Newyorker. 6 tháng Hai, 2017
Stefan Zweig ở Ossining, New York, năm 1941, bảy năm sau khi trốn
thoát khỏi bọn Nazi đang
lên ở châu Âu.
ẢNH:
ULLSTEIN BILD / GETTY
Hiếu Tân dịch
Nhà văn lưu vong Stefan
Zweig soạn bản thảo đầu tiên cuốn hồi kí của ông, “Thế giới của Ngày Hôm qua,”
trong cơn mê sảng như lên cơn sốt, mùa thu 1941, như những dòng titre chỉ rõ rằng nền văn minh đang
bị bóng tối nuốt chửng. Nước Pháp yêu quí của Zweig đã rơi vào tay
Nazi năm ngoái, Blitz[1] đã lên đến cực điểm
hồi tháng Năm, với gần một nghìn năm trăm người dân London chết chỉ
trong một đêm. Chiến dịch Barbarossa, cuộc xâm lược Liên Xô của phe
Trục, trong đó gần một triệu người chết, phát động vào tháng Sảu.
Những đội sát thủ cơ động Einsatzgruppen của Hitler, lồng lộn ngay sau
Quân đội, tàn sát người Do thái và các sắc dân bị phỉ báng khác –
thường được sự giúp sức của cảnh sát địa phương và dân thường.
Zweig
đã thoát khỏi Áo trước khi thất thủ, 1934. Trong hồ sơ của nước này,
cuộc nội chiến đẫm máu hồi tháng Hai, khi Thủ tướng Thày tu – Phát
xit của nước này, Engelbert Dollfuss, đã tiêu hủy lực lượng Xã hội
chủ nghĩa đối lập; ngôi nhà của Zweig
ở Salzburg đã bị lục soát để tìm những vũ khí bí mật cung
cấp cho dân quân cánh tả. Thời gian đó Zweig được coi là nhà nhân đạo
hòa bình chủ nghĩa xuất sắc nhất châu Âu, và sự thô bạo trắng trợn
quá quắt của các hành động cảnh sát khiến ông căm ghét đến mức ông
đã thu xếp đồ đạc ngay đêm ấy. Từ Áo, Zweig và người vợ thứ hai của
ông, Lotte, đi sang Anh, rồi sang Tân Thế giới, thành phố New York trở
thành nơi ở của ông, tuy ông ghét cái cảnh đông đúc và cạnh tranh chen
chúc. Tháng Sáu năm 1941, muốn thoát khỏi những người tha hương ở
Manhattan cầu xin ông giúp đỡ tiền bạc, công việc và quan hệ, hai vợ
chồng thuê một căn nhà gỗ một tầng xoàng xĩnh ở Ossining, New York,
cách Khu Trừng giới Sing Sing khoảng một dặm đường lên dốc. Ở đây,
Zweig bắt đầu miệt mài làm việc cho cuốn hồi ký, giống “bảy con
qủỷ mà không có lấy một cuộc dạo chơi” như ông mô tả. Khoảng bốn
trăm trang tuôn ra từ ông trong vòng một tuần. Năng suất làm việc ấy
phản ánh cái cảm giác khẩn cấp của ông: cuốn sách được soạn ra như
một kiểu thông điệp cho tương lai. Có một qui luật lịch sử là, ông
viết, “những người đương thời từ chối một nhận thức về những khởi đầu sớm của các phong trào
lớn nó quyết định thời đại của họ.” Vì lợi ích của những thế hệ
kế tiếp, những thế hệ sẽ được giao nhiệm vụ xây dựng lại xã hội
từ đống tro tàn đô nát, ông quyết định lần tìm lại chế độ khủng bố
của Nazi đã có thể thành công như thế nào, và làm sao bản thân ông
cũng như nhiều người khác đã có thể mù quáng trước những bước khởi
đầu của nó.
Zweig
nhận rằng ông không thể nhớ lần đầu tiên nghe tên Hitler là khi nào.
Đó là một thời đại lộn xộn, đầy những kẻ kích động xấu xa. Trong
những năm đầu khi Hitler nổi lên, Zweig đang ở đỉnh cao sự nghiệp của
ông, một chiến sĩ nổi tiếng của sự nghiệp nhằm đẩy mạnh tình đoàn
kết giữa các dân tộc châu Âu. Ông kêu gọi thành lập một trường đại
học quốc tế có chi nhánh tại tất cả các thủ đô lớn của châu Âu,
với một chương trình trao đổi luân phiên nhằm đưa lớp trẻ tiếp cận
với các cộng đồng, các nhóm thiều số, và các tôn giáo khác. Ông nhận
thức quá rõ rằng những cơn bốc đồng dân tộc chủ nghĩa thể hiện
trong Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, đã bị pha trộn bởi những tư
tưởng kỳ thị chủng tộc trong những năm giữa hai cuộc đại chiến. Khó
khăn kinh tế và cảm giác nhục nhã mà toàn thể công dân Đức trải
nghiệm như hậu quả của Hiệp ước Versailles đã tạo ra một nỗi oán
hận tràn ngập có thể tiếp lửa cho vô số dự án quá khích, khát
máu.
Zweig đã nhận xét về kỉ luật và
những nguồn tài chính biểu hiện trong những đại hội của những người
Quốc gia Xã hội chủ nghĩa (tiếng Đức: Nationalsozialismus, viết tắt là Nazism) – những bộ đồng phục mới cứng đồng bộ
một cách kì quái, những đoàn xe ô tô, mô tô xe tải phi thường mà họ
diễu hành. Zweig thường vượt biên giới Đức đến thị trấn nghỉ dưởng
nhỏ Berchtesgaden, nơi ông thấy “những đội nhỏ nhưng không ngừng lớn lên
gồm những người trẻ tuổi đi giày cưỡi ngựa và mặc sơmi màu nâu với
một hình chữ thập ngoặc trên ống tay áo.” Những người trẻ tuổi này
rõ ràng được huấn luyện để tấn công, Zweig nhớ lại. Nhưng sau khi âm
mưu nổi dậy của Hitler bị đập tan, năm 1923, Zweig dường như khó mà suy
nghĩ khác về Nazi cho đến những cuộc bầu cử năm 1930, khi sự ủng hộ
Đảng này bùng nổ – từ dưới một triệu cử tri hai năm trước lên đến
hơn sáu triệu. Từ thời điểm này, vẫn còn rõ ràng khẳng định nổi
tiếng này có thể báo trước điều gì, Zweig hoan nghênh nhiệt tình
biểu lộ trong các cuộc bầu cử. Ông chê trách sự hẹp hòi của những
người dân chủ cổ hủ của đất nước trước thắng lợi của Nazi, ông gọi
những kết quả của thời gian đó là “một tiếng vang có thể không khôn
ngoan nhưng cơ bản và cuộc nổi dậy được hoan nghênh của tuổi trẻ
chống lại sự chậm chạp và thiếu quyết đoán của ‘chính trị cao cấp’
”.
Trong hồi ký của mình, Zweig không bào
chữa cho bản thân ông và những bạn trí thức của ông vì đã không sớm
đoán ra ý nghĩa của Hitler. “Ít người trong số các nhà văn chịu khó
đọc cuốn sách của Hitler, đã chế giễu lối khoa trương của phong cách
văn chương thùng rỗng của y, thay vì nghiền ngẫm chương trình của y,”
ông viết. Họ không coi y là nghiêm túc hay có văn hoá. Thậm chí trong
những năm một chín ba mươi “những tờ báo dân chủ lớn, thay vì cảnh
báo bạn đọc, lại bảo đảm với họ ngày này sang ngày khác rằng phong
trào này...sẽ không tránh khỏi nhanh chóng sụp đổ.” Tự hào về học
vấn cao của chính mình, tầng lớp trí thức không thể hấp thụ ý
tưởng cho rằng chính nhờ có “những kẻ giật dây” – những nhóm tự lợi
và những cá nhân tin rằng họ có thể lôi kéo những trí thức bất mãn
để thủ lợi cho chính họ – mà kẻ
vô giáo dục “kích động ở quán bia ” này đã thu được sự ủng hộ rộng
lớn. Dù sao Đức vẫn là một quốc gia mà luật pháp dựa trên một nền
tảng vững chắc, nơi đa số trong quốc hội phản đối Hitler, và nơi mà
mọi công dân tin rằng “tự do và những quyền bình đẳng của họ được
bảo đảm bởi hiến pháp được công bố một cách long trọng.”
Zweig nhận ra rằng tuyên truyền đóng
vai trò cực kì quan trọng trong việc xói mòn lương tâm của thế giới.
Ông miêu tả khi cơn thủy triều tuyên truyền dâng lên trong Thế Chiến Thứ
Nhất, tràn ngập báo chí và radio, sự nhạy bén của độc giả đã trở
nên u mê như thế nào. Cuối cùng, ngay đến những nhà báo và trí thức
có thiện chí cũng mắc tội vì cái mà ông gọi là “doping” của kích
động, một kích thích cảm xúc nhân tạo, lên đến cực điểm và không
thể tránh khỏi, trong sự căm thù và sợ hãi của quần chúng. Mô tả
sự náo động lành mạnh theo sau tiếng la hét hùng hồn của một nghệ
sĩ chống chiến tranh trong mùa thu năm 1914, Zweig nhận xét rằng vào
thời điểm đó, “lời nói vẫn còn có sức mạnh. Nó vẫn chưa bị giết
chết bởi sự dối trá có tổ chức, bởi tuyên truyền.” Nhưng Hitler đã
“nâng dối trá lên thành vấn đề tất yếu,” Zweig viết, khi hắn đưa chủ
nghĩa phản nhân đạo thành luật pháp.” Ông nhận xét, vào năm 1939,
“Không có một tuyên bố của bất kì nhà văn nào có chút tác động nhỏ
nhất.. không có cuốn sách nào, tiểu luận nào hay bài thơ nào” có
thể gợi cho quần chúng chống lại việc Hitler hò hét thúc đẩy chiến
tranh.
Tuyên truyền vừa củng cố cơ sở của
Hitler vừa cung cấp vỏ bọc cho những cuộc xâm lược tàn bạo nhất của
chế độ của hắn. Nó cũng làm cho những người đi tìm sự thật rơi vào
suy nghĩ mong đợi mơ hồ, khi nỗi khao khát của người Âu về một giải
pháp tốt lành cho cuộc khủng hoàng toàn cầu này bao trùm lên mọi
hoài nghi có lí. “Hitler chỉ cần thốt ra từ ‘hoà bình’ trong một bài
diễn văn, là khuấy động ngay được nhiệt tình của báo chí, khiến họ
quên mọi hành động trong qúa khứ của hắn, và không hỏi tại sao Đức
vũ trang điên cuồng đến thế, “ Zweig viết. Thậm chí khi người ta nghe
những tin đồn về việc xây những trại tập trung đặc biệt, và về
những căn phòng bí mật nơi những người vô tội bị thủ tiêu không qua
xét xử, người ta vẫn không chịu tin rằng cái thực tế mới ấy có thể
tồn tại lâu, Zweig kể lại. “Cái ấy có thể chỉ là sự bùng nổ của
cơn thịnh nộ ban đầu, rồ dại,” người ta tự nhủ như vậy. “Loại sự
việc ấy không thể tồn tại lâu ở thế kỉ hai mươi.” Trong một trong
những cảnh xúc động nhất trong cuốn hồi kí của ông, Zweig mô tả ông
nhìn thấy những người tị nạn đầu tiên từ Đức trèo qua những ngọn
núi Salzburg và lội qua những dòng suối để vào Áo một thời gian
ngắn sau khi Hitler được bổ nhiệm Thủ tướng. “Đói khát, tiều tụy, bị
kích động... họ là những lãnh đạo trong chuyến bay hoảng loạn để cố
thoát khỏi sự vô nhân đạo đang tràn ra cả quả đất. Nhưng ngay khi đó,
khi tôi nhìn vào những người đi lánh nạn ấy, tôi chắc chắn đã nhận
thấy trên những gương mặt xanh xao kia, như một tấm gương, cuộc sống của
chính tôi; và thấy rằng tất cả, tất cả, tất cả chúng ta sẽ trở
thảnh nạn nhân của chứng khát quyền lực của chỉ một con người này.”
Zweig sống khốn khổ ở Hoa Kỳ. Những
người Mỹ dường như thờ ơ với đau khổ của những người di cư; châu Âu,
ông nhắc đi nhắc lại, đang tự sát. Ông kể với một người bạn rằng ông
cảm thấy như thể ông đang sống một cuộc sống “của người đã chết.”
Trong một cố gắng vô vọng làm mới lại ý chí quyết sống, ông đã sang
Brazil năm 1941, ở đó, trong những lần viếng thăm trước, người dân của
đất nước này đã đối xử với ông như một siêu sao, và ở đó, sự pha
tạp chủng tộc rõ ràng làm Zweig sửng sốt như thấy con đường duy nhất
cho nhân loại tiến lên phía trước. Trong những bức thư gửi đi vào thời
gian này, ông thổ lộ nỗi khát khao thường trực, như thể ông đã du
hành ngược thời gian về thế giới của ngày hôm qua. Thế nhưng, cho dù
tất cả sự ưu ái của ông đối với người dân Brazil và cảm kích trước
vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước này, nỗi cô đơn của ông ngày càng
trở nên sắc lạnh. Nhiều bạn thân của ông đã chết. Những người khác
thì cách xa vạn dặm. Giấc mơ của ông về một châu Âu bao dung, không
còn biên giới, (luôn là tổ quốc tinh thần của ông) đã bị phá hủy.
Ông viết cho tác giả Jules Romains “Cuộc khủng hoảng bên trong của tôi
là ở chỗ tôi không thể đồng hóa bản thân tôi với tôi của tờ hộ
chiếu, với cái tôi lưu vong.” Tháng Hai1942,
cùng với Lotte, Zweig dùng thuốc ngủ quá liều. Trong một thông điệp
tự tử chính thức ông để lại, Zweig viết rằng có lẽ tốt hơn hết là
rút lui trong tự trọng trong khi còn có thể, sau khi đã sống “một
cuộc sống mà lao động trí tuệ là niềm vui thanh khiết nhất và tự do
cá nhân là điều tốt lành nhất trên mặt đất.”
Tôi
tự hỏi Zweig sẽ đánh giá sự thoái hoá tinh thần của nước Mỹ đã rơi
xuống mức nào trong tình trạng hiện nay của nó. Chúng ta có một
lãnh đạo lôi cuốn, một kẻ nói dối liên tục và không ăn năn – không
phải bệnh lí mà có mưu đồ, để xoa dịu các đối thủ, để khích động
cơn thịnh nộ trong khối cử tri nòng cốt của ông ta, và để khuấy động
những lộn xộn. Nhân dân Mỹ bị làm cho rối mù và mụ mị bởi một
trận lụt những tin tức giả mạo và thông tin làm lạc hướng. Đọc trong
hồi kí của Zweig trong những năm Hitler lên nắm chính quyền, tự hỏi
tại sao nhiều người có thiện chí thời đó “không thể hay đã không
muốn nhìn ra một thủ đoạn mới vô sỉ bất chấp luân thường đạo lý
một cách cố ý đang hoạt động,” khó mà không nghĩ về tình trạng tệ
hại hiện nay của chúng ta. Tuần trước, khi Trump kí một lệnh quyết
liệt cấm nhập cư dẫn đến một sự phản đối kịch liệt khắp trong nước
và trên thế giới, rồi sau đó tìm cách xoa dịu những người phản đối
bằng những biện pháp tạm thởi và những lời chối cãi, tôi nghĩ về
một trong những thủ đoạn chủ yếu mà Zweig đã nhận dạng ở Hitler và
những bộ trưởng của hắn: họ đưa ra những biện pháp cực đoan nhất
một cách từ từ – có mưu đồ – để đánh giá mỗi sự vi phạm mới được
đón nhận như thế nào. “Mỗi lần chỉ một viên thuốc duy nhất rồi sau
đó đợi để quan sát tác động của sức mạnh của nó, để xem lương tâm
của thế giới có tiêu hóa trọn được cả liều không,” Zweig viết.
“Những liều thuốc tăng mạnh dần dần cho đến khi cả châu Âu lụi tàn
vì chúng.”
Và
Zweig vẫn có thể nhận xét về hôm nay rằng, Tổng thống Trump và
“những kẻ giật dây” vô sỉ của ông ta vẫn chưa khóa hồ sơ về việc
thực thi quyền lực của họ. Một bài học bi thảm mà “Thế giới của Ngày Hôm Qua” đưa ra
là, ngay cả trong một nền văn hóa mà những thông tin đánh lạc hướng
tràn ngập, nơi mà một thái độ hung dữ được những nhóm lợi ích giàu
có, táp nham ủng hộ, cảm thấy có quyền nhờ sự nói dối không nao
núng của một lãnh đạo có sức lôi cuốn, trung tâm có thể vẫn giữ
được. Theo quan điểm của Zweig, chất độc cuối cùng cần thiết để làm
kết tủa cơn thảm họa Đức xảy ra vào tháng Hai năm 1933, với vụ cháy
toà nhà quốc hội ở Berlin, một vụ hỏa hoạn cố ý mà Hitler đổ cho
những người cộng sản nhưng nhiều nhà sử học vẫn tin rằng do chính
bọn Nazi gây ra. “Một cú đấm làm toàn bộ hệ thống tư pháp Đức tan
tành,” Zweig nhớ lại. Sự phá hủy một công trình có tính biểu tượng
– một vụ cháy chẳng làm chết ai – trở thành một cái cớ để chính
phủ bắt đầu khủng bố thường dân của chính nó. Đám cháy định mệnh
đó xảy ra chưa đến ba mươi ngày sau khi Hitler trở thành Thủ tướng.
Sức mạnh đầy khổ đau của cuốn hồi kí của Zweig nằm ở nỗi đau nhìn
lại và thấy rằng có một cửa sổ nhỏ trong đó có thể hành động, và
rồi phát hiện ra cánh cửa sổ đó bỗng nhiên đóng sập lại một cách
đột ngột và không sao cưỡng lại như thế nào.
[1] Blitz là cuộc oanh kích Anh
Quốc của Phát Xít Đức thực hiện trong Thế chiến II từ 7 tháng 9 năm 1940 tới 10 tháng 5
năm 1941. Trong khi chiến dịch thực hiện oanh tạc một loạt thành phố và thị
trấn dọc vương quốc Anh, lực lượng không quân Đức bắt đầu tấn công London trong 57 ngày liên tiếp. Tính đến cuối
tháng 5 năm 1941, hơn 43.000 dân thường, một nửa trong số đó là dân London đã
bị giết hại bởi cuộc không kích, hơn một triệu ngôi nhà tiêu hủy hoặc tàn phá
chỉ tính riêng tại London. (vi.wikipedia)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét