền nam, phần lớn nằm dưới sự cai trị của Anh cho đến 1967, đã trở thành chư hầu của Liên Xô trước khi sáp nhập với miền bắc, năm 1990.
Saleh đã cai trị các bang Yemen - trước tiên là miền bắc, sau đó cả nước thống nhất - từ 1978, khi đó vốn là một trung tá trẻ gần như không có học vấn chính quy, ông ta đã cướp chính quyền sau vụ ám sát Tổng thống Ahmed al-Ghashmi bằng một chiếc cặp chứa bom nổ. (Quả bom được gài bởi một đặc phái viên từ miền Nam Yemen). Vào thời gian đó, Saleh đang đóng quân ở thủ đô thương mại của Yemen, Taiz, tại đó ông ta chỉ huy một đơn vị đồn trú ở địa phương. Khi nghe thấy tin  này, ông ta lập tức bay đến Sanaa. Trong vài ngày, ông ta đã thuyết phục được nghị viện Yemen và quân đội để chấp thuận sự lên ngôi của ông ta.
2.
Vào bữa trưa, một sĩ quan phụ tá nói với tôi một cách giải thich không chính thức con đường thăng tiến của Saleh: “chuyện là, các tướng quyết định trao cho ông ta quyền lực bởi vì ông ta là người duy nhất muốn đảm nhiệm.” Viên phụ tá tiếp tục: “Thấy không, ông ta là người vô dụng. Ông ta là con người từ làng quê ra không có học thức. Nhưng tính cách ông ta thì rất mạnh.” Những áp phích của Saleh từ thời gian ấy vẫn còn được dùng để trang điểm các đường phố Sanaa, thể hiện một người đàn ông trẻ tự tin với bộ ria mép dày và mớ tóc rậm bồng lên từ chiếc mũ sĩ quan của ông ta, trông đặc biệt giống đại tá Muammar Gadhafi, người đã nắm quyền ở Libya trước đó chín năm. Từ khi nắm được quyền kiểm soát, Saleh đã thoát khỏi nhiều vụ âm mưu ám sát, và chiến đấu và chiến thắng một cuộc nội chiến, hiện nay ông ta đang đánh lại một cuộc nổi dậy ở miền nam và bạo loạn ở miền bắc do Houthis, một dân tộc thiểu số Shiite của Yemen phát động.
Saleh, năm nay ở độ tuổi sáu mươi, được coi là một bậc thầy trong việc giữ cho các bộ lạc Yemen tách xa nhau ra và điều quan trọng hơn là tách xa khỏi ông ta. “Trí tuệ xúc cảm của Tổng thống là ngoại cỡ.” Một quan chức phương Tây ở Yemen là người thường gặp ông ta nói, “Ông ấy cân bằng tất cả các lực lượng, tác động đến mọi quan hệ cá nhân, xoay sở làm sao để giữ cho nó không ra khỏi tầm kiểm soát. Ông ấy không có lập trường nào cố định cả. Các tính cách của ông ây hoàn toàn có tính tình huống.”
Các quan chức Mỹ mô tả Saleh cho tôi như một người không phức tạp, thông minh và được chăng hay chớ. Ông ta chỉ tập trung tư tưởng khi ông ta nói. “Nói chung ông ta quan tâm đến nói nhiều hơn nghe.” Nhà ngoại giao phương Tây ở Yemen nói với tôi. Các bức mật điện ngoài giao do WikiLeaks tiết lộ năm ngoái chứng minh tính khí của ông hay thay đổi, đối với các quan chức Mỹ dường như nó cùng một lúc vừa làm yên tâm, vừa khiến vui thích đồng thời lại làm khiếp sợ. Một bức mật điện mô tả Saleh là “tẻ nhạt và thiếu kiên nhẫn” một người khác nói rằng ông ta xoay chuyển từ “khinh khỉnh và thô bạo” đến “hòa nhã và tâm đắc.” Có một dịp, tướng Davis Patraeus, lúc đó là trưởng Trung tâm Chỉ huy, nói với Saleh về vấn đề buôn lậu từ Djibouti, vượt qua Hồng Hải, Slaeh bảo Patraeus gửi một thông điệp đến Tổng thống Djibouti, ”Tôi không quan tâm chuyện hắn buôn lậu uytxky sang Yemen, miễn là uytxky ngon.”     
Saleh khăng khăng nói với người Mỹ rằng Yemen sắp có nguy cơ bị chiếm bởi Al Qaeda. “Tôi đã để ngỏ một cánh cửa cho các ngài đánh bọn khủng bố,” Saleh cảnh báo Brennan trong cuộc gặp năm 2009. “Nếu các ngài không giúp đỡ, đất nước này sẽ trở nên tồi tệ còn hơn cả Somalia.” Trong những bức mật điện WikiLeaks, Saleh được mô tả như thường xuyên hỏi xin tiền Mỹ, và không thỏa mãn với những gì ông ta nhận được. Câu nói của ông ta được nhắc đến là “người Mỹ máu nóng và hấp tấp khi cần đến chúng ta” nhưng “máu lạnh và phớt Ăng lê khi chúng ta cần họ.”
Saleh thống trị Yemen lâu đến nỗi ông ta đã làm mất hiệu lực của mọi thiết chế độc lập tồn tại trước đó, phần lớn thông qua chủ nghĩa cánh hẩu. Ngoài Ahmed, người con chỉ huy Vệ binh Cộng hòa, ít nhất hai chục thành viên gia đình nắm giữ những vị trí then chốt trong chính phủ. Họ kiểm soát ngành công nghiệp dầu khí, điều hành ngành hàng không quốc gia - Yemenia; chiếm những cương vị như Phó Thủ tướng và Đại sứ tại Hoa Kỳ và lãnh đạo các cơ quan an ninh nhằm dập tắt những người bất đồng trong nước.
Saleh đã duy trì được sự thống nhất Yemen chủ yếu qua hối lộ - một hệ thống rộng khắp cả nước trực tiếp chi tiền cho các thủ lãnh bộ lạc. Các quan chức Mỹ và Yemen nói chế độ này đã chi hàng chục triệu đô la mỗi năm. Các thủ lãnh bộ lạc nhận tiền còn nhiều hơn từ chính phủ Saudi Arab, là nước muốn duy trì ổn định ở Yemen, nước láng giềng phía nam của nó.
Abdullah Rashed al-Jumaili,  một tù trưởng ở bộ lạc Baqil nói với tôi rằng, “Tôi nhận tiền từ chính phủ Saudi cũng như từ chính phủ Yemen. Ấy, tiền lương không nhiều bằng tiền quà tặng.” Jumaili nói rằng ông ta nhận khoảng hai nghìn bảy trăm đô la mỗi tháng từ Saudi và hai nghìn ba trăm đô la từ chính phủ Yemen. Người dân trung bình Yemen kiếm được dưới ba đô la một ngày. “Tất cả các tù trưởng đều nhận khoản tiền này,” Jumaili nói. “Nó là chế độ.”
Những khoản tiền ấy không trông mong đổi được gì nhiều, ngoài hòa bình - và, khi thời gian đến, phiếu bầu. Những khoản chi ấy giúp Saleh tái đắc cử trong những bối cảnh mà nhiều người Yemen coi là trò hề lố bịch. Abdul Rehman Ali Barman, một luật gia của Tổ chức Quốc gia Bảo vệ Nhân quyền và Tự do, một trong số ít tổ chức phi chính phủ ở Yemen, nói: “Năm 2006, Liên hiệp Châu Âu đến với các quan sát viên của họ và tuyên bố rằng cuộc bầu cử là công bằng và công khai. Nhưng lúc họ mới đến đây thì các kết quả bầu cử đã cầm chắc rồi. Người ta đã được trả tiền.”
Mặc dầu Saleh đã chứng tỏ khéo léo trong việc duy trì quyền lực, ông ta đã làm được rất ít việc khác. Bốn mươi phần trăm người lớn Yemen mù chữ, và hơn một nửa số trẻ em trong nước suy dinh dưỡng. Ngoài hối lộ - một trong những khoản chi lớn nhất của Yemen - còn có tham nhũng. Chính phủ Sanaa thậm chí lấy chính phủ Karzai ở Afghanistan làm một mẫu mực cho mình. Mohamed Ali Jubran, một nhà kinh tế học ở trường Đại học Sanaa nói với tôi, “mọi nguồn tài lực mà chính phủ có thể nắm vào trong tay nó đều bị những người xung quanh tổng thống hút ra. Những gì còn lại không đủ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân Yemen.”
Jubran nêu ngành công nghiệp dầu khí, hiện nay cung cấp khỏang bảy mươi phần trăm thu nhập của Yemen. Các thành viên gia đình Saleh sở hữu hầu hết các doanh nghiệp vận tải và các dịch vụ khác cho các công ty khai thác và chế biến dầu. Chẳng hạn, một trong những công ty dịch vụ dầu lớn nhất kiểm soát bởi người cháu của Tổng thống là Yahya Mohamed Abdullah Saleh. Theo Jubran công ty này bắt chính phủ Yemen phải gánh khoản chi phi cao dị thường cho những dịch vụ thường của nó. “công ty của Yahya bắt chính phủ phải gánh một ngàn hai trăm đô la mỗi tháng trả lương cho lái xe, trong khi bản thân anh ta chỉ trả cho lái xe hai trăm đô la.” Jubran nói. “Công ty lấy số còn lại.” (Yahya Saleh không trả lời yêu cầu phỏng vấn.)
Chính phủ Saudi rõ ràng đã biết về tình trạng tham nhũng của chính phủ Yemen, và đã cố gắng tránh nó. Theo một bức mật điện mà WikiLeaks có được, năm 2009 Hoàng thân Mohammed bin Navef, thứ trưởng nội vụ của Saudi nói với đặc phái viên Hoa Kỳ Richard Holbrooke rằng viện trợ của Saudi cho Yemen hiếm khi “dưới dạng tiền mặt… Tiền mặt có xu hướng chạy tuốt vào các nhà băng Thụy Sĩ.”
Từ khi bắt đầu có các cuộc nổi dậy ở Trung Đông, Saleh đã nâng lương cho hầu hết công chức, cảnh sát và binh lính. Jubran nói với tôi rằng chi tiêu của chính phủ năm 2011 dự tính sẽ vượt thu nhập một khoản chênh nguy hiểm. Saleh cũng đã bắt đầu tăng tiền chi cho các thủ lãnh bộ lạc, với ý đồ giữ cho họ khỏi chạy sang hàng ngũ chống đối. “Đây là mùa hái ra tiền”  một cố vấn của Saleh nói với tôi.
Cho dù những khoản chi hấp tấp này có cứu được Saleh thoát khỏi cuộc khủng hoảng trước mắt, thì một thảm họa kinh tế rõ ràng không thể tránh khỏi. “Các bánh xe sắp sửa rời ra” nhà ngoại giao phương Tây ở Yemen nói với tôi như vậy.
Điều gì sẽ xảy ra sau đó? Jumaili, thủ lĩnh bộ lạc Baqil, nói rằng ít có thủ lĩnh bộ lạc nào còn trung thành với Saleh sau khi tiền hết. “Mua thì vĩnh viễn,” Jumaili bảo tôi. “Thuê thì tạm thời thôi.”
Vào tối 15 tháng Giêng 2011, một ngày sau khi nhà độc tài Tunisia Zine el-Abidine Ben Ali bỏ chạy khỏi đất nước, Tawakkol Karman, một phụ nữ ba mươi hai tuổi điều hành một tổ chức chuyên bảo vệ các nhà báo  - quyết định nắm lấy khoảnh khắc này. Chị vận động nhiều người bạn của chị tập hợp ở quảng trường trước trường Đại học Sanaa, và họ nhanh chóng tập hợp quanh bức tượng hiện đại có tên là “Sự khôn ngoan của Nhân dân Yemen.” Karman cùng nhiều người khác hoan hô cách mạng Tunisia.
Tối hôm sau, thêm nhiều người Yemen tham gia, và họ diễu hành đến Đại sứ Tunisia, kêu gọi Saleh từ chức. Sau một tuần, Karman trở thành lãnh tụ phong trào, và hàng trăm người Yemen - chủ yếu là sinh viên và những người vừa tốt nghiệp, cùng đứng với chị trong quảng trường, kêu gọi lật đổ Slaeh. (Đây là một thời gian thuận lợi cho sinh viên, họ vừa kết thúc những cuộc thi cuối học kỳ.) Karman cảm thấy hồ hởi; cách mạng hình như đang lan rộng ra khắp Trung Đông.
Tối 22 tháng Giêng, khi Karman đang trên đường lái xe từ chỗ làm về nhà, xe của chị bị một chiếc xe không biển số ép vào lề đường. Một toán đàn ông, không mặc đồng phục và không có thẻ chứng minh, bước ra và bắt chị đi. Nhưng những cuộc biểu tình ở Đại học Sanaa vẫn tiếp tục. Sau ba mươi sáu giờ, Karman được thả nguyên vẹn - nhưng với một lời cảnh cáo. Saleh nói với Tariq anh trai của Karman. “Hãy kiểm soát em gái của anh,” Tổng thống nói. “Bất cứ ai không tuân lệnh tôi sẽ bị giết.”
Lần đầu tiên tôi thấy Karman, chị trèo lên một sân khấu tạm mà những người biểu tình đã dựng lên trong quảng trường. Chị đội một chiếc khăn trùm đầu và mặc chiếc áo dài dài tay thay cho chiếc áo choàng. Đó là một buổi tối ấm áp giữa tháng Hai, và chị vừa mới từ Taiz trở về, ở đó những cuộc biểu tình lớn hơn ở Sanaa. Vào buổi tối hôm ấy, có lẽ đến hai ngàn người biểu tình đã tập hợp, phần lớn vẫn là sinh viên và những thanh niên khác. Đa số là đàn ông.
Khi Karman cầm lấy chiếc micro và bắt đầu nói, hai ngời trai trẻ đứng bên tôi bắt đầu thì thầm với nhau. Karman là một hình ảnh đẹp ở Yemen, một người phụ nữ giữa một biển đàn ông, dẫn đầu một cách tự tin. Ngay cả dưới cổng trường đại học đầu tiên của nó, Yemen vẫn là một xã hội bảo thủ sâu sắc. Nhưng Karman không do dự. “Nhân dân Yemen chịu đựng như thế đã đủ rồi!” chị kêu lên, với những tiếng gào ủng hộ. Chị bắt đầu hô to, “nhân dân muốn kết liễu chế độ này!” - và đám đông hô theo chị.
Mấy hôm sau, tôi đến thăm nhà Karman ở trung tâm Sanaa. Trên mặt lò sưởi trong phòng khách là những bức ảnh đóng khung của bốn người: Mahatma Gandhi, Martin Luther King, Nelson Mandela, và Hillary Clinton. Karman gặp Clinton hồi tháng Giêng, ngay trước khi cuộc nổi dậy bắt đầu. Tổ chức của chị, Các Nhà báo Nữ không Xiềng xích, nhận được tài trợ từ chính phủ Mỹ. Cuộc gặp với Clinton do Đại sứ Mỹ bố trí, chị nói. Nhìn vào bức ảnh Clinton, chị nói thêm, “Tôi không muốn làm bộ trưởng ngoại giao, nhưng bà ấy là mẫu mực cho vai trò của tôi”.
Gương mặt Karman, đóng khung trong chiếc khăn trùm đầu mầu đỏ tươi, không thể hiện chút mệt mỏi nào. Cách đó mấy hôm, vào những buổi cầu nguyện ngày Thứ Sáu, một số giáo sĩ ở Sanaa, chắc bị chính phủ thúc ép, đã đưa chị ra kết tội chị đã làm hư hỏng đạo đức của phụ nữ Yemen.
Karman cười vào lời phê phán đó. Chị nói, “lúc nào chồng tôi cũng động viên tôi, cha tôi cũng thế. Đôi khi chồng tôi bảo tôi thôi, cả cha tôi cũng thế. Họ lo lắng cho tôi. Tôi tất nhiên không để ý đến họ.”
Số ít lãnh đạo phụ nữ nòng cốt ở Trung Đông có xu hướng là một kết hợp của tính kiên cường, có giáo dục và địa vị cao trong xã hội, khiến họ có sự tự tin cần thiết để thách thức truyền thống, và những mối quan hệ để giữ cho họ an toàn. Karman, mẹ của ba đứa trẻ, là con gái của Abdul Salam, vốn là bộ trưởng tư pháp và các công việc quốc hội trong chính phủ trước đây. (Ông từ chức năm 1994, khi Saleh dùng lực lượng quân sự  để nghiền nát phong trào đòi ly khai ở miền nam.) Anh trai Tariq của chị là một nhà thơ, cho đến khi anh đưa thông điệp cho em gái, anh là một người ủng hộ Saleh.
Karman, có bằng quản trị công của trường đại học Sanaa, học thứ tiếng Anh ngắc ngứ của chị trong một khóa bốn tháng tại trường đó. Chị tìm thấy nguồn khích lệ tinh thần trong hồi ký của Mandela, “Con đường dài đến Tự do,” và trong tiểu sử tự thuật của Gandhi. Năm 2005, với sự giúp đỡ của các nguồn tài trợ từ các chính phủ và các tổ chức viện trợ nước ngoài, chị thành lập Các Nhà báo Nữ không Xiềng xích.
Vào lúc chị bắt đầu kêu gọi Saleh từ chức, chị đã trở thành một sự khó chịu quen thuộc ở Yemen. Năm 2006, chị lập một hệ thống nhắn tin phổ biến những tin tức chính trị và các thông điệp cho hàng ngàn người. Sau một năm, chế độ đình chỉ nó. Karman và nhiều người Yemen khác biểu tình ở Quảng trường Tự do, đi qua các đường phố từ phủ Tổng thống, nơi họ đòi hỏi dân chủ và nhân quyền.
“Có ngày chỉ có tôi với mấy người bạn tôi,” chị nói. “Đôi khi có hàng ngàn.”
Cuộc cách mạng ở Tunisia khiến chị phấn khởi. Trước đó, chị đã luôn luôn tìm cách cải thiện tình hình ở Yemen từng chút một: tăng cường tự do báo chí, nhiều giấy phép hơn cho các tờ báo, thả những nhà báo bị bắt. “Tunisia là giải pháp của chính chúng tôi, nó rất hợp với ý tôi” chị nói. “Vấn đề của xã hội chúng tôi là chế độ này, cũng như ở Tunisia. Toàn bộ chế độ phải biến đi.”

.
Hồi tháng Giêng, khi phong trào phản kháng hãy còn nhỏ, Karman và các đồng bào của chị đã bị đánh đập nhiều lần bởi bọn côn đồ thân chính phủ. Khi phong trào của chị lớn lên, chị thất vọng về những phản ứng cảnh giác của nhiều người phương Tây. Sau khi chị được thả khỏi tù, Karman nói, các quan chức Liên hiệp châu Âu và các bạn ở Đại sứ Mỹ đã xin chị hãy ngừng chống đối. Karman nói về một quan chức E.U  “Ông ấy bảo tôi, ‘Tawakkol, việc này sẽ xấu cho Yemen, nó sẽ dẫn đến hỗn loạn.’”
Tôi hỏi về Saleh và các lực lượng dàn ra để chống lại chị. Lúc đó, những người biểu tình bên ngoài Đại học Sanaa gây ấn tượng mạnh nhưng còn lâu mới đủ lớn để đe dọa chế độ. Chị trả lời bằng cách nói hơi quá “bây giờ chúng tôi đang ở giai đoạn cuối cùng,” chị nói, “Anh sẽ thấy! Cần một thời gian nữa. Nhưng chúng tôi sẽ làm cuộc cách mạng của chúng tôi. Chúng tôi sẽ làm, hoặc chúng tôi sẽ chết trong cố gắng”
Tôi nhắc lại lời hứa của Saleh, khoảng một tuần trước, là sẽ rời khỏi chức vụ vào năm 2013. Vậy có gì phải đấu tranh nữa?
“Không ai tin ông ta,” Karman nói. “Trước đây ông ta đã nói dối. Chúng tôi cũng không thể dựa vào các đảng đối lập. Họ đã thỏa hiệp quá nhiều. Còn Saleh đấy thì không thể có thay đổi nào hết. Yêu cầu đầu tiên của chúng tôi, và yêu cầu cuối cùng của chúng tôi, là Saleh từ chức.”
Karman vừa nhắc đến lần trước Saleh đã tuyên bố ý định rút lui của ông ta - năm 2005, ngay trước cuộc bầu cử Tổng thống. Thế nhưng ông ta đã tranh cử và thắng, với bảy mươi bảy phần trăm số phiếu bầu. Karman lo rằng nếu Saleh không chịu từ chức ngay ông ta có thể sau đó khăng khăng đòi ở lại quá cả nhiệm kỳ của ông ta, hoặc chuyển giao quyền lực cho con ông ta, hoặc bố trí cho một kẻ kế tục do ông ta chọn sẵn để tiếp quản.
Những cuộc tấn công của Karman vào Saleh làm nổi bật một trong những điều kỳ lạ trung tâm của chế độ Yemen: nó đàn áp không đều. Karman đã bị bắt giữ, nhưng chị đã không bị giết hay thậm chí mòn mỏi trong tù. Các báo bị đóng cửa, và các đối thủ chính trị bị tra tấn hoặc bị giết, đặc biệt ở miền nam. Nhưng nhà nước Yemen tương đối bao dung với những người bất đồng chính kiến. Mùa đông vừa qua, Saleh, trái với một số lãnh đạo Trung Đông khác, không hành hình các lãnh tụ đối lập hay chặn truy cập vào Internet. Khi tôi nói điều này với Karman, chị trách tôi. “Xín anh đừng so sánh chúng tôi với những nước Trung Đông khác”, chị nói. “Khi chúng tôi làm thế, anh sẽ kết luận rằng Yemen không đến nỗi tệ thế, bởi vì chúng tôi tốt hơn Saudi Arabia. Tôi bác bỏ điều đó. Chúng tôi cần nhiều tự do hơn ở đây, nhiều dân chủ hơn.”
Yemen, không giống như một số nước A rập, có một phe đối lập chính thức. Nó là một liên minh thống nhất dưới ngọn  cờ của các Đảng Tập hợp, hay là J.M.P. Hai thành phần chính của J.M.P. là đảng Islamist của Yemen gọi là Islah, và Đảng Xã hội Chủ nghĩa Yemen.
Nhiều tháng trước khi các cuộc biểu tình phản đối bắt đầu, J.M.P. đã đàm phán với đảng của Saleh, Đại hội của Toàn thể Nhân dân, để vào chính quyền của ông ta, hay bảo đảm những giới hạn quyền lực của ông ta. Những cuộc thương lượng không đi đến một kết quả rõ ràng nào. Thế rồi cách mạng nổ ra ở Ai Cậpvà Tunisia. Những cuộc nổi dậy đó, và cả những cuộc biểu tình ở Yemen, khiến lãnh đạo J.M.P. sửng sốt. Tuy nhiên, thay vì tham gia vào phong trào, phe đối lập lại đâm vào sườn nó, bằng cách cố gắng nối lại cuộc đàm phán với chính quyền. Trong cố gắng này, J.M.P. có sự hậu thuẫn của chính quyền Obama.
Các lãnh tụ đối lập rõ ràng sợ rằng một sự kết liễu đột ngột ách thống trị của Saleh sẽ dẫn đến vô chính phủ, và họ không tin rằng bản thân họ đủ cố kết để điều hành nhà nước Yemen. Nỗi sợ của họ được nhiều người Yemen thuộc tầng lớp thương gia hưởng ứng. Vào một ngày tháng Hai, tại địa điểm cuộc biểu tình bên ngoài trường Đại học Sanaa, tôi phát hiện ra một người đàn ông ăn diện sang trọng, đứng trên mép sân khấu, vẻ mặt cau có khó chịu. Tên ông ta là Yahiya Ali al-Habbari, và ông ta là chủ tịch của một công ty nhập khẩu thực phẩm lớn của Yemen. “Thế này không được.” Habbari nói. “Ở đây thế này thì loạn mất. Chúng ta không thể để chuyện này xẩy ra ở đây, ở Yemen này.”
Trong một thời gian, nỗi lo sợ đó khiến cho quy mô của các cuộc biểu tình thu hẹp lại. Trong sáu tuần đầu, các cuộc biểu tình phản đối ở Sanaa, một thành phố có hai triệu dân, chỉ thu hút không quá mười ngàn người. Ngay cả hôm thứ Sáu, khi những cuộc biểu tình có thể đạt đến đỉnh cao về quy mô, chúng cũng không tác động gì đến nếp sống hằng ngày của thủ đô.
Một số người Yemen lo sợ rằng, nếu Saleh bị lật đổ, các lãnh tụ Islamist của liên minh đối lập sẽ thắng thế trong chính phủ mới. Phần lớn lo ngại nhằm vào Abdul Majeed al-Zindani, một người Islamist mà Mỹ gọi là khủng bố. Zindani là một lãnh đạo cao cấp của Islah và đứng đầu hội đoàn lớn nhất Yemen của các giáo sĩ dòng Sunni. Các quan chức Hoa Kỳ nói rằng ông ta đã từng là một cố vấn của Osama bin Laden, đã tuyển mộ những người Yemen vào các trại huấn luyện của Al Qaeda, đã giúp nhóm này mua vũ khí. Tuy nhiên nhiều người Yemen coi Zindani là một chính khách chủ đạo. Dẫu sao, trước khi các cuộc biểu tình phản đối bắt đầu, Zindani đã là một trong những kẻ ủng hộ đáng tin cậy nhất của Saleh.
Vào cuối tháng Hai, đám đông bên ngoài Đại học Sanaa đã lớn lên trông thấy. Hôm mồng Một tháng Ba, có tin đồn rằng Zindani sắp lên nói. Cho đến lúc đó, đại đa số những người biểu tình là những người thế tục, và sự việc Zindani sắp lên nói dường như đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc nổi dậy. Một toán người có súng bước lên sân khấu. Rồi Zindani xuất hiện, bộ râu của ông ta được nhuộm thành màu cam bằng lá móng [thuốc nhuộm tóc], và tay ông ta cầm chiếc micro mà Karman đã cầm mấy tuần trước. “Thời của Caliphate[5] đã đến!” Zindani kêu lên “Thời của Caliphate đã đến!” Ông ta nói rằng, với tư cách là một người Islamist và một hành viên của phe đối lập chính thức, ông ta là người đến muộn đối với phong trào này. “Các bạn làm cho những người già như chúng tôi cảm thấy hổ thẹn,” ông ta nói với những người biểu tình. “Các bạn làm cho tất cả những người nói họ muốn thay đổi những không sẵn lòng làm những việc họ phải làm để điều đó xảy ra, phải xấu hổ.”
Ông ta tiếp tục, “Đấng Tiên tri của chúng ta đã tiên đoán rằng, một ngày nào đó, một kẻ thống trị sẽ áp bức nhân dân, và nhân dân sẽ truất quyền hắn. Chúng ta hiện nay đang sống với một lãnh tụ cai trị bằng bạo lực, và chúng ta cần phải đẩy ông ta ra. Sau khi chúng ta thanh toán kẻ áp bức này, sẽ có công bằng - và caliphate.”
Đám đông hoan hô, mặc dầu không thể nói rằng đó là hoan hô tất cả những lời Zindani nói ra, hay chỉ một vài lời trong đó. Zindani bước xuống khỏi sân khấu, và ra đi, cùng với những tay súng của ông ta.
Vài phút sau, tôi phát hiện ra Karman, và chúng tôi cùng chui vào một cái lều gần sân khấu. Chị đang giận dữ. “Chúng tôi đã cãi nhau rất to về Zindani, về việc có nên để cho ông ta làm thế không,” chị nói. “Tôi phản đối. Đây là một phong trào thanh niên, không phải phong trào tôn giáo.”
Những người biểu tình tụ tập bên ngoài Đại học Sanaa gặp một thế lưỡng nan: bản thân họ không phải là đại diện của nguyện vọng của hai mươi ba triệu nhân dân Yemen, nhưng, phong trào càng lớn lên, nó càng có nguy cơ trở thành Islamist. Bảy mươi phần trăm dân Yemen sống ở nông thôn, và phần lớn hết sức mộ đạo.
Karman suy luận rằng Zindani đã tự nguyện nói trong cuộc biểu tình theo lệnh của chế độ Saleh, để làm mất uy tín của phong trào. Điều khẳng định này, dù bí ẩn, dường như có lý. Vì tất cả những lời tâm huyết trong bài nói của Zindani, ông ta không hề kêu gọi Saleh từ chức. Karman coi việc phương Tây dán nhãn cho Zindani là một người Islamist đặc biệt là một sự vô lý. “Những kẻ Islamist thật sự nằm trong chính quyền,” chị nói, “Saleh để cho Al Qaeda sống vì nó thu hút sự chú ý của Mỹ. Ông ta gặp gỡ bọn Al Qaeda. Ông ta giúp chúng. Saleh và Zindani gần gũi nhau đến mức ghê tởm! Chính phủ đã nói gì về tôi trong sáu tuần qua? Rằng tôi đang làm bại hoại đạo đức của phụ nữ Yemen, rằng tôi đang chống lại luật Chúa. Anh muốn có bọn Islamist trong chính quyền à? Anh đã có rồi đấy.”
Cho đến khi chết, năm 2007, Abdullah al-Ahmar là người đứng đầu Hashids, liên minh bộ lạc mạnh nhất Yemen, các thành viên của nó chủ yếu sống ở miền bắc. Trong nhiều thập kỷ, Ahmar, người được gọi là “tù trưởng của các tù trưởng,” hoạt động như một cái bóng của Tổng thống, làm việc với Saleh để vỗ yên các lãnh đạo bộ lạc. Đa số người Yemen cho rằng Ahmar đã nhận hàng triệu từ Saudi để giữ yên Yemen. Về mặt nào đó, ông ta mạnh ngang với Saleh, ông ta là phát ngôn của nghị viện trong hơn một thập kỷ, nhưng ông ta cố ý núp dưới cái bóng của Tổng thống. Là một người miền bắc, ông ta cẩn trọng không làm nghiêng cán cân quyền lực giữa miền bắc và miền nam, vì như thế có thể dẫn đến nội chiến.
Từ khi Ahmar chết, chín người con trai của ông ta đã chiếm lấy quyền lãnh đạo trong bộ tộc, và họ không cảm thấy bị kiềm chế bởi các truyền thống của cha mình. Khi cuộc nổi dậy ở Yemen bắt đầu, hai trong số mấy người con, Hussein and Hameed, đã chuyển sang ủng hộ những người chống đối, và tham gia kêu gọi Saleh từ chức.
Người con ấp ủ tham vọng sâu xa nhất là Hameed, con thứ ba, ba mươi chín tuổi. Hồi tháng Hai, tôi đến thăm anh ta tại nhà ở Sanaa. Nó giống như hang ổ của một chỉ huy quân sự ở Afghanistan: một ngôi biệt thự bằng gạch và đá hoa bao quanh bởi những bức tường đá cao hơn bốn mét, và một trăm người mang súng. Các trạm gác bên ngoài ngôi nhà có một vòng lính gác với súng máy có giá đỡ bao quanh. Mới một tuần trước khi tôi đến gặp, đội bảo vệ của Hameed đã kéo đến nhà Noman Dowaid - tổng trấn Sanaa và đồng minh của Saleh - và dùng súng máy khống chế nhà ông ta. Bạo lực vẫn luôn ở bên lề chính trị của Yemen.
Một người hầu dẫn tôi vào mafraj bằng đá trông như hang động - gian truyền thống nơi những người đàn ông Yemen ngồi bàn bạc và nhai lá khat. Sàn nhà bằng cẩm thạch, và khi tôi bước vào phòng tiếng bước chân của tôi vang vọng. Sau vài phút, Hameed xuất hiện trong chiếc khăn xếp (turban) và chiếc thawb trắng - áo choàng đàn ông theo phong tục Yemen; một thanh gươm  jumbiya to đùng trong chiếc vỏ màu xanh cây sáng lấp lánh, được giắt vào một chiếc thắt lưng màu vàng. Người ta đã nói với tôi, trang phục truyền thống của Hameed chỉ để đánh lừa. Anh ta là một người Islamist đã công khai thú nhận, nhưng anh ta nói tiếng Anh tuyệt hảo, hồi còn nhỏ đã nhiều lần nghỉ hè ở London. Anh ta là một trong vài tỷ phú của Yemen. Người ta không chỉ nói về việc anh ta và bộ lạc của anh nhận những khoản trợ cấp khổng lồ của Saudi; mà với sự giúp đỡ của tập đoàn truyền thông Orascom của Ai Cập, anh ta còn xây dựng được một mạng lưới điện thoại di động thành công nhất ở Yemen. (Hameed cuối cùng đã trục xuất người của Orascom khỏi Yemen và chấm dứt quan hệ đối tác.) Một lãnh tụ chính trị Yemen nói với tôi rằng Hameed có thể trở thành người Yemen tương đương với Rafik Hariri - ông trùm tư bản ngành xây dựng đã giúp tái thiết Libanon sau nội chiến.
Lúc đó là cuối buổi chiều, thời gian truyền thống để nhai lá khat trong ngày, và má bên phải của Hameed phồng tướng lên. Ngôi bên cạnh tôi, anh ta thận trọng nói về những tham vọng của mình. “Mục tiêu của tôi không phải là làm Tổng thống,” anh ta nói. Chức vụ đó, phải là dành cho người ở miền nam, để khỏi chia cắt Yemen một lần nữa. Mục tiêu chính trị của anh ta là giúp xây dựng “một nền dân chủ mạnh, với những thiết chế thật sự và cai trị bằng luật pháp.”
Tuy nhiên, khi câu chuyện quay sang Saleh, sự dè dặt của Hameed tan biến thành phân tích bóng bẩy. “Người này, Saleh, ông ta không bao giờ có một suy nghĩ hay tầm nhìn chiến lược - chiến lược của ông ta từ ngày đầu chỉ là duy trì quyền lực.” Hameed nói. “Cái khôn ngoan của ông ta là làm cho các bộ lạc luôn luôn cần ông ta, là làm cho họ đánh lẫn nhau, sao cho họ cần đến vũ khí của ông ta. Bộ lạc này đánh bộ lạc kia, và chỉ có Saleh là người duy nhất có thể giúp họ. Khôn thật.”

.
Một người hầu đặt xuống một đĩa quả hạnh và bánh baklava. Đồ ăn này là để mời tôi, mồm Hameed còn đang bận rộn với lá khat, thứ lá này làm người ta hết muốn ăn. Anh ta tiếp tục, “Tôi tin rằng Tổng thống đã có một tuổi thơ rất bất hạnh - có lẽ là một tuổi thơ bất hạnh nhất trong lịch sử. Và ông ta đã dùng cả cuộc đời mình để trả thù người khác vì  tuổi thơ khốn khổ của ông ta. Điều này giải thích tính cách của Saleh. Saleh chưa bao giờ thấy hạnh phúc như khi ông ta có một người mạnh mẽ trước mặt ông ta, quỳ gối, xin tha mạng. Đó là điều làm cho Saleh thật sự hạnh phúc.”
Những lời chỉ trích gắt gao của Hameed hình như bộc bộc nhiều về bản thân anh ta hơn là về Saleh. “Khi anh ngồi với ông ta, ông ta là một người dễ mến, anh có những quan hệ tốt với ông ta,” Hameed tiếp tục. “Ông ta là một tính cách tuyệt hảo. Ông ta thích thoải mái, ông ta thích đến những chỗ vui vẻ. Ông ta uống rượu. Ông ta sáu mươi, nhưng nếu đi ra nước ngoài ông ta luôn mang theo Viagra trong túi.”
Chẳng bao lâu nữa, anh ta nói, anh ta sẽ không còn khả năng ngăn các thành viên của bộ lạc không đến cuộc phòng thủ của những người Yemen trên đường phố. (Vài ngày sau, Husein anh của Hameed nói trước hàng ngàn người dân bộ lạc tại một cuộc tập hợp ở Amran, một thị trấn tây bắc Sanaa, kêu gọi họ đến Sanaa để chống những người biểu tình.)
“Không dễ đẩy người dân đến chỗ muốn bị giết, nhưng Tổng thống đã làm điều đó,” Hameed nói. “Khi Tổng thống bắt đầu gây ra hỗn loạn trên đường phố, lúc đó sẽ là không có đường quay về.”
Ở Yemen, điều giả định phổ biến nhất về Hameed là anh ta sẽ cố gắng trở thành Phó Tổng thống hoặc Thủ tướng, một cương vị cho phép anh ta nắm được quyền lực rất lớn từ sau hậu trường. Dù chuyện gì xảy ra, hình như Hameed cũng đã chuẩn bị bản thân trước những thay đổi. “Anh không biết sự thể rồi sẽ ra thế nào” anh ta nói. “Có thể sẽ có một khoảng trống bất ngờ. Và cần đến một lãnh đạo mạnh.”


Vào ngày 17 tháng 12 năm 2009, trên mảnh đất Yemen vô luật pháp, làng Al Majalah bị phá hủy bởi một loạt những đợt tấn công quân sự. Trong một tuyên bố đưa ra cùng ngày, chính phủ Yemen loan báo rằng lực lượng không quân của nó đã tiến hành những đợt tấn công chống những trại của bọn tình nghi Al Qaeda, giết ba mươi tư chiến  binh. Chính phủ nhận xét rằng Mỹ đã tham gia công tác tình báo với chính phủ Saleh, nhưng không thừa nhận có sự dính líu khác của Mỹ.
Trong mấy tháng sau đó, tuyên bố của Yemen lộ ra một sự dối trá. Thật ra, những cuộc tấn công ấy đã được tiến hành bằng những tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp Tomahawk. Hơn nữa, những người sống sót sau cuộc tấn công nhất quyết khẳng định nạn nhân hầu hết là dân thường.
Cuộc oanh tạc Al Majalah là một trong những chiến dịch của Mỹ chống Al Qaeda được tiến hành dưới một thỏa thuận bí mật với chính phủ Yemen. Một quan chức Mỹ biết về cuộc tấn công này xác nhận rằng, năm 2009 và 2010, Mỹ đã thực hiện ít nhất bốn cuộc không kích ở Yemen. Những chiến dịch này, trong đó có hai xẩy ra trong cùng một tháng với âm mưu đánh bom thất bại dịp lễ Giáng sinh, là những cuộc tấn công lớn đầu tiên do Mỹ dẫn đầu, ở Yemen kể từ tháng Mười Một 2002, khi Salim Sinan al-Harethi, một kẻ bị tình nghi là lãnh đạo Al Qaeda, bị giết trong chiếc xe của y bởi tên lửa Hellfire bắn từ một máy bay không người lái Predator.
Trong khi đó có khoảng một ngàn người Yemen đang được huấn luyện trong chương trình của Mỹ được thiết kế để giúp chế độ Saleh đánh khủng bố. Các quan chức Yemen nói rằng họ tự hào về những cố gắng của chính phủ nước họ trong cuộc chiến chống Al Qaeda. Abu Bakr al-Qirbi, bộ trưởng ngoại giao Yemen, nói với tôi rằng trong năm qua các lực lượng an ninh Yemen đã mất bẩy mươi người trong cuộc chiến chống Al Qaeda. “chúng tôi đã chịu những tổn thất thật sự,” ông ta nói.
Những điều khoản chính xác trong hiệp ước giữa quân đội Mỹ và chính phủ Yemen là mờ ám. Theo một trong những bức mật điện ngoại giao được WikiLeaks tiết lộ, đầu năm 2010 Saleh đã gặp Petraeus và nói với viên tướng Mỹ này rằng ông ta sẽ tiếp tục xuyên tạc những chiến dịch như chiến dịch ở Majalah. “Chúng tôi tiếp tục nói rằng bom là của chúng tôi, không phải của các ông,” ông ta nói.
Tuy nhiên, mặc dầu Saleh đã hứa hợp tác, ông ta đã lặng lẽ đảo ngược lập trường của mình. Sự thay đổi này có thể thấy vào tháng Năm vừa rồi, sau một cuộc không kích nhằm vào các chiến binh Al Qaeda giết Jabir al-Shabwani, phó tổng trấn Marib, ở trung phần Yemen. Theo quan điểm của báo chí Yemen, Shabwani bị giết ở một làng gần nhà ông ta, nơi ông ta đang gặp các chiến binh Al Qaeda.
Hồi đó, chính phủ Yemen thừa nhận đã tham gia vào chiến dịch và hứa điều tra. Nó đã hoàn toàn im lặng từ bấy đến giờ. Cái chết của Shabwani khiến các thành viên bộ lạc của ông ta, Abeida, tức giận đến nỗi họ đã nhiều lần đọ súng với các lực lượng an ninh Yemen.
Vị quan chức cao cấp của chính quyền nói với tôi rằng sự hiện diện của Shabwani trong một cuộc họp của Al Qaeda cho thấy ông ta có quan hệ sâu với nhóm này: “Chúng tôi biết rằng một số quan chức địa phương đã duy trì mối quan hệ với Al Qaeda và đã dành cho chúng nơi ẩn náu an toàn.”
Từ đó đến nay không có chiến dịch nào do Mỹ dẫn đầu. Các quan chức phương Tây nói rằng những cố gắng như thế “về cơ bản đã chấm dứt” Vị quan chức cao cấp của chính quyền nói “Chúng tôi đang cố gắng đánh giá, trong tình trạng rối loạn chính trị ở đây, làm thế nào chúng tôi có thể tiếp tục theo đuổi những hoạt động chống khủng bố theo cách nó không gây thêm rắc rối và hỗn loạn,” Ông ta thêm, “Điều lo ngại là chính phủ đang mất dần kiểm soát đối với các vùng xa xôi hẻo lánh.”
Trong khi đó, những đơn vị chống khủng bố của chính Saleh, với tất cả tiền bạc và huấn luyện họ đã nhận được, đang thực hiện rất ít, vị quan chức phương Tây nói vớ tôi: “Vấn đề là, họ thực sự tồi tệ. Về cơ bản đó chỉ là toán côn đồ này đánh nhau với toán côn đồ khác mà thôi.” Vị quan chức cao cấp của chính quyền nói về các lực lượng của Yemen “họ không làm đủ như họ đáng ra phải làm,” nhưng nhấn mạnh rằng cố gắng này vẫn còn là mới. “Cần phải có thời gian,” ông ta nói. “Cần có huấn luyện, cổ vũ và kích động.”
Tình trạng tương đối kém hoạt động của các lực lượng Mỹ và Yemen nói lên rằng, trong năm qua, hầu như không có chiến dịch quân sự nào lớn chống những nguy cơ Al Qaeda, ít nhất, không có gì được tiết lộ công khai. Về bảy mươi người Yemen chết mà bộ trưởng ngoại giao nêu lên, vị quan chức phương Tây nói phần lớn những người này bị chết trong những cuộc tấn công của bọn Al Qaeda vào các lực lượng Yemen.
Một số quan sát viên của Yemen sợ rằng ý đồ thực của Saleh là sử dụng các lực lượng chống khủng bố do Mỹ huấn luyện để chống những đối thủ trong nước, kể cả những người biểu tình bất bạo động. Như một sĩ quan quân đội Mỹ diễn tả, Saleh ít quan tâm đến việc “theo dõi bọn xấu” hơn là đến “bảo vệ người cai ngục.”
Hồi tháng Ba tôi có nói chuyện với một số người sống sót sau vụ tấn công vào Al Majalah. Tôi gặp họ ở Aden tại khách sạn Mercure, một resort bên bờ biển với cảnh nhìn ra Biển Arab. Khách sạn này do gia đình bin Laden sở hữu, và gần nơi U.S.S Cole bị đánh bom.
Hussein Abdullah, người chăn gia súc, nói với tôi rằng lúc ấy ông đang chăn một đàn dê và lạc đà thì Al Majalah bị đánh. Ông nhớ lại đang nằm trong lều nửa thức nửa ngủ, thì có một luồng sáng rất mạnh. “Bầu trời sáng trắng ra,” Abdullah nói. “Mọi vật bỗng nhiên biến mất.” Ông bị đánh bất tỉnh, và khi tỉnh ra, ông thấy vợ ông đang chạy về phía ông. “Và khi bà ấy ôm chầm lấy tôi tôi thấy toàn là máu,” ông nói. Bà ấy chết, con gái của ông cũng chết, chỉ có đứa con bé tí còn sống. 
Tôi cũng gặp Fatima Ali mười lăm tuổi, cô gấp ống tay áo choàng lên, để lộ ra những vết cháy ghê gớm. Một cô gái khác cho tôi thấy bàn tay cô mất một ngón. Cô đã mất mẹ trong cuộc đột kích ấy.
Sáu tháng sau, Tổ chức Ân xá Quốc tế đưa ra những tấm ảnh của Al Majalah cho thấy một quả bom mẹ Mỹ và một bộ phận đẩy từ một tên lửa Tomahawk. Một cuộc điều tra sau đó do quốc hội Yemen tiến hành tìm thấy mười bốn chiến binh Al Qaeda đã bị giết trong cuộc tấn công, cùng với bốn mươi mốt dân thường, trong đó có hai mươi ba trẻ em.
Saleh bin Farid al-Aulaki, thành viên ủy ban  [điều tra] của quốc hội, nói với tôi rằng sau đó ông đã gặp Saleh, ông này đã xin lỗi về vụ thảm sát. “Ông ấy bảo tôi rằng chính phủ có những tin xấu” Alawki nói.
Một quan chức Mỹ nói rằng máy bay do thám đã xác nhận rằng Al Majalah là một trại huấn luyện chiến binh. “Tôi thấy rất nhẹ nhõm về việc đó,” ông nói. Nhưng ông băn khoăn về những thường dân bị chết. “Đó là một hậu quả khủng khiếp” vị quan chức nói. “Không ai muốn thế.”

Không lâu sau cuộc tấn công ấy, Abdulelah Hider Shaea, một nhà báo của hãng tin nhà nước, Saba, đặt dấu hỏi nghi ngờ những tuyên bố ban đầu của chính phủ. Xuất hiện trên Al Jazeera, Shaea khẳng định rằng các thường dân đã bị giết, và rằng cuộc tấn công rất có thể dính líu đến những tên lửa đầu đạn hạt nhân tầm thấp của Mỹ. Anh cũng nói những nhận xét tương tự trong những buổi phát hình sau đó.
Tháng Tám mới rồi, nhà cầm quyền Yemen bao vây nhà ở của Shaea và bắt anh đưa đi. Trong một tháng không có tin tức gì về tung tích của anh. Cuối cùng, chính phủ mới bộc lộ rằng Shaea đã bị kết tội là thành viên của Al Qaeda.
Shaea đã công bố nhiều bài báo về Al Qaeda, trong đó có một bài phỏng vấn Awlaki, người giáo sĩ Mỹ gốc Yemen. (Những câu hỏi của anh thẳng thắn và không biểu lộ cảm tình gì với nhóm này.) Saeed Thabit, trưởng văn phòng của Al Jazeera ở Sanaa, nói rằng Shaea đã duy trì những quan hệ với nhân viên Al Qaeda nhưng không phải là một kẻ cực đoan. “Anh ấy chỉ là một nhà báo tốt.”
Sau một phiên tòa ngắn, Shaea bị kết án năm năm tù. Theo luật sư của anh, Abdul Rehman Ali Barman, và đối với nhiều nhà báo tham dự phiên tòa, chứng cớ buộc tội anh là quá mỏng. Công tố kêu rằng ông ta thấy trong laptop của Shaea bản ghi cuộc nói chuyện trong đó anh và một thành viên Al Qaeda thảo luận việc giúp đỡ những lính mới từ Somalia. Quan toà cũng được người ta trình lên những bức ảnh chụp bên trong một khu nhà có tường vây quanh, cho là do Shaea chụp; theo các công tố viên, bức ảnh đó xác nhận rằng anh đã điều tra các vị trí để Al Qaeda đánh bom.
Cộng đồng các nhà báo Yemen bắt đầu yêu cầu thả Shaea, theo Barman, anh đã bị đánh đập trong tù. Vào tháng Giêng, Barman nói, ông nhận được tin tốt bất ngờ: Saleh có ý định tha cho Shaea.
Một tháng sau, sau khi Saleh tuyên bố ông ta sẽ từ chức vào năm 2013, Tổng thống Obama gọi điện cho Saleh để chúc ông ta sức khỏe. Theo một tuyên bố của Nhà Trắng, Obama còn biểu lộ “quan ngại” về khả năng thả Shaea. Bản tuyên bố không đưa ra chi tiết nào rõ hơn. Shaea vẫn ở trong tù.
Vị quan chức Mỹ quen thuộc với sự cố Al Majalah nói rằng các quan chức Mỹ và Yemen đã làm việc với nhau để thu xếp một vụ án chống Shaea. Các bằng chứng mật, vị cựu quan chức nói, chứng tỏ rằng Shaea thật ra có hợp tác với Al Qaeda. “Tôi tin rằng anh ta là một gián điệp,” vị quan chức Mỹ nói. Nhưng bằng chứng này không được trình ra trước tòa. Vụ Shaea có thể là một ví dụ rối rắm nhất về tốc ký (shorthand) tồn tại giữa chính quyền Obama và chế độ Saleh.
So sánh với các sự kiện xảy ra ở Tunisia và Ai Cập, cao điểm ở Yemen đến chậm. Ngay từ đầu, những người biểu tình đã bắt chước thái độ   của những người đồng cảnh ngộ ở Cairo: ở ngoài rìa khu vực biểu tình, những thanh niên lễ phép vỗ vào lưng bất kỳ ai muốn tham gia. Quảng trường bên ngoài Đại học Sanaa được đặt một cái tên mới: Quảng trường Thay đổi. Những người biểu tình bắt đầu dùng từ “cách mạng,” báo trước - một cách ngây thơ - rằng Yemen sẽ mất đi nhà độc tài của nó theo cách Ai Cập: một cách hòa bình, dễ dàng và nhanh chóng.
Trong mấy tuần đầu tiên, những người biểu tình không làm gì hơn ngồi quanh và chuyện phiếm. Một hôm vào tháng Hai, tôi nghe thấy một người trong số họ hỏi bạn một cách vu vơ, “Đã từ chức chửa?” Mỗi buổi chiều, các thanh niên chở những xe cút kít chất đầy lá khat đến cho những người biểu tình. Một ai đó đã dựng một tấm bạt lò xo (để nhào lộn) ngay cạnh quảng trường.
.
Nhưng những người biểu tình đã không bỏ cuộc, và, cuối cùng, các đám đông lớn lên, ở Sanaa, ở Taiz, ở Aden, ở Ibb. Số người tham gia tăng vọt một tuần sau ngày 13 tháng Hai, khi cảnh sát ở Aden giết chết ít nhất mười người biểu tình. Trong vòng hai tuần kế tiếp, mười ba thành viên của quốc hội, tất cả thuộc đảng của Saleh, từ chức để phản đối.
Một trong số họ là Abd al-Bari Dughaish, một nhà thần kinh học ở Aden. Cuối tháng Hai, tôi gặp ông để uống trà ở khách sạn Sheba, Sanaa. Dughaish lớn lên ở vùng hồi đó là Nam Yemen, vào hồi ấy nó là một nhà nước xã hội chủ nghĩa. Ông đã vào học trường Y ở Đông Đức, và chứng kiến sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản. “Tôi vẫn là một người xã hội chủ nghĩa,” ông nói. Ông mặc com lê và thắt cà vạt.
Trong nhiều năm, Dughaish đã cảm thấy rằng hình ảnh Saleh trong nghị viện về thực chất là thối nát. “Tôi là thành viên của một nền dân chủ giả mạo,” Dughaish nói. Bất kỳ lúc nào có một chuyện gì đó để bỏ phiếu, chúng tôi đều bỏ phiếu tán thành. Phần lớn những thành viên khác không để ý, họ chỉ cần vơ lấy tiền lương của họ. Tôi ghét bản thân về chuyện đó, nhưng dù sao tôi vẫn cứ làm thế.”
Dughaish nói với tôi rằng ông có lẽ nhạy cảm hơn đối với những sự tàn bạo của chế độ Saleh bởi vì ông đến từ  miền nam, nơi nhiều người Yemen đã thúc đẩy ly khai, và bởi vì kinh nghiệm của ông ở Đông Đức khiến ông nhìn thấy rõ hơn một chế độ độc tài khác cố liều lĩnh bám chặt lấy quyền lực. Mặc dầu là thành viên của đảng cầm quyền, Dughaish đôi khi vẫn viết những mẩu ý kiến cho Al Ayyam, tờ nhật báo của Aden thường chỉ trích gay gắt Saleh.
Trong nhiều năm, Dughaish tự nhủ ông đang làm cho chế độ này trở nên nhân đạo hơn. Tôi là một trong những người cố gắng mang lại thay đổi bên trong ngôi nhà chúng tôi đang sống,” ông nói. Nhưng sự thật là, tôi không phải là một người can đảm. Tôi là một kẻ hèn nhát.”
Một chuỗi sự kiện đã làm ông thay đổi. Tháng năm 2009, Al Ayyam bị chính phủ đóng cửa, và bẩy tháng sau, ông chủ báo Hisham Basharheel bị bắt vì cáo buộc giết người. Dughaish nói, nhiều người tin rằng lời cáo buộc này là do  chính phủ dựng lên. Tháng Bảy, 2010, anh của Dughaish là Mohammed bị giết gần Aden. Mohammed là người đã phê phán Saleh. Mặc dầu Dughaish không chứng minh được, ông tin rằng anh của ông bị chế độ này giết.
Thế rồi các công dân Tunusia vùng dậy, và những cuộc biểu tình bên ngoài Đại học Sanaa bắt đầu. Lúc đầu, Dughaish xem những cuộc biểu tình ấy trên truyền hình - không phải trên kênh chính thức của nhà nước, mà trên Al Jazeera và TV Suhail, một đài thuộc sở hữu của Hameed al-Ahmar, một người Isalmist tỉ phú, và phát sóng từ Ấn Độ. (Trong suốt cuộc nổi dậy, truyền hình nhà nước chỉ phát đi những trò đố vui và những phim tài liệu về động vật hoang dã.) “Các bạn trẻ tiếp cho tôi can đảm,” Dughaish nói.”Họ mang đến cho chúng tôi một thực tế mới.”
Ngày 16 tháng Hai, cảnh sát chống bạo động ở Aden giết hai người biểu tình. Daghaish điên tiết. Nhưng ông vẫn chưa sẵn sàng từ bỏ. Sau đó ông được phó tổng thống Abdo Rabo Mansour Hadi, triệu tập, ông này cũng là người miền nam. Hadi yêu cầu Dughaish đến Aden để giúp làm nguôi dân chúng. “Khi tôi đến Aden, tôi thấy tận mắt những gì chế độ đã làm.” Daghaish nói với tôi. “Tôi thấy những người bị giết. Tôi thấy gia đình họ. Tôi thấy những tòa nhà bị cháy.”
Hai ngày sau, cảnh sát giết thêm bốn người nữa ở Aden. Hôm mười chín, Dughaish đưa đơn từ chức và sẵn sàng đối mặt với một làn sóng phê phán. Ngược lại, ông nói với tôi, ông bị chìm ngập trong những lời khen, nhận được hàng trăm cú điện thoại và hàng ngàn e-mail chào mừng ông. “Người ta bảo, “Bari, chúng tôi đã đợi ông lâu rồi. Trước đây ông ở chỗ không tôt.”
Qui mô những đám đông bên ngoài đại học Sanaa bắt đầu tăng vọt - từ một lên ba ngàn, từ mười lên ba mươi ngàn. Saleh đưa đến những bọn mặc thường phục với gậy gộc dùi cui và cuối cùng , súng. Những người biểu tình bị đánh đập, bị ném đã và bị bắn. Nhưng sự tàn bạo đem lại kết quả ngược, làm điên tiết số lớn người Yemen và đẩy họ xuống đường.
Cuối tháng Hai, mười một thanh niên Yemen được mời đến gặp Saleh ở cung điện và bày tỏ những nỗi bất bình. Một trong những vị khách là Shatha al-Harazi, một phóng viên hai mươi lăm tuổi của tờ Yemen Times, một tờ báo tiếng Anh. Tại một tiệm cà phê ở Sanaa, tôi đã gặp Harazi và hai người khác đã tham gia cuộc gặp nói trên.
Harazi xem ra cũng hiện đại và sôi sục như Tawakkol Karman. Lúc đầu, cô nói, cô không muốn gặp Saleh, nghĩ rằng như thế là vô ích. Sau nhiều cuộc tranh luận với các bạn, cô quyết định đi, nhưng thề với mình rằng nếu cô có dịp để nói trực tiếp với Tổng thống cô sẽ nói với ông ta đúng những điều cô nghĩ.
Lúc đầu cuộc gặp, Saleh tỏ ra nhã nhặn và tự kiềm chế. Rồi những người khách bắt đầu nói, và mỗi người đưa cho Tổng thống cùng một thông điệp: chế độ của ông là thối nát, tàn bạo, không đại diện cho ai cả, và thanh niên không có tiền đồ nào hết. Harazi nói vói tôi, ban đầu Saleh nói ông ta đồng ý với những người phản đối - quá nhiều quan chức của ông ta ăn hối lộ, quá ít thanh niên có thể tìm được việc làm. Nhưng khi cuộc thảo luận tiếp diễn, Saleeh càng lúc càng trở nên giận dữ trông thấy. Harazi, người nói thứ ba, ngoan cường “Tôi bảo ông ta nên từ chức,” cô nói.
Sau khi người thứ sáu nói cùng những lời phàn nàn như thế, Saleh dường như khùng lên. “Thôi được!” Tổng thống thét lên. “Tôi tham nhũng. Tất cả mọi người xung quanh tôi tham nhũng. Tôi thích những người tham nhũng!” Ông ta bỗng dứng bật dậy. “Tôi không thay đổi một cái gì cả.” ông ta nói. “Mọi việc cứ như cũ.”
Nhưng Saleh đang mất kiểm soát. Ngay cả chiến thuật ưa thích của ông ta - mua chuộc bằng tiền - cũng bắt đầu làm ông thất bại. Một đêm tháng Ba, khi đi giữa những người biểu tình, tôi vào một căn lều lớn và ngồi xuống với một nhóm lãnh đạo các bộ lạc. Họ đã đi từ Marib đến Sanaa. Sự có mặt của họ chứng tỏ rằng những cuộc biểu tình không còn chỉ lôi kéo những người trẻ, thành thị, và có học. Saleh và những người thân cận ông ta khẳng định rằng những người dân các bộ lạc đang tràn về Sanaa và đã được trả bởi những nhà hảo tâm giàu có - đặc biệt là bởi Hameed al-Ahmar.
Ahmed al-Zaidi, một lãnh đạo của bộ lạc Bin Jaber, nói. “Tôi đến đây bởi vì trong huyện của tôi chẳng có phát triển gì cả, - không điện, không trường học, không nước, không có gì hết.” Marib là một trong những vùng dầu mỏ chủ yếu của Yemen. “Vậy tiền chạy đi đâu cả?” ông hỏi.
Zaidi ngồi trong một hình bán nguyệt với khoảng một tá người đi theo. Mặc dầu nhóm của ông nhỏ, nó là một biểu tượng của sự bất bình đang lan rộng, và nó làm nhà cầm quyền hoảng sợ. Trước đó một ngày, ông nói với tôi, một phái viên từ phủ Saleh đã gọi điện và ngỏ ý muốn đưa ông mười triệu rial - khoảng năm mươi ngàn đô la - để ông rời khỏi thủ đô. Ông từ chối. Ngày hôm sau, một phái viên khác đến quảng trường gặp ông, lần này, ông ta hứa đưa nửa trệu đô la. “Tôi nói với ông ta tôi không bán mình,” Zaidi nói.
Zaidi nói một số già làng trong bộ lạc của ông vẫn còn nhận những khoản tiền lớn từ Saleh và từ Saudi. Nhưng việc nhận tiền của chính phủ ngày càng bị phản đối. Zaidi gải thích, “Những lãnh đạo bộ lạc làm thế đã không còn được nhân dân tôn trọng nữa.”
Ở một góc khác của lều, nhiều thanh niên Yemen đang tụ tập xung quanh một người đàn ông ăn mặc thanh lịch ngồi trên sàn. Ông là một đại tá quân đội tên là Murad al-Muradi, và ông mới bỏ ngũ ba mươi phút trước. Ông nói, Saleh đã nắm chính quyền quá lâu.
Một trong những hậu quả đáng lo ngại nhất nếu Saleh ra đi là quân đội rã ra thành nhiều bè cánh đối địch nhau, điều này có thể gây nên một cuộc nội chiến toàn lực. Đại tá Muradi tuyên bố rằng những rận nứt đã trông thấy rõ. “Nhiều sĩ quan còn ở lại với Saleh, nhưng ngày càng nhiều người quay đi” ông nói với tôi. “Các bánh xe lịch sử đang quay.” Những người Yemen xung quanh ông gật đầu. “Nhân dân sẽ không lùi bước.”
Ngày 18 tháng Ba, khoảng một tuần sau ngày Saleh đọc diễn văn trên Sân vận động Cách mạng, những tay bắn tỉa tiến hành một cuộc thảm sát trên quảng trường ở Sanaa, giết ít nhất năm mươi hai người, và làm bị thương hai trăm. Những người ủng hộ Saleh tràn qua quảng trường, bắn vào lều của những người biểu tình. Bọn bắn tỉa đã chiếm những vị trí trong những tòa nhà trong một con phố dẫn vào quảng trường. Khi cuộc bắn súng nổ ra, đám đông tràn lên - về phía đang bắn.
Adel al-Shami, một người biểu tình bị thương ở thân nói về bọn bắn tỉa, “Chúng đã bắn nhân dân vào đầu, vào cố, vào mắt.”
Tôi thấy Shami, hai mươi bẩy tuổi, bên trong nhà thờ của trường đại học, nơi anh đang nghỉ cùng những người biểu tình bị thương khác. Một số trong những tay súng đó, Shami nói, mặc đồng phục an ninh của Yemen. “Bọn chúng là dân chuyên nghiệp,” anh nói. “Chúng gần đến mức tôi có thể nhìn vào mắt chúng.”
Ở Mỹ, Brennan lên án những cuộc giết người của chính phủ Yemen bằng “những lời lẽ mạnh nhất,” nhưng vẫn không kêu gọi Saleh từ chức. Ngoại trưởng Clinton nói vói các phóng viên, “Về Yemen, thông điệp của chúng ta vẫn giữ nguyên như cũ: cần phải chấm dứt bạo lực, cần phải theo đuổi đàm phán để đạt được một giải pháp chính trị.”
Nhưng Nhà trắng, giống như Saleh, đang bị các sự kiện vượt qua mặt. Vào đầu tháng Ba, phe đối lập cuối cùng cũng xuống đường. Lãnh tụ đối lập không đòi tham gia chính phủ Slaeh nữa, thay vào đó đòi ông ta từ chức. Kế hoạch của Mỹ nhằm xoa dịu những người biểu tình thông qua những thỏa hiệp chính trị đã sụp đổ.
Yassin Noman, lãnh đạo Đảng Xã hội chủ nghĩa, nói với tôi: “Bây giờ Saleh đang cố xoay sở. Cuộc cách mạng này không thể bị chặn lại.”
Trong nhiều ngày sau cuộc thăm sát ngày 18 tháng Ba, sự ủng hộ công khai đối với Saleh tụt xuống và ông ta bị những rường cột của thiết chế chính trị Yemen bỏ rơi: Các giáo sĩ dòng Sunni, lãnh đạo của các bộ tộc lớn nhất, và ngay cả các thành viên nội các của ông ta. Đòn mạnh nhất đến từ quân đội, nền móng của sự thống trị của Saleh. Trong một diễn văn ngày 21 tháng Ba, tướng Ali Mohsen al-Ahmar, sĩ quan có ảnh hưởng nhất trong nước, là một đối tác của Saleh trong ba mươi năm, đã chối bỏ Tổng thống, nói rằng, “Theo những điều tôi cảm thấy, và theo cảm giác của nhiều chỉ huy và binh lính… tôi loan báo sự ủng hộ và sự hậu thuẫn hòa bình của chúng tôi đối với cuộc cách mạng trẻ này. ”
Trong nhiều giờ, các đơn vị quân đội trung thành với vị tướng này đã bao vây trường Đại học Sanaa, để bảo vệ những người biểu tình khỏi bị tấn công. Trong khi đó, những binh lính vẫn còn trung thành với Saleh, một số tên lái tăng, chiếm các vị trí xung quanh dinh. Ngày 25 tháng Ba, một trăm ngàn người Yemen tập hợp ở trường Đại học Sanaa - và có lẽ hàng triệu người khác tập hợp ở các thành phố khác - một cuộc tập hợp gọi là Ngày Thứ Sáu Lên Đường.
Saleh mở cuộc thảo luận với phái đối lập và sau đó lập tức cắt đứt chúng. “Tôi sẽ trao chính quyền vào những bàn tay an toàn” ông ta nói trong một diễn văn. Ba ngày sau, ông ta nói trong một bài khác rằng ông ta có sự ủng hộ của chín mươi lăm phần trăm dân chúng Yemen. “Ai nên bỏ?” ông ta nói. “Tất nhiên thiểu số đang đe dọa đất nước.” Ông ta có vẻ đau khổ - nhận ra rằng sự nắm quyền của ông ta đang tuột ra, nhưng sau ba thập kỷ, không thể buông ra được. Cuối tháng Ba, ông ta ra lệnh cho phần lớn các lực lượng an ninh vào Sanaa để  bảo vệ ông ta, kể cả những đơn vị chống khủng bố do Mỹ huấn luyện.
Sự giằng co của Slaeh được phản chiếu ở Washington. Vị quan chức cao cấp chính quyền nói với tôi rằng ông đang thúc đẩy Saleh để trình ra một kế hoach chi tiết để chuyển giao quyền lực rồi ra đi. “Chúng tôi đã làm rõ rằng cần phải có chuyển đổi, và phải bắt đầu ngay bây giờ.” Vị quan chức nói. Kịch bản ưa thích của người Mỹ, vị quan chức nói, là Phó Tổng thống Hadi sẽ kế tục Saleh, như được ghi trong hiến pháp Yemen.
Nhưng chắc gì Hadi đủ mạnh để chặn đứng Zindani, viên giáo sĩ Islamist, hay Ahmar, tỉ phú Islamist, hay một Al Qaeda được ủy quyền. “Có một khả năng có thể xảy ra là khoảng chân không quyền lực,” vị quan chức cao cấp của chính quyền nói. “Chúng tôi muốn chắc chắn rằng đây không phải là một cuộc thoái vị.”
6.
Cuối tháng Ba, tình trạng vô chính phủ bắt đầu lan rộng ra khắp Yemen và chính phủ bắt đầu rút ra khỏi những vùng bạo lực. Trong thành phố miền nam Jarr, một nhóm tay súng Islamist chiếm toà nhà chính phủ trong một thời gian ngắn, sau khi các lực lượng an ninh rút đi; các quan chức Yemen sau đó khẳng định rằng các tay súng này là thành viên Al Qaeda, nhưng điều ấy không rõ ràng. Ở miền bắc, những người nổi loạn Houthi kiểm soát thành phố Sanaa sau khi viên tổng trấn và các phụ tá bỏ chạy. Một sự cố  gây chú ý nhiều nhất, nhà máy đạn của chính phủ ở Khanfar nổ sau khi các lực lượng an ninh rút lui và bọn cướp tràn vào, hơn một trăm người bị giết. Trong khi đó, khủng hoảng kinh tế Yemen tỏ ra trầm trọng hơn. Vị quan chức phương Tây bảo tôi rằng, chế độ Saleh không còn khả năng đảm bảo tiền vay để nhập khẩu thực phẩm nữa.
Khó nói bao nhiêu phần hỗn loạn là thật và bao nhiêu do chính phủ hỗ trợ thêm, để làm tăng chú ý của quốc tế. Saleh ngày càng hay gợi đến bóng ma Somalia. “Chúng tôi là một xã hội bộ lạc,” ông ta nói với kênh truyền hình vệ tinh Al Arabia. “mọi người sẽ về phe bộ lạc của mình, và khi đó chúng tôi sẽ đi tới kết cục là một cuộc nội chiến hủy diệt.” Nhưng ít có bằng chứng vững chắc là các bộ lạc đang chuẩn bị đánh nhau, hoặc Al Qaeda đang lợi dụng sự sụp đổ của Saleh. Chính phủ chắc chắn sẽ yếu hơn nếu không có Saleh, nhưng nó đã yếu ngay từ đầu.
Theo một nghĩa nào đó, cuộc bạo loạn ở Yemen đã bình yên một cách lạ thường. Những người Yemen đang biểu tình chống ách thống trị của Saleh nhìn chung đã không chuyển sang bạo lực, ngay cả khi họ bị khiêu khích, bị thương, bị bắn và bị giết. Một ngày cuối tháng Ba, tôi đến quảng trường đại học Sanaa để gặp Tawakkol Karman. Tôi thấy chị  ngồi bên ngoài căn lều mà chị đã sống ba tuần qua. Chồng chị đang ngồi với chị.
“Saleh bây giờ vô cùng nguy hiểm,” Karman nói với tôi. “Chúng tôi nghĩ hắn đã chuẩn bị từ chức tuần trước,” vào Ngày Thứ Sáu Lên Đường. “Đại sứ Mỹ cũng nghĩ thế, họ bảo chúng tôi. Nhưng hắn không từ chức. Những người trẻ tuổi đang hết sức nản, hết sức tức giận.”

Vào Ngày Thứ Sáu Lên Đường, các lãnh đạo chống đối đã xem xét bố trí một cuộc tuần hành trên Phủ Tổng thống - một cố gắng buộc Saleh phải hành động. Nhiều quan sát viên, trong đó có nhiều người Mỹ, lo ngại rằng một cuộc diễu hành như thế có thể dẫn đến đổ máu lớn, nên những người biểu tình lại thôi. Bây giờ Karman và các đồng bào của chị cảm thấy tiếc thời cơ đã qua.
“Chúng tôi sẽ leo thang bằng những phương pháp hòa bình,” chị hứa. “mà không phải bạo lực.”
Quảng trường Thay đổi giờ có cảm giác xì hơi. Các đám đông thưa dần. Một cơn giông cát bụi nổi lên trên thành phố, trùm lấp mọi vật trong lớp bụi mờ. Nhân dân đổ tội về cơn giông này cho Saudi, họ trách người Saudi về mọi chuyện, đặc biệt là chuyện chống đỡ cho Saleh.
Câu chuyện quay sang người Mỹ. “Chúng tôi thất vọng về Obama,” Karman nói với tôi. “Chúng tôi cần ở ông ấy một tuyên bố mạnh mẽ.” Bây giờ đã mười tuần trong cuộc nổi dậy, mà chính quyền Obama vẫn chưa công khai kêu gọi Saleh ra đi.
Ngay cả nếu Karman và các đồng chí của chị thắng lợi trong việc đẩy Saleh khỏi quyền lực, thì dường như rất có khả năng họ sẽ bị gạt sang một bên bởi những người Yemen được trang bị tốt hơn để tận dụng tình trạng nhá nhem này. “Chúng tôi có một kế hoạch chuyển tiếp,” chị nói, nhưng nó không cụ thể lắm. Chị nói với tôi rằng chị không thật sự quan tâm đến quyền lực chính trị.
Vào hôm thứ Sáu, 1 tháng Tư, những người biểu tình chống chính phủ hẹn một đám đông lớn nhất, nhiều vạn người Yemen đổ vào Quảng trường Thay đổi, để kêu gọi chấm dứt chế độ Saleh. Đầu bên kia thành phố, Saleh bầy ra một cuộc tập hợp để tôn vinh ông ta, giống với cuộc mit tinh trên sân vận động Cách mạng một tháng trước. Những người tham gia được chở bằng xe buýt từ khắp nơi trong nước đến, và nhận khoản tiền công thông thường hàng ngày, dưới dạng một bữa ăn, và một nhúm tiền mặt, và một túi khat. (Vị quan chức phương Tây nói chính phủ đã tiêu đến mười bốn triệu đô la để bày ra cuộc tập hợp của Saleh vào tuần trước.) Một người Yemen, khi được hỏi tại sao anh ta lại đi từ thành phố Al Mahwit đến đây để hoan hô Tổng thống, chỉ nhún vai. “Tiền,” anh ta nói.
Nghe nói, bằng mọi sự giả tạo, Saleh tỏ ra xúc động sâu sắc bởi sự kiện này, nó thuyết phục ông ta rằng ông ta vẫn được nhân dân Yemen yêu mến. “Ông ta đã nghiêng về ý muốn ra đi,” vị quan chức phương Tây nói. “Nhưng ông ta bắt đầu thay đổi ý định.”
Một ngày trong cuộc nổi dậy, tôi gặp một trong những cố vấn của Saleh để ăn trưa ở Zorba’s, một quán rượu nhỏ ở Hadda, trong khu vực giầu có ở Sanaa. Đó là một thời gian bận rộn ở trong dinh và tôi cảm thấy may mắn giữ được cuộc hẹn. Người cố vấn này, đã từng có thời gian ở Mỹ, gọi một đĩa tôm hấp và một lon Coke ăn kiêng.
Tổng thống Saleh, ông ta bảo tôi, đã mất ham muốn làm lãnh đạo Yemen. Chỉ là ý thức nghĩa vụ giữ ông ấy lại cương vị. “Ông ấy không muốn làm việc này nữa,” vị cố vấn nói. “Ông ấy mệt mỏi rồi.”
Ông cố vấn nói rằng ông không bị ấn tượng bởi những người biểu tình. “một triệu người không biểu thị ý chí của nhân dân,” ông nói. “Nhân dân không muốn Saleh ra đi.”
Đĩa tôm được mang ra. Ông cố vấn nhìn đồ ăn của mình, nhưng không động đến nó.
Vị cố vấn nói ông hết sức lo ngại rằng Yemen sẽ tan vỡ. Ông phác họa ra kịch bản: miền nam sẽ ly khai đầu tiên, rồi những người Houthi sẽ bỏ đi, ở miền đông, Saudi sẽ thuyết phục một số dân bộ lạc cơ hội tách ra, cuối cùng sẽ cho Saudi Arabia một con đường bộ đến tận biển Arab.
“Cuộc chống đối này sẽ không kéo dài quá bẩy ngày,” ông cố vấn nói với tôi. “Yemen sẽ rơi vào một cuộc nội chiến. Và đó là điều mà những người Islamist mong muốn. Hameed al-Ahmar sẽ chạy thẳng vào phủ tổng thống.”
Chúng tôi quay lại Saleh và tình thế khó chịu của ông ta. “Ông ấy đang bị sức ép.” Người cố vấn nói. “Vấn đề là: ông ấy chịu đựng được đến đâu?”
Chúng tôi cùng nhau bước ra. Tôm bỏ trong hộp. Khi chúng tôi hướng đến xe của ông, ông bảo tôi, “Chỉ có Saleh mới giữ được Yemen. Xin hãy nhớ như thế.” Rồi ông lái xe trở về dinh.






[1] Tước hiệu bộ lạc A Rập trao cho người giữ cương vị bảo trợ bộ lạc và mọi tài sản của nó. Các Sharif là dòng dõi Tiên tri Muhammad
[2] Giáo sĩ Hồi giáo hay tù trưởng bộ lạc ở các nước A Rập
[3] Phụ nữ lấy chồng sống với gia đình nhà chồng.
[4] Xem thêm : http://www.vanchuongviet.org/vietnamese/tulieu_tacpham.asp?TPID=15076&LOAIID=34&LOAIFID=5&TGID=1303
Caliphate: sự trị vì của một nguyên thủ (caliph) trong hệ thống chính trị Hồi giáo, gọi là nền cộng hòa lập hiến, trong đó caliph và các quan chức chính quyền là đại diện của dân (Hồi giáo) và phải quản lý đất nước theo những luật hiến định, hạn chế quyền của chính phủ đối với các công dân

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét